,
221
4581
Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng
chuyenthammy
/10namvietmy/chuyenthammy/
671546
"Thủ tướng Khải thành công trong tất cả mục tiêu tới Mỹ"
1
Article
4541
10 năm Việt Mỹ
10namvietmy
/10namvietmy/
,

'Thủ tướng Khải thành công trong tất cả mục tiêu tới Mỹ'

Cập nhật lúc 08:08, Thứ Năm, 23/06/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Từ Hoa Kỳ, cây bút lão làng của làng báo Mỹ David Lamb dành riêng cho VietNamNet cuộc phỏng vấn về những đánh giá của ông nhân chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Phan Văn Khải.

Soạn: AM 454349 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cây bút lão làng của làng báo Mỹ David Lamb.

- David, ông đánh giá như thế nào về chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải tới nước Mỹ? Với diễn tiến hai ngày làm việc vừa qua, theo ông, chuyến thăm này có thể đóng góp gì vào mối quan hệ giữa hai nước?

- Tôi cho rằng chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ đóng góp to lớn vào việc phát triển mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Trước tiên, điều đó mang tính biểu tượng cao bởi chuyến thăm nhắc nhở người Mỹ và người Việt Nam rằng chúng ta đã vượt qua bi kịch của quá khứ và bước vào một kỷ nguyên mới với sự hợp tác vì lợi ích chung.

Mặt khác, điều có ý nghĩa trọng đại hơn nhiều là Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ có cơ hội để chìa tay ra với cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Ông cũng có dịp để yêu cầu Tổng thống Bush ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, cũng như thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế.

Với diễn tiến chuyến thăm trong hai ngày qua, tôi nghĩ rằng, Thủ tướng đã thành công trong tất cả các mục tiêu này.

"Sự hiện diện của tôi tại Mỹ nói lên rằng chúng tôi đã thực sự để quá khứ lại sau lưng", Thủ tướng Khải đã nói như vậy trước khi rời Hà Nội.

Ưu tiên hàng đầu của ông Khải là đảm bảo sự ủng hộ của Tổng thống Bush đối với việc gia nhập WTO của Việt Nam.

Ông Khải đã thành công và Bush đã cam kết ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam trong mục tiêu này.

David Lamb đã nhận định như vậy khi trả lời VietNamNet.

- Chính phủ Việt Nam nói rằng một trong những mục tiêu của chuyến đi là tạo lập một khuôn khổ ổn định cho mối quan hệ song phương Việt - Mỹ. Ông nghĩ sao về mục tiêu này?

- Theo tôi, khuôn khổ cho mối quan hệ song phương đã có rồi. Chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải đã giúp tạo dựng một nền tảng vững chắc cho khuôn khổ đó.

Trong vòng một thập kỷ qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng bước được cải thiện. Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Clinton hồi năm 2000, giờ là chuyến thăm của nhà lãnh đạo Việt Nam, và chuyến thăm Việt Nam vào năm tới của Tổng thống Bush là những bước đi trong tiến trình biến hợp tác giữa hai quốc gia trở nên bình thường, thay vì là khác thường.

Đó thực sự là một bước tiến lớn lao.

- Từ chuyến đi này, ông hình dung mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong vòng 5, 10 năm tới sẽ ra sao?

- Dự đoán mối quan hệ hai nước trong vòng 5 hay 10 năm tới ư? Tôi tin rằng mối quan hệ này sẽ trở nên gần gũi hơn trong lĩnh vực kinh tế, giáo dục, thương mại, chia sẻ thông tin tình báo và hợp tác quân sự.

Ở cấp độ cá nhân, tôi tin rằng người Mỹ và người Việt rồi sẽ chia sẻ với nhau một mối giao hảo bạn bè.

Trên cấp độ chính trị, tôi cho rằng hai nước đang tiến đến vị trí là đồng minh của nhau bởi chúng ta cùng chia sẻ nhiều lợi ích chung.

Một trong những lợi ích đó là Việt Nam đang duy trì vị thế của mình như một quốc gia ổn định ở khu vực Đông Nam Á.

Cây bút lão làng của làng báo Mỹ David Lamb có mặt tại chiến trường Việt Nam từ năm 1968-1970 khi làm cho Hãng United Press International (UPI).
Ông trở lại Nam Việt Nam khi Sài Gòn sắp được giải phóng và rời đi vào ngày 26/4/1975.
Năm 1997, David Lamb quay lại Hà Nội, mở văn phòng của báo Los Angeles Times và trở thành chánh văn phòng của tờ báo này tại Việt Nam trong 5 năm.
Ông nổi tiếng với cuốn sách "Việt Nam bây giờ, một phóng viên trở lại" (Vietnam now,
A Reporter Returns)

- Là một nhà báo từng nhiều năm làm việc cho các hãng thông tấn lớn, ông nhìn nhận thế nào về hình ảnh Thủ tướng Việt Nam xuất hiện trên truyền thông nước Mỹ và những thông điệp mà Thủ tướng đã gửi tới chính giới, giới kinh doanh và công chúng Hoa Kỳ?

- Thủ tướng Khải đã nhận được sự đón tiếp nồng ấm ở Mỹ. Và chuyến thăm của ông trên thực tế đã thu hút được sự chú ý của giới truyền thông.

Bức thông điệp của ông ấy là hoà giải, hợp tác ngoại giao và kinh tế, chia sẻ những mối quan tâm chung. Tất cả những thông điệp đó đều đã có những hiệu quả tốt, gây được những phản ứng tích cực.

Ông ấy đã thừa nhận rằng hai nước vẫn còn có khác biệt trên một số vấn đề. Nhưng điều đó không có gì là bất bình thường cả. Hoa Kỳ vẫn luôn có khác biệt với chính các đồng minh của mình như Anh, Canada, Australia.

Vì thế, tôi thấy rằng hình ảnh mà Thủ tướng để lại trong giới truyền thông là hình ảnh của một nhà lãnh đạo nghiêm túc, mang trên vai một sứ mệnh nghiêm túc là thúc đẩy mối quan hệ hai nước tiến về phía trước.

Soạn: AM 455075 gửi đến 996 để nhận ảnh này

- Nhưng thực tế là trong hai ngày qua, một số người Mỹ gốc Việt quá khích đã tổ chức biểu tình phản đối chuyến thăm của Thủ tướng. Thậm chí, một ngày trước cuộc gặp giữa Tổng thống Bush và Thủ tướng Phan Văn Khải, Hạ nghị sỹ Christopher Smith của Tiểu ban Quan hệ quốc tế Hạ viện còn tổ chức phiên điều trần về nhân quyền Việt Nam. Theo ông, những việc này có thể làm phủ bóng mờ lên tầm quan trọng của chuyến thăm hay không?

- Đúng là trong hai ngày vừa qua đã có một số cuộc biểu tình phản đối Thủ tướng, hay nói cách khác là phản đối Việt Nam. Các cuộc phản đối này diễn ra nhỏ lẻ và không phải là hiện tượng lạ ở Mỹ. Nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài khi đến thăm Hoa Kỳ phải chạm trán với những cuộc biểu tình.

Lẽ dĩ nhiên, người Mỹ có những mối quan tâm nhất định đến vấn đề nhân quyền, dân chủ... Ngoài ra, sự thật là có một số người Mỹ, đơn giản là họ không thích Việt Nam. Nhưng tôi nhấn mạnh: Đó chỉ là một thiểu số rất nhỏ thôi. Thái độ này có căn nguyên sâu xa từ trong Chiến tranh Lạnh cũng như trong sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn năm 1975.

Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng tới tầm quan trong của cuộc gặp cấp cao lần này. Dù sao, tiêu điểm của truyền thông là chuyến thăm của Thủ tướng và những nỗ lực của ông nhằm xây dựng mối quan hệ phát triển giữa hai nước chứ không phải về những khiếm khuyết của Việt Nam.

- Xin cảm ơn ông!

  • Việt Lâm
    (Thực hiện)

,
,