,
221
4544
Việt Nam mới
vnmoi
/10namvietmy/vnmoi/
662228
"Lò" đào tạo chính sách công hiệu quả
1
Article
4541
10 năm Việt Mỹ
10namvietmy
/10namvietmy/
,

'Lò' đào tạo chính sách công hiệu quả

Cập nhật lúc 07:43, Thứ Hai, 13/06/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Lê Bá Hoà vốn là dân kỹ thuật chuyển sang làm chuyên viên ở Sở Khoa học - Công nghệ. Công việc suốt mấy năm qua vẫn "chạy" tốt nên anh nghĩ thế cũng ổn. Nhưng sau khi tham gia khóa học một năm của trung tâm đào tạo Fulbright Việt Nam, anh mới biết, nhiều quyết định về chính sách công của mình từ trước đến nay hoá ra vẫn chỉ làm theo... cảm tính!

Soạn: AM 439511 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Các học viên khoá 10 thuộc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright trong ngày lễ tốt nghiệp ngày 9/6

 

"Trước đây, tôi thường đánh giá dự án ở khía cạnh tài chính, thế nhưng các thầy giáo đã giúp tôi hiểu là ngoài khía cạnh tài chính, thành công của dự án còn phải gắn với hiệu quả kinh tế của xã hội. Tôi sẽ chia sẻ những kiến thức này với các đồng nghiệp" anh Hoà cho biết.

Trường hợp của Hoà chỉ là một trong nhiều học viên tốt nghiệp Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.

Thầy cũng "học" trò

Được thành lập vào năm 1994, Chương trình giảng dạy kinh tế Fubright là kết quả hợp tác giữa trường ĐH Kinh tế TP.HCM và trường Quản lý Nhà nước John F.Kennedy thuộc ĐH Havard (Mỹ). Ứng viên của chương trình thường là những cán bộ ở các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức tài chính - ngân hàng và cán bộ các trường ĐH, Viện nghiên cứu, có kinh nghiệm làm việc thực tế ít nhất là 5 năm.

"Việt Nam có thị trường giáo dục rất lớn"

Cuộc trò chuyện cùng ông Thomas Vallely, sáng lập viên của chương trình Fullbright Việt Nam, với người dẫn chương trình là Tổng biên tập VietnamNet Nguyễn Anh Tuấn. Xem chi tiết>>

Trọng tâm của chương trình là truyền thụ các kiến thức về chính sách công trong kinh tế học để phát triển năng lực chuyên môn cho các nhà quản lý trong khu vực nhà nước và các nhà hoạch định chính sách.

Chị Thu Hương, nhân viên phòng Thương mại Công nghiệp Cần Thơ cho biết, khoá học chỉ kéo dài một năm, nhưng chị đã kịp học được cách nhìn nhận vấn đề toàn diện, cách phân tích và xử lý các tình huống. Chị cũng như nhiều đồng môn khác thấy tự tin lên rất nhiều trong suy nghĩ.

"Có nhiều môn học sát với thực tế, chúng tôi được chia thành nhiều nhóm để tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình. Vì vậy, những giờ học rất hào hứng và bổ ích". Minh Hiền, học viên xuất sắc của khoá học, nói.

Hiền dẫn chứng khi học môn Tiếp thị địa phương, học viên học được cách làm thế nào để tiếp thị hình ảnh địa phương mình một cách tốt nhất nhằm thu hút đầu tư. Đa số mọi người đều có chuyên môn và kinh nghiệm, nên khi đưa ra các quan điểm để bảo vệ ý kiến, học viên học được cách nhìn nhận vấn đề khá toàn diện.

Soạn: AM 438917 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Các giáo sư VN và nước ngoài của chương trình Fulbright

"Cái hay của chương trình là mọi người ở các ngành nghề khác nhau đều có thể học được" anh Bá Hoà tâm đắc. Chẳng hạn, với bài học chính sách "nên hay không nên xây dựng thêm một sân bay ở Long Thành", dân kinh tế, kỹ thuật hay nông nghiệp...đều có thể đưa ra các ý kiến khác nhau, sẽ không có ai là đúng, ai sai khi đưa ra ý kiến. Người được xem là thành công là người có ý kiến lôi cuốn được sự đồng tình của nhiều người.

"Không chỉ có "trò" học, mà  ngay cả người thầy cũng " học" được một điều gì đó từ những ý tưởng của học viên", TS Nguyễn Thiện Tống, giảng viên chương trình nói.

"Bình thường, chúng tôi lắng nghe và tiếp thu ý kiến để bổ sung vấn đề một cách hoàn chỉnh, song cũng có khi thầy và trò tranh cãi nảy lửa", Hiền cười.

Học vất vả, kết quả ngọt ngào

Học viên theo học chương trình có cơ hội được tiếp cận với những GS thỉnh giảng và các học giả Fulbright đến từ các trường ĐH trên khắp thế giới.

Các GS nước ngoài tham gia giảng dạy chương trình đa phần là những người đã dành thời gian đáng kể trong sự nghiệp của mình để nghiên cứu VN. Cuốn sách "Theo hướng rồng bay" tập hợp các bài viết của các GS trường ĐH Harvard xuất bản vào năm 1993, sau đó được tái bản vào năm 1997, có khá nhiều các bài viết của  GS Dwight Perkins (ĐH Havard) và GS David Dapice (ĐH Tufts -trường Kennedy) và được xem như là một tài liệu tham khảo quý cho ban cố vấn của chính phủ VN. GS David Dapice hiện đang có những chuyến khảo sát và tìm hiểu về Đồng bằng Sông Cửu Long.

Soạn: AM 438919 gửi đến 996 để nhận ảnh này

GS David Dapice, một trong những thành viên nòng cốt xây dựng chương trình học, đang trao chứng chỉ cho các học viên xuất sắc

Với anh Hòa, một năm học dường như chẳng thấm vào đâu bởi "chương trình học nặng đến nỗi thời gian của chúng tôi dường như chỉ khoanh tròn trong việc ăn và học". Tuy nhiên, trò có dịp tiếp xúc với thầy giỏi, chịu ảnh hưởng phương pháp làm việc, cách tư duy nên có sự tiến bộ rất nhanh.

Còn Minh Hiền thì vẫn nhớ rõ ấn tượng sức ép thời gian cho các môn học và bài thi gấp 3 - 4 lần so với chương trình học sau ĐH trong nước. Nhiều đêm, Hiền và các bạn phải thức đến 2-3h sáng để hoàn thành bài tập. "Lắm lúc ngủ cũng mơ thấy mình đang làm bài tập".

Học thì vất vả, nhưng kết quả đạt được lại rất...ngọt ngào. Học viên sau khi tốt nghiệp chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright VN phần lớn đều được bổ nhiệm vào những vị trí có trọng trách cao hơn. 

Xung lực nào cho kinh tế Việt Nam trong 20 năm tới? Bàn tròn trực tuyến với GS, TS David Dapice, đến từ trường Quản lý Nhà nước Kennedy, Đại học Harvard (Mỹ)  trên VietNamNet. Xem chi tiết >>

Ông Từ Minh Thiện, học viên khoá 3 của chương trình cho biết: những kiến thức và kỹ năng phân tích mà chương trình học cung cấp đã giúp tôi làm việc tốt hơn. Ngoài ra, chúng tôi vẫn giữ mối liên lạc với các giáo sư và các  bạn đồng môn, khi có gặp những tình huống khó khăn, chúng tôi cũng vẫn tìm gặp và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Nguyên là phó phòng quản lý kế hoạch hành chính của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay anh Minh Thiện đã là Giám đôc trung tâm tư vấn nông nghiệp.

Ông Phạm Thành Khôn, Trung tâm Xúc tiến Thương mại đầu tư Vĩnh Long cũng cho biết: "Các kỹ năng phân tích trong thẩm định dự án và thẩm định thị trường đã trở nên cực kỳ có giá trị đối với tôi trong công việc. Những gì tiếp thu được tại chương trình đã phục vụ đắc lực cho tôi trong quá trình tham mưu cho lãnh đạo tỉnh về các vấn đề chính sách, soạn thảo các mục tiêu phát triển kinh tế phù hợp với hoàn cảnh tỉnh nhà".

Soạn: AM 438933 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tổng biên tập báo Điện tử VietNamNet phát biểu tại buổi Lễ tốt nghiệp

Tổng biên tập của báo điện tử VietNamNet, ông Nguyễn Anh Tuấn là "cựu" SV chương trình học bổng Fulbright tại ĐH Harvard.

Có mặt tại buổi lễ tốt nghiệp khóa 10, ông chia sẻ: "Xuất phát điểm của tôi gần như tay trắng, thế hệ chúng tôi bắt đầu công việc và phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Song, chúng tôi đã vượt qua được để tự khẳng định. Các học viên rồi đây khi quay trở về với công việc cũng sẽ đối mặt với những trắc trở, khó khăn. Điều quan trọng là mọi người hãy dũng cảm vượt lên để khẳng định mình. Tốt nghiệp và ra trường chỉ là sự khởi đầu cho một quá trình học tập mới..."

Fulbright chỉ riêng có ở Việt Nam

Ben Wilkinson, phó Giám đốc Chương trình Fulbright VN cho biết: khác với chương trình học giả Fulbright là tuyển chọn và cấp học bổng học để học viên có thể theo học thạc sĩ hay tiến sĩ tại trường Havard của Mỹ, Fulbright Việt Nam là chương trình duy nhất được thiết kế và giảng dạy cho người VN mà không có ở những nước khác.

Chi phí để đào tạo mỗi học viên lên đến 18.000 USD/năm, toàn bộ kinh phí này chủ yếu do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ. Các học viên khi tham gia vào chương trình không phải đóng bất kỳ khoản kinh phí nào. Ngoài ra, trung bình mỗi người hàng tháng sẽ nhận được học bổng khoảng 100 USD để trang trải chi phí sinh hoạt.

Ông "bầu" của Fulbright Việt Nam

Thomas Vallely là một người đầy nhiệt huyết, mạnh mẽ và quyết liệt trong cả lời nói và hành động. Cuộc nói chuyện dài của chúng tôi khá gai góc, nhất là khi nói về giáo dục VN, những dự án ông đã và mong muốn làm. Xem chi tiết>>

Mặc dù đã được tuyển chọn thông qua một quá trình tuyển sinh rất cạnh tranh (tỷ lệ tuyển sinh trong những năm gần đây là 1 "chọi" 7) , những học viên được nhận học vẫn phải chịu sự sàng lọc gắt gao qua các học kỳ. Những học viên không vượt qua được các kỳ thi sẽ không được cấp chứng chỉ và đến tháng 8 năm học sau phải quay lại trường và mất thêm một năm để học lại.

Trao đổi với VietNamNet, ông Châu Văn Thành, Giám đốc đào tạo chương trình, cho biết: "Chúng tôi rất  nỗ lực trong việc đảm bảo một cơ cấu học viên đến từ khắp cả nước. Không chỉ căn cứ vào bài thi, nhóm tuyển chọn còn căn cứ vào kinh nghiệm làm việc của học viên, xem xét khả năng đóng góp cho công việc sau khi hoàn tất chương trình, cân đối học viên giữa các vùng, hoặc cơ chế ưu tiên cho các học viên nữ, học viên ở các vùng sâu..."

Soạn: AM 439509 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một buổi học của chương trình

Khi theo học chương trình này, các học viên cũng có thể tiếp cận với Dự án học liệu mở được cập nhật trực tuyến trên trang web của nhà trường. Đội ngũ giảng viên của trường thường xuyên rà soát lại nội dung đào tạo nhằm đảm bảo cho chương trình có thể dự báo và phản ánh đúng những điều điều kiện phát triển kinh tế hiện nay của Việt Nam. Hàng năm chương trình sẽ được cập nhật và thiết kế mới nội dung giảng dạy (có thể bỏ bớt môn học hoặc thêm vào một số môn học mới).

GS David Dapice chia sẻ niềm vui với các học viên trong ngày lễ tốt nghiệp: "Những gì làm được và chưa làm được, đều đáng tự hào vì đó là  những nỗ lực thật sự của các bạn. Chứng chỉ Fulbright là chứng chỉ không chỉ được đào tạo tốt, mà quan trọng hơn, đó là sự đánh giá trung thực về năng lực học viên".

Nhiều học viên đã rất đồng tình với ý kiến thầy giáo Châu Văn Thành: "Tuy không phải là một trường đào tạo hay huấn luyện về mặt kỹ thuật nhưng các chương trình đào tạo đã được thiết kế rất chặt chẽ. Học viên khi tốt nghiệp, mặc dù không được cấp bằng thạc sĩ hay tiến sĩ nhưng bù lại, sẽ có những kiến thức mới, tầm nhìn mới. Họ sẽ cảm thấy hài lòng với bản thân vì đã biết mình đã hoàn thành một chương trình ý nghĩa".

Nội dung đào tạo chương trình giảng dạy kinh tế  Fubright

Một năm học của chương trình Fubright VN bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào giữa tháng 6.  Năm học sẽ có 4 học kỳ, vào học kỳ hè học viên sẽ được cung cấp những kiến thức tiền đề cho toàn bộ chương trình học. Đó là các kỹ năng về vi tính ứng dụng, tổng quan các nguyên lý kế toán, toán và thống kê. Học viên sẽ được hướng dẫn phương pháp nghiên cứu, làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình.

 Ngoài ra, việc học trên lớp được bổ sung bằng các chuyến đi thực địa, thảo luận bàn tròn, hội thảo và sử dụng máy tính ở mức độ cao để tiếp cận và phân tích dữ liệu.

Ngoài chương trình học một năm, Fulbright cũng còn tổ chức các lớp ngắn hạn để huấn luyện kỹ năng, thẩm định dự án hoặc các lớp ngắn hạn cao cấp về Luật và kinh tế.

Có thể xem thêm thông tin về chương trình học Kinh tế Fubright tại website: www.fetp.edu.vn

  • Bài, ảnh: Thu Thảo

TIN LIÊN QUAN:
Ông "bầu" của Fulbright Việt Nam
Học bổng Fulbright về luật, kinh tế và hoạch định chính sách
Fulbright: Chương trình Học giả Việt Nam 2005
Học bổng Fulbright năm 2005: Nhận đơn đến ngày 15/4
Đạo diễn Lê Quý Dương được trao học bổng Fulbright

,

Tin khác

Tin khác của 'Việt Nam mới'

,
,