221
7683
Chuyển động trẻ
chuyendongtre
/xahoi/chuyendongtre/
1290135
Thí sinh đổ xô “vồ” đầu rùa Văn Miếu lấy may
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Thí sinh đổ xô “vồ” đầu rùa Văn Miếu lấy may
,

- Mặc dù đã có quy định cấm sờ đầu rùa ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhưng hầu hết mọi người đều “phớt lờ”. Các sĩ tử háo hức xoa, chạm tay vào đầu rùa, phụ huynh ra sức… động viên con em mình sờ bằng được.


TIN LIÊN QUAN

“Vồ” đầu rùa lấy may

Càng sát ngày thi đại học, số người đổ về Văn Miếu - Quốc Tử Giám càng đông, đa phần là các em học sinh. Hầu như ai cũng muốn được sờ đầu các cụ rùa đá lấy may, cầu thi đỗ.

Nhưng vì hiện tượng này năm nào cũng đã xảy ra vào mùa thi, nên các học sinh đã bị ngăn cản. Vì thế, các em đã “rình để sờ, thậm chí có sĩ tử phải… vồ lấy đầu rùa, chạm tay vào rồi chạy ra thật nhanh trước khi bị các sinh viên tình nguyện nhắc nhở. Ngày 2/7, cảnh tượng càng hỗn loạn hơn khi về trưa, lượng người đổ về Văn Miếu càng đông.

Đổ xô sờ đầu rùa làm đổ cả hàng rào. Tiền thì đặt tứ tung trên mai rùa. Đổ xô sờ đầu rùa làm đổ cả hàng rào. Tiền thì đặt tứ tung trên mai rùa.
Đổ xô sờ đầu rùa làm đổ cả hàng rào. Tiền thì đặt tứ tung trên mai rùa.
Đổ xô sờ đầu rùa làm đổ cả hàng rào. Tiền thì đặt tứ tung trên mai rùa.

Bất chấp khuyến cáo và nhắc nhở của các sinh viên tình nguyện, nhiều người vẫn quyết tìm mọi cách để sờ được đầu rùa, đặt vàng, tiền và thậm chí ngồi lên bia đá để chụp ảnh.

“Em phải canh gần hai tiếng đồng hồ từ sáng để xoa đủ 82 đầu rùa trong này. Không đủ là… không yên tâm”- Lê Việt Hưng, quê Quảng Ninh, dự thi vào ĐH GTVT tâm sự. Cùng đi với Hưng là nhóm bạn sáu người, đang hả hê vì đã hoàn thành "mục tiêu" sờ đủ đầu rùa trước bạn mình.

“Em cũng biết là có quy định, nhưng sờ một chút thì có… chết ai đâu? Với lại sờ đầu rùa cho may, vào đến Văn Miếu mà không sờ thì… mất thiêng” - Phạm Thị Mai, quê ở Hà Nam, thi vào ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết.

Vì những suy nghĩ như thế mà những bức tượng rùa đá trong Văn Miếu đang xuống cấp trầm trọng, đầu rùa nhẵn bóng, thậm chí nứt toác, gãy rụng hoặc phải dùng xi mắng trát lại.

Sinh viên tình nguyện bở hơi tai

Để quy định cấm sờ đầu rùa cùng những hiện vật trong Văn Miếu được thực thi và bảo quản hiệu quả, ban Quản lý khu di tích đã bố trí các nhân viên, lực lượng bảo vệ và nhiều sinh viên tình nguyện túc trực tại một số khu vực nhằm nhắc nhở và ngăn những hành động cố tình vi phạm của nhiều khách tham quan.

Mô tả ảnh.
Ban quan lý quy định mỗi thí sinh chỉ được cắm một thẻ hương nhưng có thí sinhđã cắm cả bó hương. Hương thừa bị vứt vung vãi dưới đất

“Từ sáng đến giờ đã cháy mất hai cái loa rồi. Chúng em phải nói loa liên tục, nhắc nhở liên tục mà không xuể” - Vũ Văn Cừ - SV năm thứ ba, ĐH Bách khoa vừa thở vừa… than. Cừ là một trong 25 sinh viên tình nguyện có mặt tại đây từ ngày 20/6 để giữ gìn trật tự và bảo vệ các bia tiết sĩ trong Văn Miếu.

“Đối phó với nạn sờ đầu rùa thật không đơn giản. Họ cứ phi lên, mình cũng không đỡ được. Chúng em chỉ hạn chế bớt được phần nào thôi” - Nguyễn Đạt, SV năm thứ hai ĐH Bách khoa cho biết. Mặc dù nhóm của Đạt hoạt động rất tích cực, nhưng vẫn “canh” không xuể cho 82 tấm bia tiến sĩ trong Văn Miếu. Hễ lơ là một chút là lại có người vụt lao vào sờ đầu rùa, đặt vàng hương, tiền lẻ.

“Nhiều em học sinh tỉ tê năn nỉ, không năn nỉ được thì trêu đùa. Tệ nhất là có những phụ huynh không chịu hiểu, không giúp đỡ mà còn to tiếng, thậm chí nói nặng lời, xúc phạm sinh viên tình nguyện chúng em” - Cừ bức xúc.

Những tấm áo xanh đẫm mồ hôi vẫn không ngơi nghĩ cách đối phó với những người thiếu ý thức, lăm le sờ đầu rùa đá. “Càng sát ngày thi, chúng em làm việc càng vất. Giá như ý thức của người dân cao hơn thì lực lượng tình nguyện viên chúng em đã có thể bổ sung cho đội tiếp sức mùa thi, giúp đỡ được thêm cho bao nhiêu người” - Cừ tâm sự đầy tiếc nuối.

Quy định chỉ là quy định?

“Bia tiến sĩ và đầu rùa là những di vật có giá trị, di sản văn hóa của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Đó cũng là biểu tượng của sự thành đạt và trí tuệ của người Việt. Vì vậy giữ gìn và bảo vệ là hết sức cần thiết. Đây không chỉ là nhiệm vụ của những người quản lý khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám mà là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người, trong đó có khách tham quan” – ông Đặng Kim Ngọc, Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa – Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, giải thích về quy định cấm sờ đầu rùa và bia tiến sĩ trong Văn Miếu.

Đã có hàng rào bảo vệ và quy định cấm nhưng những học sinh này vẫn cố tình nhảy qua vò tiền lên bia. Còn hồ Văn thì ngập tiền lẻ do thí sinh và người nhà vứt xuống Đã có hàng rào bảo vệ và quy định cấm nhưng những học sinh này vẫn cố tình nhảy qua vò tiền lên bia. Còn hồ Văn thì ngập tiền lẻ do thí sinh và người nhà vứt xuống
Đã có hàng rào bảo vệ và quy định cấm nhưng những học sinh này vẫn cố tình nhảy qua vò tiền lên bia. Còn hồ Văn thì ngập tiền lẻ do thí sinh và người nhà vứt xuống
Đã có hàng rào bảo vệ và quy định cấm nhưng những học sinh này vẫn cố tình nhảy qua vò tiền lên bia. Còn hồ Văn thì ngập tiền lẻ do thí sinh và người nhà vứt xuống

Quan niệm xoa đầu cụ rùa với mong muốn đỗ đạt vẫn nằm trong niềm ngưỡng vọng tâm linh của nhiều người. Dẫu biết rằng đó là một khát vọng chính đáng. Nhưng việc xoa đầu rùa sẽ làm mất đi giá trị nguyên bản của di vật.

“Vì vậy, quy định cấm xoa đầu rùa cũng như bia tiến sĩ là một việc làm hợp lý, cần trông chờ rất nhiều vào ý thức của khách tham quan. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ để bảo vệ và phát triển bền vững khu di tích” – ông Đặng Kim Ngọc khẳng định.

Dù vậy, chừng nào ý thức của người dân không tự giác thì chừng ấy những quy định còn bị phớt lờ. Và cứ mỗi mùa thi đến, người ta lại không khỏi phẫn nộ trước những hành vi phi văn hóa của một bộ phận giới trẻ Việt Nam trước một di tích lịch sử cao quý của dân tộc.

  • Quỳnh Anh – Vân Anh


,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,