,
221
4542
Việt Mỹ những góc nhìn
gocnhin
/10namvietmy/gocnhin/
661586
Hàng VN xuất khẩu sang Mỹ: Triển vọng ngày càng lớn!
1
Article
4541
10 năm Việt Mỹ
10namvietmy
/10namvietmy/
,

Hàng VN xuất khẩu sang Mỹ: Triển vọng ngày càng lớn!

Cập nhật lúc 04:13, Chủ Nhật, 12/06/2005 (GMT+7)
,

Trong những gần đây, kim ngạch thương mại Việt Nam vào Mỹ tăng nhanh, từ khoảng 800 triệu USD năm 2001, đến nay đạt 6,4 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 5,2 tỷ USD. Dự kiến xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.

"Tuy nhiên, thị thường Mỹ là một thị trường rộng lớn nhưng rất khó tính và cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, để từng bước gia nhập và khẳng định vị trí trên thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý tìm hiểu kỹ đối tác, luật lệ cũng như tập quán kinh doanh của thị trường..." 

Sản xuất hàng dệt may XK sang thị trường Mỹ.

Ông Phạm Gia Túc, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn.

Phóng viên: Xin ông cho biết về khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường Mỹ hiện nay?

Ông Phạm Gia Túc: Hiện nay, Hoa Kỳ là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Thị trường Mỹ với quy mô nhập khẩu 1.300 tỷ USD mỗi năm với đầy đủ các chủng loại hàng hoá thuộc các phẩm cấp khác nhau, là thị trường có sức mua cao. Trong những năm qua, nhất là từ khi Việt Nam ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA), kim ngạch thương mại Việt Nam và Mỹ đã tăng rất nhanh, từ khoảng 800 triệu USD năm 2001 trước khi ký BTA, đến nay kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ đạt 6,4 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 5,2 tỷ USD. Dự kiến xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Tính đến nay, Hoa Kỳ đã có 259 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng trị giá là 2 tỷ USD, đứng thứ 11 trong tổng số các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điều đó chứng tỏ quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng phát triển, hàng hoá Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường Mỹ.

Thưa ông, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như hạn chế của hàng hoá Việt Nam hiện nay khi thâm nhập thị trường Mỹ là gì?

Ông Phạm Gia Túc: Khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là việc tiếp cận thị trường Hoa Kỳ do thiếu hiểu biết, thiếu thông tin về luật lệ, cách thức kinh doanh tại Hoa Kỳ. Mặt khác là do các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hạn chế về nguồn tài chính. Do đó, dẫn đến việc hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ với số lượng ít, mẫu mã chưa phù hợp và ít được cải tiến đối với người tiêu dùng Mỹ. Một điểm nữa là chất lượng hàng của Việt Nam chưa cao, trong khi giá thành lại cao hơn so với một số nước khác, nhất là Trung Quốc. Điều đó gây nhiều khó khăn cho hàng hoá Việt Nam khi cạnh tranh vào thị trường Mỹ.

Vậy theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì khi muốn thâm nhập thị trường Mỹ?

Ông Phạm Gia Túc: Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã thành công trên nhiều lĩnh vực khi thâm nhập vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên cũng một số doanh nghiệp chưa thành công, nhất là doanh nghiệp thuỷ sản trong vụ kiện bán phá giá cá, tôm nên các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ phải nghiên cứu rất rõ, nhất là hệ thống luật pháp, thương mại của Mỹ và phải có chiến lược kinh doanh sản phẩm của mình vào thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, lượng hàng hoá rất hạn chế trong khi Mỹ là một thị trường rất rộng lớn, chúng ta thâm nhập thị trường Mỹ phải đảm bảo có hàng hoá chất lượng, giá thành cạnh tranh, mẫu mã phù hợp với người tiêu dùng và nhất là số lượng phải đảm bảo khi các nhà cung cấp yêu cầu. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tích cực thông qua các hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng bá xúc tiến để thâm nhập thị trường Mỹ một cách hiệu quả.

Thưa ông, vấn đề về đánh mất thương hiệu, chống bán phá giá không phải là mới nhưng một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn mắc phải khi thâm nhập thị trường nước ngoài?

Ông Phạm Gia Túc: Vấn đề chống phá giá thì không phải chỉ xảy ra đối với riêng Việt Nam, mà Trung Quốc và một số nước khác cũng bị chuyện này. Chúng tôi chỉ khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam phải nghiên cứu rất kỹ hệ thống luật pháp, khi chuẩn bị có vấn đề phá giá thì phải thông qua các Hiệp hội doanh nghiệp để cùng với các luật sư của Mỹ nghiên cứu kỹ các hệ thống luật pháp nhằm chống lại việc này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải cải tiến công nghệ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng hoá đảm bảo yêu cầu để có thể xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Một vấn đề nữa rất quan trọng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là vấn đề thương hiệu. Có những sản phẩm của các nước khác khi có thương hiệu thì giá trị đạt rất cao, còn hàng hoá chúng ta chất lượng rất tốt nhưng chưa có thương hiệu nên chúng ta phải bán với giá trị thấp. Chẳng hạn như việc chúng ta gia công hàng hoá cho nước ngoài có các thương hiệu Nike, Adidas... nhưng chúng ta chỉ được hưởng phí gia công trong khi các doanh nghiệp có thương hiệu này đạt được lợi nhuận rất lớn. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng cho mình thương hiệu tiến tới xây dựng thương hiệu riêng cho quốc gia mình. Ví dụ: khi nói đến Toyota là nói đến Nhật, nói đến Boeing là nói đến Mỹ, nói đến Mercedes là nói đến Đức...

Được biết, cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ rất đông, trong đó có nhiều doanh nghiệp Việt kiều kinh doanh có hiệu quả. Theo ông, đây có phải là một nhân tố quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác khi tham gia thị trường Hoa Kỳ?

Ông Phạm Gia Túc: Hiện nay, có khoảng 1,3 triệu kiều bào Việt Nam đang sinh sống tại Mỹ, là cộng đồng lớn thứ 4 sau các nước sau Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines. Đa số bà con đã ổn định cuộc sống, hội nhập vào nước sở tại, gắp bó với quê hương và mong muốn góp sức xây dựng đất nước, cũng như góp phần làm cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng phát triển. Cộng đồng ở đây có lợi thế am hiểu ngôn ngữ và thị trường Mỹ, họ có thể làm vai trò môi giới hữu hiệu đưa hàng hoá Việt Nam vào Hoa Kỳ.

Trong thời gian qua hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ cũng là do các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp xuất khẩu với các thị trường Mỹ, kể cả qua trung gian là ở các công ty Mỹ, các nhà bán buôn như Tracy... Các doanh nghiệp Việt kiều cũng đóng vai trò nhất định trong việc đưa hàng hoá Việt Nam vào Mỹ. Trong nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp kiều bào đã trực tiếp tham gia, hoặc tích cực phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá hay cung ứng dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hy vọng trong thời gian tới, với số lượng đông đảo Việt kiều và các doanh nghiệp kiều bào tại Mỹ có thể đưa hoặc quảng bá hàng hoá Việt Nam sang xuất khẩu tại thị trường Mỹ.

Với vai trò là tổ chức quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và là tổ chức xúc tiến thương mại lớn nhất ở Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã hỗ trợ và thể hiện vai trò cầu nối của mình như thế nào trong việc giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường Hoa Kỳ?

Ông Phạm Gia Túc: Trong thời gian qua, chúng tôi đã có rất nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ cũng như các doanh nghiệp Mỹ thâm nhập thị trường Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức nhiều khoá đào tạo cho doanh nghiệp Việt Nam về hệ thống luật pháp, cách thức tiếp cận thị trường Mỹ... Chúng tôi cũng đã tổ chức rất nhiều đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang thăm Mỹ. Trong tháng 6 này, đoàn doanh nghiệp gồm 100 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam sẽ tháp tùng Thủ tướng Phan Văn Khải sang thăm Mỹ. Chúng tôi mời nhiều doanh nghiệp Mỹ vào đầu tư kinh doanh ở Việt Nam. Với số lượng doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ đã có tiếp xúc với nhau tăng nhanh trong thời gian qua, hy vọng trong thời gian tới sẽ góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ. Tiềm năng thương mại của Việt Nam và Mỹ rất lớn, nếu chúng ta biết cách tổ chức sản xuất, lưu thông phân phối, chắc chắn hàng hoá Việt Nam có thể xuất khẩu nhanh vào thị trường Mỹ trong một vài năm tới.

Xin cảm ơn ông.

  • VOV News

,

Tin khác

Tin khác của 'Việt Mỹ những góc nhìn'

,
,