,
221
11990
Gia đình
giadinh
/xahoi/giadinh/
1275647
Hai kẻ giết người tuổi teen và một bản án "quá nhẹ"
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
,

Hai kẻ giết người tuổi teen và một bản án 'quá nhẹ'

Cập nhật lúc 11:09, Thứ Bảy, 01/05/2010 (GMT+7)
,


Ông Gia có cặp mắt đỏ hoe, ông kể chuyện dè chừng nhưng thấm đau đớn và băn khoăn. Con ông đã bị hai kẻ máu lạnh giết chết một cách man rợ, thế nhưng bản án dành cho chúng thì quá nhẹ. Nó quá chông chênh so với nỗi đau mất con của một người cha. Thẩm phán xét xử và những người liên quan, nói thêm về bản án dành cho trẻ vị thành niên.


“Chỉ đi ăn trộm may ra có tiền”.

Mô tả ảnh.
Trước tòa cả Quý và Ngọc đã thành khẩn đến thản nhiên khi khai nhận hành vi phạm tội dã man của mình (ảnh T.Phan).
Ông Gia nhớ về ngày xét xử, đó là những ngày thời tiết đổi thay đột ngột, cái nóng đầu hè oi ả và tại Ủy ban nhân dân xã Nam Sơn (Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), hai kẻ giết con ông là T.V.Quý (18 tuổi) và Đ.V.Ngọc (16 tuổi), đứng trước vành móng ngựa, thản nhiên khai nhận hành vi giết con trai ông lão.

Trong cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh có nêu chi tiết về các hành vi phạm tội của chúng: Ban đầu Ngọc chỉ hỏi Quý rằng: “Anh có thiếu tiền không?” Qúy bảo “Có”. Ngọc hỏi Quý tiếp: “Thế bây giờ làm gì để ra nhiều tiền nhất?”, Ngọc bảo “chỉ có đi ăn trộm may ra mới có nhiều tiền”, thấy Ngọc nói vậy, Quý lẳng lặng nghe theo và chúng chuẩn bị dao cho hành vi đi cướp của mình.

Chúng đã tính cách lừa anh Giàng người cùng thôn ra cánh đồng thôn lợi dụng khi anh Giàng sơ hở chúng cắt cổ để cướp. Điều đáng nói ở đây là trước đó, điều thôi thúc chúng đi cướp chỉ đơn giản vì thiếu tiền ăn chơi.

Mô tả ảnh.
Người cha của anh Giàng là ông Trần Văn Gia, nỗi đau khiến trên khuôn mặt ông những nếp nhăn như xếp lại. Ông nhìn đầy đau khổ và nước mắt trực trào ra hướng lên mục cao nhất của phiên tòa hôm ấy (ảnh T.Phan).
Sau đó Quý và Ngọc đi chơi với Giàng vì chúng biết Giàng có xe máy mới. Sau khi tạo được sự tin tưởng, chúng lừa Giàng ra cánh đồng và giết để cướp xe máy. Điều đáng nói là chúng không chỉ thực hiện một hành động mà một chuỗi hành động liên tiếp để giết bằng được anh Giàng. Sau khi cứa cổ thấy Giang còn sống chúng đuổi theo vật nhau rồi tiếp tục bóp cổ và đè xuống ruộng lúa. Quý tháo dây lưng của anh Giàng rồi thòng vào cổ kéo lê đến mương nước gần bãi cát. Sau đó Ngọc đi mượn xẻng để chôn anh Giàng. Trước khi chôn chúng còn dùng cán xẻng để thúc mấy cái liên tiếp vào đầu anh Giàng đề phòng anh tỉnh lại.

Sau đó chúng đi tiêu thụ xe máy cướp được và đi chơi bạc đến độ hết sạch tiền, rồi cả hai trở về địa bàn xã. Ngọc đi học còn Quý về nhà. Hai ngày sau đó biết hành vi của mình không thể che dấu Quý làm đơn khai báo về hành vi giết người còn Ngọc bỏ trốn.

Thản nhiên giết người với một chuỗi hành động máu lạnh sau đó vẫn tung tăng đi chơi hết tiền rồi về đi học. Lúc phạm tội Ngọc còn đang là học sinh, riêng Quý đã bỏ học và đã có một tiền án trước đó.

“Tôi đã gai người khi đọc hồ sơ vụ án”

“Hành vi của Ngọc và Quân đã phạm 2 tội: giết người và cướp tài sản. Tội giết người được quy định tại điểm g khoản 1 điều 93 Bộ luật hình sự. Tội cướp tài sản được quy định tại khoản 1 điều 133 Bộ luật hình sự”.

Mô tả ảnh.
Thẩm phán Nghiêm Thị Lượng bảo rằng khi đọc hồ sơ vụ án này chị đã “rùng mình” về tội ác của Ngọc và Quý gây ra (ảnh T.Phan).
Thẩm phán Nghiêm Thị Lương (Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh) là chủ phiên tòa xét xử Quý và Ngọc, chị nhớ lại: Trước đó tôi đã cảm thấy gai người khi đọc hồ sơ vụ án này. Sau đó ở phiên tòa hôm đó tôi thấy khuôn mặt của hai bị cáo dường như không biến sắc, chúng thản nhiên trình bày toàn bộ diễn biến hành vi phạm tội không một chút ghê sợ bởi chính hành vi tàn ác của mình như một số bị cáo của những vụ án khác.

Đại diện gia đình của 2 bị cáo đều có mặt. Về phía trường học tòa có mời giáo viên chủ nhiệm đến dự nhưng không thấy đến... Tôi đã hỏi phía gia đình các bị cáo, gia đình cũng khẳng định con mình tính tính ương ngạnh và khó bảo.

Thẩm phán Nghiêm Thị Lượng vẫn tự hỏi mình: Không hiểu cách quản lý của gia đình với con cái ra sao? Tại sao con cái đi chát chít suốt đêm mà không quan tâm, không biết chúng đi đâu rồi đến lúc chúng giết người mới vỡ lẽ.

“Bản án quá nhẹ cho nỗi đau mất con của một người cha”.

Mô tả ảnh.
Tôi nghĩ pháp luật cần nghiêm hơn, án phạt cao hơn để tính răn đe cao hơn với những người trẻ tuổi”, thẩm phán Phạm Minh Tuyên nhấn mạnh (ảnh T.Phan).
“Do Quý và Ngọc khi phạm tội còn đang ở tuổi vị thành niên, Ngọc dưới 16 tuổi, Qúy dưới 18 tuổi, theo quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội, tòa tuyên Ngọc nhận mức án 12 năm tù giam, Quý phải nhận mức án 18 năm tù giam”, thẩm phán Nghiêm Thị Lượng nói.


Ông Trần Văn Gia cho biết sau khi biết con bị chết một cách thê thảm, vợ ông đã ốm và nằm liệt ở giường. Ngay cả hôm mà “công lý thực thi” bà được tòa mời đến xem hai kẻ giết con mình đền tội, bà cũng không gượng dậy được, bà bị suy nhược cơ thể nặng.

Nói về bản án, ông Gia cho là quá nhẹ, nó không thấm thía so với nỗi đau mất con của ông. Ông cứ rưng rưng muốn khóc… Sau câu hỏi của chúng tôi nước mắt của ông đã trào lên, người cha già đã khóc.


Thẩm phán Phạm Minh Tuyên (Phó chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh) là người chỉ đạo xét xử vụ án này, ông trăn trở: Tôi cũng từng theo dõi dư luận về vụ việc những em học sinh phổ thông đánh bạn dã man rồi cũng có nhiều đoạn phim đã được đưa lên. Đoạn video đó không phải mới có mà đã có từ lâu, tuy nhiên không ai để ý vì coi đó là trẻ con, chuyện của người trẻ. Mãi đến khi báo chí đề cập đến thì người ta mới nói đến trách nhiệm của ngành giáo dục, của xã hội của gia đình là lớn.

Thế nhưng theo tôi nghĩ trách nhiệm của luật pháp về đạo đức của người trẻ cũng quan trọng. Tôi suy nghĩ nhiều, thuận theo sự phát triển khách quan, tôi nghĩ theo hướng pháp luật phải nghiêm hơn, án phạt cao hơn để tính răn đe cao hơn với những người trẻ tuổi.

Ngay trong vụ án xét xử bị cáo Ngọc và Quý: Tội ác những đứa trẻ này gây nguy hiểm, thế nhưng vì tính nhân đạo của pháp luật với những người trẻ tuổi, nên thời hạn phạt tù mà toà tuyên với Ngọc 12 năm tù, Quý 18 năm tù. Tôi thấy thời gian đó quá ít để cho các bị cáo trẻ tuổi sám hối. Rõ ràng là cần cho người trẻ cơ hội để sửa chữa, thế nhưng nếu so sánh với nỗi đau của bên kia thì là chưa đủ, hình phạt đó chưa đủ nghiêm khắc, ông Tuyên vừa nói vừa mang băn khoăn của mình về việc cải tạo, giáo dục trẻ vị thành niên.


T.Phan

,

Tin khác

Tin khác của 'Gia đình'

,
,