,
221
4581
Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng
chuyenthammy
/10namvietmy/chuyenthammy/
666866
Sẽ có năm yêu cầu với Tổng thống Bush
1
Article
4541
10 năm Việt Mỹ
10namvietmy
/10namvietmy/
,
Trả lời phỏng vấn nhật báo The Washington Post, Thủ tướng Phan Văn Khải :

Sẽ có năm yêu cầu với Tổng thống Bush

Cập nhật lúc 07:43, Thứ Bảy, 18/06/2005 (GMT+7)
,

Nhật báo Mỹ The Washington Post ngày 16/6 đã đăng tải bài phỏng vấn Thủ tướng Phan Văn Khải tại Hà Nội trước khi Thủ tướng lên đường đi thăm chính thức Hoa Kỳ. Xin trích lược nội dung phỏng vấn.

Soạn: AM 447897 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thủ tướng Phan Văn Khải.

Washington Post (WP): Đây là lần đầu tiên một Thủ tướng VN thăm Mỹ trong 30 năm qua. Ông thấy đâu là điều cốt yếu của chuyến thăm này?
 
Thủ tướng Phan Văn Khải: Tôi nghĩ chuyến thăm của tôi tới nước Mỹ rất quan trọng... Mục đích của chuyến thăm là thúc đẩy quan hệ giữa hai nước tới một tầm cao mới.
 
Qua đó, chúng tôi hi vọng xây dựng một quan hệ đối tác xây dựng, lâu dài và ổn định. Mục đích cao nhất của chúng tôi là mở rộng quan hệ của chúng tôi với nước Mỹ.
 
WP: Ông sẽ đặc biệt yêu cầu điều gì từ Tổng thống Bush? Đâu là điều quan trọng nhất trong lịch trình của ông?
 
Thứ nhất là việc lập một bộ khung cho quan hệ dài hạn trong thế kỷ 21. Thứ hai, tôi cũng sẽ muốn ông ấy tuyên bố sự hậu thuẫn đối với VN trong việc gia nhập WTO. Thứ ba là quan hệ thương mại bình thường lâu dài (một điều kiện cần để trở thành thành viên WTO).
 
Thứ tư là công nhận VN là một nền kinh tế thị trường với việc gỡ bỏ tu chính án Jackson-Vanick (từ chối qui chế tối huệ quốc cho những nước không cho phép tự do di trú). Thứ năm là giải quyết những vấn đề tồn đọng từ chiến tranh.
 
Chúng tôi muốn Mỹ có hình thức trợ giúp phù hợp để tháo gỡ bom mìn và giúp các nạn nhân chất độc da cam. Đây là những vấn đề nhân đạo đối với VN.
 
WP: VN rõ ràng đang chuyển dần sang việc củng cố mối quan hệ quân sự và an ninh với Mỹ. Đâu là ý nghĩa của việc chia sẻ thông tin tình báo và tại sao VN lại đang làm điều này?
 
Sự phát triển đáng kể giữa VN và Mỹ trong 10 năm qua đã mở đường cho hai nước thúc đẩy hợp tác ở nhiều lĩnh vực, trong đó có an ninh và quốc phòng bằng cách chia sẻ thông tin tình báo về chống khủng bố, tội ác xuyên quốc gia và rửa tiền...
 
WP: Trong lĩnh vực thương mại và kinh tế, VN muốn gia nhập WTO cuối năm nay. Việc đạt được thỏa thuận với Mỹ sẽ là điều chủ chốt trong vấn đề này. Ông có hi vọng về sự đột phá nào hay không?
 
...Chúng tôi hi vọng Mỹ sẽ kết thúc thương lượng với VN càng sớm càng tốt.
 
WP:  Có khả năng gì để VN sẽ gia nhập WTO năm nay hay không?
 
Tôi có một hi vọng rất mạnh mẽ về việc VN có thể gia nhập WTO... Tôi muốn nhấn mạnh rằng tư cách thành viên WTO của VN sẽ có lợi cho cả Mỹ lẫn VN, đặc biệt là cho các doanh nghiệp Mỹ vì có cơ hội tốt hơn để làm ăn tại VN.
 
WP:Các nhà phân tích cho rằng tốc độ cải cách chính trị của VN không được đẩy nhanh (như cải cách kinh tế). Ông giải thích như thế nào về điều này?
 
Anh có biết tại sao chúng tôi đạt được thành tựu to lớn trong cải cách kinh tế hay không? Cải cách chính trị là tiền đề cho cải cách kinh tế. Cơ chế kinh tế thị trường không đơn thuần là cải cách kinh tế mà nó phải là một quyết sách quan trọng về cải cách chính trị.
 
 Anh có thể thấy rõ dân chủ đã được thúc đẩy và cải thiện tại VN... Nếu anh gặp người dân ở VN, anh có thể thấy rằng họ đã thỏa mãn hơn với cuộc sống vật chất và tinh thần của mình. 
 
WP: Ông đề cập đến vấn đề nhân quyền và việc này gợi nhớ đến một điều mà ông đã nói với (cựu) Tổng thống Clinton: khái niệm nhân quyền ở VN khác ở Mỹ. Ông có ý gì khi nói như thế?
 
Tôi nghĩ rằng mục đích cuối cùng của hai nước là như nhau. Nhân quyền cũng được đề cập trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó nhắc đến Tuyên ngôn của Mỹ năm 1776: mọi người được sinh ra bình đẳng và có quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc.
 
Cả hai nước Mỹ và VN có lịch sử khác nhau. Tôi nghĩ mục đích cuối cùng về nhân quyền vẫn giống nhau nhưng chúng ta có những bước đi khác nhau. Ở VN, người dân có quyền cao nhất trong việc quyết định vận mệnh của đất nước...
 
Một số người có thể lý luận rằng VN không có tự do và dân chủ mà chỉ có hệ thống một đảng duy nhất. Nhưng anh biết mục đích cao nhất là duy trì ổn định chính trị và phục vụ lợi ích của người dân.
 
Trong vòng 70 năm qua, đảng đã nỗ lực hết mình để mang lại lợi ích cho người dân, một điều được công nhận bởi toàn bộ người dân trên cả nước. Ở VN không cần có nhiều hơn một đảng vì người VN vẫn có sự tin tưởng mạnh mẽ vào đảng.
 
Song chúng tôi hiểu rằng mục đích của đảng là mang lại lợi ích cho tất cả người dân, nếu không sẽ không được người dân thừa nhận.
 
 WP: VN dự định có thêm những cải cách gì về tù nhân tôn giáo và tự do tôn giáo?
 
Lịch sử VN hàng ngàn năm cho thấy không hề có xung đột tôn giáo ở đất nước này. Chúng tôi có sáu tôn giáo lớn với khoảng 20 triệu giáo dân. Chúng tôi cũng theo đuổi chính sách đoàn kết quốc gia, trong đó có sự đoàn kết giữa các tôn giáo.
 
Những người có đạo cũng bình đẳng với những người không theo đạo. Chúng tôi không đồng ý với ý kiến từ bên ngoài cho rằng ở VN có tù nhân tôn giáo. Chúng tôi không có tù nhân tôn giáo ở VN.
 
Đối với những người vi phạm pháp luật, họ sẽ bị xử lý một cách nghiêm khắc về luật pháp... Chúng tôi cũng cố gắng không mắc sai lầm trong các quyết định... Như đối với đạo Tin lành, các tổ chức và giáo hội sẽ được công nhận nếu hội đủ tiêu chuẩn và điều kiện như trong việc thụ phong các linh mục. 
 
WP:Hiện có ít nhất 1,5 triệu Việt kiều tại Mỹ. Nhiều người trong số này đã trở lại VN để du lịch hoặc làm ăn. Tuy nhiên một số, đặc biệt là thế hệ lớn tuổi hơn, vẫn còn cảm giác chưa tin tưởng.
 
Một số lập kế hoạch biểu tình đòi tự do, dân chủ và chấm dứt nạn tham nhũng. Ông nói gì với cộng đồng ở hải ngoại về cơ hội kinh tế, và sự tự do xã hội và chính trị tại VN ngày nay?
 
Tôi nghĩ cộng đồng người Việt trên thế giới nói chung và tại Mỹ nói riêng đã thấy rõ những thành tựu kinh tế của VN trong 10 năm qua. Tôi cho rằng trong mắt họ, VN hiện nay là một đất nước được cải cách, ổn định và hòa bình...
 
Vẫn có một nhóm nhỏ còn những quan điểm thành kiến và lỗi thời về VN. Chúng tôi muốn thông qua tờ báo của các anh để chuyển một thông điệp đến cộng đồng người Việt ở Mỹ, đến những người yêu nước sống ở nước ngoài rằng họ là một phần của đất nước chúng tôi và là một nguồn lực rất quan trọng cho đất nước...
 
Đối với những người thấu hiểu và công nhận chính sách của VN củng cố đoàn kết dân tộc, họ sẽ có một địa vị xứng đáng ở VN. Tôi muốn nhấn mạnh là VN có một điều kiện rất khác với các nước sau 30 năm chiến tranh.
 
Anh sẽ thấy rằng một số người đứng ở phía này và một số người khác đứng ở phía kia, kể cả trong cùng một gia đình. Dân VN đã gánh chịu nhiều đau đớn. Vì thế chúng tôi muốn bỏ lại quá khứ ở phía sau và hướng về tương tai...
 
WP:Các nhà phân tích cho rằng ông là một người hậu thuẫn cải cách (tin vào việc chuyển toàn cầu hóa vào lợi thế của VN). Kết quả từ chuyến đi này của ông sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vị thế của một nhà cải cách?

 
Những tài liệu quan trọng đang được chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 10... Vấn đề quan trọng nhất là chúng tôi sẽ tiếp tục tiến trình cải cách bởi vì đó sẽ là yếu tố quan trọng nhất để mang lại sức mạnh của toàn thể đất nước, để tận dụng tối đa nội lực và sử dụng ngoại lực tốt nhất.
 
Tôi tin rằng trong thời gian tới chúng tôi sẽ trải qua những bước cải cách mạnh mẽ nhất nhằm đạt mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Chúng tôi cũng sẽ theo đuổi chính sách độc lập, chủ quyền, đa dạng hóa và đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại và VN sẽ là người bạn và đối tác tin cậy cho cộng đồng quốc tế.
 
Nhờ vào những thành tựu to lớn trong chính sách đối ngoại, vị thế của VN đã được củng cố trên trường quốc tế. Với những thành công về chính sách đối ngoại và đối nội, đây là thời điểm tốt nhất để chúng tôi đến thăm Mỹ. 
 
WP:Chuyến đi này có giúp tiếp thêm động lực cho cuộc cải cách của ông hay không?

 
Chính sách cải cách đã được khởi xướng cách đây một thời gian khá lâu và chúng tôi sẽ tiếp tục cải cách. Chuyến thăm của tôi đến Mỹ sẽ giúp thúc đẩy mối quan hệ hai bên. Dựa vào tình hình mới, chúng tôi sẽ phát triển chính sách cải cách mới.
 
Để đáp ứng lợi ích của đất nước, chúng tôi cần phải đẩy nhanh cải cách. Chuyến thăm Mỹ lần này cũng là một cách để thực hiện chính sách đối ngoại của chúng tôi.
 
 WP:VN đang nỗ lực hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Ông đánh giá mối quan hệ của VN với Mỹ như thế nào nếu so sánh với Trung Quốc, một cường quốc trong khu vực? Ông làm thế nào để cân bằng hai mối quan hệ?
 
VN sẽ mở rộng quan hệ với Mỹ. Trung Quốc là một nước láng giềng lớn của VN... Chúng tôi muốn học hỏi những bài học thành công trong cuộc cải cách và chính sách mở cửa của Trung Quốc.
 
Nhờ vào những thành tựu, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc về kinh tế, khoa học và kỹ thuật và đang bảo đảm sức mạnh quân sự, quốc phòng của mình trong tương lai. Do đó, chúng tôi muốn phát triển quan hệ láng giềng tốt đẹp và một quan hệ đối tác mạnh mẽ.
 
Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh là VN sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại độc lập và chủ quyền. Chúng tôi không thuộc vào một nhóm nào. Chúng tôi không có một đồng minh nào. Nhưng chúng tôi cần phải quan hệ công bằng với tất cả các nước...
 
Như anh biết, VN đang đóng một vai trò chủ động ngày càng tăng ở ASEAN. Chúng tôi cũng sẽ tham gia chủ động tại hội nghị thượng đỉnh đông Á sắp tới. Chúng tôi muốn thấy Úc, New Zealand và Ấn Độ là thành viên của hội nghị thượng đỉnh đông Á.
 
Chúng tôi có một quan hệ tốt với Nhật, EU và muốn có quan hệ tốt với Mỹ và Ấn Độ. Chúng tôi cũng muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Nga và những nước bạn truyền thống. Năm trước, tôi cũng đã đến châu Phi.
 
 (Theo Tuổi trẻ)

,
,