221
7683
Chuyển động trẻ
chuyendongtre
/xahoi/chuyendongtre/
1314635
"Chúng tôi không dám đọc tin lũ ở quê..."
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
'Chúng tôi không dám đọc tin lũ ở quê...'
,

- "Đọc tít bài “rốn lũ Hà Tĩnh” thật sự mình không giữ được bình tĩnh nữa. Chỉ muốn lao ngay về nhà, nhưng khi gọi điện cha vẫn hét trong mưa cố bình thản: Cả nhà an toàn!".

>> Những hình ảnh nhức nhối tâm can
>>Hãy ủng hộ đồng bào miền Trung vượt qua hoạn nạn

Những ngày qua, cả nước đang hướng về trận lũ lụt lịch sử ở miền Trung. Không chỉ những con người xa quê bồn chồn hướng về quê nhà, mà những thành viên ở khắp các vùng miền cũng đều chung tay chia sẻ nỗi đau này.

Anh Thành (quê Quảng Bình) lòng như lửa đốt, ngày nào cũng hỏi thăm gia đình ở quê. Gia đình anh bị nước ngập lên đến nóc nhà, tất cả đồ đạc đều để lại trong bể nước hơn 1 nửa. Anh nói như khóc: “Tôi cứ đứng ngồi không yên, lo lắng vô cùng. Ngoài này công việc vẫn còn bừa bộn, mà có về quê cũng không thể về được. Tôi chỉ biết ngồi đây cầu trời cho nước lũ rút nhanh”.

Mô tả ảnh.
Nhiều SV miền Trung không đủ can đảm đọc những bài viết hay xem những hình ảnh như thế này về lũ quê mình (Ảnh Tuổi trẻ)

Bích Thủy (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) là tân sinh viên, xa nhà lần đầu nên trận lũ lụt này càng làm cho bạn ăn ngủ không yên.

Thủy kể: “Mình ở kí túc xá, trong khi các bạn bè đi chơi thì mình cứ ôm khư khư cái máy tính ngóng tin lũ về. Ban đầu, bạn bè cũng hỏi thăm chia sẻ rất chân thành, nhưng sau khi thấy gương mặt mình thất thần khi những cuộc điện thoại không đến được với gia đình nhiều bạn cũng nhắc nhau không nhắc đến chuyện đi chơi để mình đừng buồn”.

Không chỉ các sinh viên nữ lần đầu xa nhà mới "mít ướt", Hải Hồ (Trường Cao đẳng Xây dựng) cũng trầm ngâm: “Nhà mình ở Nghệ An nhưng quê ngoại và nội đều ở Hà Tĩnh. Đọc tít bài “rốn lũ Hà Tĩnh” thật sự mình không giữ được bình tĩnh nữa. Chỉ muốn lao ngay về nhà, nhưng khi gọi điện cha vẫn hét trong mưa cố bình thản: Cả nhà an toàn! Mình biết mọi người dù thế nào vẫn lo cho mình…”.

Hầu hết các sinh viên miền Trung xa quê những ngày này đều rất lo lắng, hoang mang. Nhiều kế hoạch đi chơi đại lễ, cuối tuần đều bị hoãn lại với nỗi lòng: “Nhà còn chưa biết ra sao, tâm trạng nào mà chơi nổi”.

Bạn Huyền Trang (ĐH Thương Mại) đợt vừa rồi đã mua cho bố cái radio để theo dõi dự báo thời tiết trong những ngày bão lũ. Cô bạn lo lắng: “Việc duy nhất an ủi được mình trong những ngày vừa qua là chiếc điện thoại để liên lạc về nhà. Lúc đầu mình chăm chú từng tin, bài viết về bão lũ, nhưng sau khi đọc về con số người mất tích và bị lũ cuốn, mở báo ra mình không dám đọc nữa…”.

Văn Lễ, cựu sinh viên khoa Cơ Khí, ĐH Bách Khoa cho biết nhà anh ở Thạch Hà, Hà Tĩnh cũng đang oằn mình chống lũ. Bạn cùng lớp cấp 3 của anh vừa lấy chồng đầu năm. Hạnh phúc chưa tày gang thì trong đợt lũ vừa qua chồng của bạn đã bị lũ cuốn trôi. Nghe tin tức từ bạn bè, anh vẫn không tin nổi. Anh cho biết, dù có việc gì cả lớp vẫn sẽ quyết tâm về quê để ở bên bạn những ngày đau thương này.

Mô tả ảnh.
"Những người cha người mẹ tảo tần một nắng hai sương đánh đổi bao nhiêu mồ hôi, nước mắt lấy hạt thóc vàng nuôi lớn chúng con. Nhưng bão lụt đến mang đi bao nhiêu niềm hi vọng. Tết gần đến. Lại thêm một cái tết với bao nỗi lo âu của cha mẹ. Hình bóng của cha mẹ lại khắc khổ hơn xưa" (Ảnh Tuổi trẻ)

Nhói lòng trước ảnh lũ lụt miền Trung, một bạn trẻ đã viết trên blog và làm nhiều người nghẹn ngào: “Thương lắm miền Trung ơi! Những mảnh đời cơ cực, lam lũ quanh năm chỉ biết đến mảnh ruộng. Những người cha người mẹ tảo tần một nắng hai sương đánh đổi bao nhiêu mồ hôi, nước mắt lấy hạt thóc vàng nuôi lớn chúng con. Nhưng bão lụt đến mang đi bao nhiêu niềm hi vọng. Tết gần đến. Lại thêm một cái Tết với bao nỗi lo âu của cha mẹ. Hình bóng của cha mẹ lại khắc khổ hơn xưa".

Không chỉ người miền Trung, nhiều bạn trẻ đang hướng về miền Trung, mong muốn được quyên góp, giúp đỡ một phần nào đó cho người dân vượt qua hoạn nan. Họ đã chia sẻ bằng hành động chứ không chỉ còn là những lời nói.

Nhiều tổ chức, cá nhân từ thiện đứng ra kêu gọi quyên góp, hỗ trợ một phần nhỏ của mình cho những người dân. Cộng đồng như vậy, người miền Trung đang chống chọi với lũ và những người miền Trung xa nhà cũng ấm lòng đi phần nào...

Còn bạn? Bạn đã chia sẻ với đồng bào miền Trung chưa?

  • Ngọc Trang – Hồng Nhung

    Miền Trung cần lắm những tấm lòng

    Lũ chồng lên lũ. Hàng trăm ngôi nhà bị ngập, hàng trăm xã bị cô lập. Hơn bao giờ hết, người dân miền Trung đang cần sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, để họ có thể vuợt qua cơn bĩ cực đầy thương đau này.

    2 cơn lũ liên tiếp ập đến, dải đất nghèo miền Trung vật lộn với cảnh thiếu đói, nhà cửa tan hoang, nhiều vùng bị cô lập. Cả một dải đất chẳng còn gì ngoài mênh mông biển nước. Người dân phải nhịn đói qua ngày chờ con nước xuống.

    Hàng trăm đôi tay vẫy vùng, ánh mắt ngơ ngác tuyệt vọng nhìn thủy thần nhấn chìm làng mạc, nhà cửa, cuốn phăng đi những tài sản có giá trị mà họ chắt chiu dành dụm, tần tảo cả mấy năm trời.

    Những bàn thờ được lập vội trong những góc nhà nước còn ngập; những chiếc thuyền chênh vênh, chở những người xấu số bị lũ cuốn trôi, những vành tang trắng trên khôn mặt trẻ thơ, những cánh tay vẫy vùng trong tuyệt vọng, khi bốn bề chỉ còn mênh mông nước… mãi là một hình ảnh nhức nhối tâm can.

    Hơn bao giờ hết, người dân miền Trung đang cần sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, để họ có thể vuợt qua cơn bĩ cực đầy thương đau này. Một gói mì, một bánh luơng khô…. chắc sẽ làm người dân nơi rốn lũ này cảm thấy ấm lòng hơn, vơi bớt nỗi buồn đau.

    Mọi sự đóng góp, xin gửi về:

    Chuyển khoản:
    Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
    Số tài khoản: 0011002643148
    Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
    198 Trần Quang Khải, Hà Nội

    - Chuyển khoản từ nước ngoài:
    Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
    -The currency of bank account: 0011002643148
    -Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
    -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
    -SWIFT code: BFTVVNVX

    Bạn đọc giúp đỡ qua toà soạn xin liên hệ:

    Phía Bắc: Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 04.37722729 - Fax: 04.39744882

    Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3, TP.HCM.
    Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
    Email: bandoc@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,