221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1317790
Khốn đốn cảnh chạy lũ
0
Article
null
Khốn đốn cảnh chạy lũ
,

“Năm nào cũng vậy, khoảng tháng 10, tất cả đồ dùng cần thiết trong nhà xếp gọn trong tư thế chạy lũ. Các vật dụng lớn như phản gỗ, bàn ghế đã được buột chặt, có khách vào chịu khó ngồi bệt dưới sàn nhà.

Khốn đốn tình cảnh chạy lũ

Đợt lũ lịch sử cuối tháng 11-2009, đã tàn phá nhiều làng mạc, nhà cửa của nhân dân huyện Đồng Xuân, Tuy An (Phú Yên) và cướp đi sinh mạng 81 người dân tỉnh này. Chưa hết bàng hoàng, giờ đây đợt lũ đầu tháng 11-2010 gây ngập lụt, nhà cửa nhiều vùng dân cư chìm trong nước lũ, thảm khóc.

d
Cột chặt đồ đạc đưa lên cao tránh lũ

Người dân vùng lũ đã chủ động phòng tránh lũ, tất cả đồ dùng cần xếp gọn treo lên mái nhà. Các vật dụng lớn như phản gỗ, bàn ghế cơi nới dùng dây buột chặt.

Tính tới thời điểm này, Phú Yên và Khánh Hòa đã di rời hơn 7.500 người dân đến nơi an toàn.

Toàn khu vực nam Trung bộ có 8 người chết, 6 người mất tích vì lũ.

Người dân xóm Giữa (thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân) đã quá mệt mỏi vì chạy lũ.

Cụ Võ Thị Hồng (73 tuổi), ở xóm Giữa than thở: “Tối ngày 2/11, cả nhà chạy vô Trung tâm văn hóa và Thể thao huyện Đồng Xuân tránh lũ. Mấy cô, chú trực ở đó thương tình mời vào trong, buổi tối do cúp nước phải nhúng bánh tráng nước trời mưa ăn lót dạ”.

Từ kinh nghiệm đợt lũ cuối tháng 11/2009, người dân xóm Giữa đã chủ động với phương án chạy lũ nên tất cả các vật dụng trong nhà đều “treo” lên trần nhà.

Tại nhà cụ Võ Thị Mười (64 tuổi), quạt điện, điện thoại bàn đã “treo” lơ lửng buộc trên ruôi mè. Cụ Mười, nói: “Năm nào cũng vậy, khoảng tháng 10, tất cả đồ dùng cần thiết trong nhà xếp gọn trong tư thế chạy lũ. Các vật dụng lớn như phản gỗ, bàn ghế đã được buột chặt, có khách vào chịu khó ngồi bệt dưới sàn nhà, chứ già cả rồi chất lên khiêng xuống nặng lắm không làm nổi. Tôi sống độc thân...”.

Người dân vùng lũ 2 huyện này đã chủ động phòng tránh lũ, tất cả đồ dùng cần xếp gọn treo lên mái nhà. Các vật dụng lớn như phản gỗ, bàn ghế cơi nới dùng dây buột chặt lên trần nhà (Ảnh: Mạnh Hoài Nam)

Người dân vùng lũ 2 huyện này đã chủ động phòng tránh lũ, tất cả đồ dùng cần xếp gọn treo lên mái nhà. Các vật dụng lớn như phản gỗ, bàn ghế cơi nới dùng dây buột chặt lên trần nhà (Ảnh: Mạnh Hoài Nam)

Đợt mưa kéo dài từ ngày 1 đến ngày 3-11, nước lũ lớn nhanh bất ngờ, rạng sáng ngày 2-11, hàng trăm ngôi nhà ở thôn Tân Hòa, xã Xuân Sơn Nam (Đồng Xuân) và thôn Định Trung 2, xã An Định (Tuy An) nước lũ ngâm chỉ còn ló nóc. Họ thoát khỏi lũ lớn bất ngờ bằng cách chỉ kịp khóa cửa, lùa đàn bò vào trú ẩn các trường học, công sở.

d
Ông Phạm Hồng Minh, ở thôn Định Trung 2 đứng trên đường sắt thất thần nhìn ngôi nhà chìm nghỉm trong nước lũ. “Năm nay nước lũ lớn nhanh không thua kém gì năm ngoái. Tôi chủ động trước nên đem toàn bộ xe đạp, xe máy, xoong nồi lên buột vào trụ thành đường sắt. Vậy mà khi nước lũ vào chỉ kịp dắt hai con bò buột dây đứng trước mái trường mẫu giáo của thôn”.

Mô tả ảnh.
Nếu không treo được lên trần nhà thì người dân cũng cột chặt đồ đạc với nhau để hạn chế bị lũ cuốn (Ảnh: Mạnh Hoài Nam)


Thành phố Tuy Hòa thành sông

Nước lũ đổ về nhanh khiến TP.Tuy Hòa ngập chìm trong nước. Thông tin vừa nhận được từ Ban PCLB – TKCN, một thanh niên ở xã Hòa Bình 1 (Tây Hòa, Phú Yên) bị nước cuốn trôi.

Nạn nhân là anh Trần Minh Dương (21 tuổi), ở thôn Phú Nông xã Hòa Bình 1. Đến 10g sáng 3/11, lực lượng cứu hộ cứu nạn Phú Yên vẫn chưa tìm thấy tung tích. Đến nay, tỉnh Phú Yên đã có 5 người chết do lũ cuốn trôi.

Sáng nay, mực nước các sông rất cao, chảy xiết. Nhiều ngôi làng nước vào nhà dân ngập sâu.

Mô tả ảnh.
Các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Duy Tân, Hùng Vương... ngập sâu từ tối 2/11.

Mô tả ảnh.
Trạm xe buýt.

Mô tả ảnh.
Trước siêu thị trên đường Duy Tân (TP.Tuy Hòa).

Mô tả ảnh.
Ngã 5 TP.Tuy Hòa trở thành nơi hợp chợ của các tiểu thương từ tối 2/11.

Mô tả ảnh.
Hàng loạt ngôi làng ở các huyện ngập sâu.

Theo dõi sát để cứu dân


Làm việc tại tỉnh Ninh Thuận chiều tối ngày 2/11, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo: “Diễn biến của lũ vẫn còn khá phức tạp và chỉ đạo Ninh Thuận cần tiếp tục theo dõi thường xuyên dự báo thời tiết, nắm bắt nhanh diễn biến của thời tiết từng giờ, để có giải pháp ứng cứu, sơ tán kịp thời người dân ở những vùng có nguy cơ sạt lở”.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh không chủ quan, cần cảnh giác với tình hình để kịp thời ứng phó với lũ, tỉnh cần phân công các đồng chí lãnh đạo tích cực đi kiểm tra địa bàn để chỉ đạo xử lý những tình huống xấu có thể xảy ra đồng thời tìm biện pháp khắc phục thiệt hại sau lũ.

Bên cạnh đó, tỉnh tiến hành hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men, quần áo và các yếu phẩm cần thiết cho người dân ở những khu vực dân tập trung trú tránh lũ; theo dõi, xả lũ hợp lý ở các hồ, đập đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ lưu; tổ chức kiểm tra, khắc phục các công trình giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng.


Áp thấp lại gây mưa lớn, lũ sẽ lên lại

Áp thấp này hình thành trên vùng biển phía Bắc đảo Trường Sa. Hồi 13 giờ chiều nay (03/11), vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 12 – 14 độ vĩ Bắc; 111 – 113 độ kinh Đông. Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp này di chuyển chậm theo hướng Tây.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với đới gió đông bắc mạnh và nhiễu động trong đới gió đông trên cao, ở khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9 – 10 và có mưa dông mạnh. Biển động rất mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh.

Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to đến rất to.

Mô tả ảnh.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa ở nam Trung bộ sẽ còn lớn hơn trong những ngày tới (Ảnh: VietNamNet)

Do ảnh hưởng mưa của không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động trong đới gió đông trên cao, ngày và đêm nay (3/11), lũ các sông từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và Gia Lai sẽ lên lại; các sông từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế và Kon Tum, Đăk Lăk sẽ lên.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn cảnh báo đợt lũ này có thể kéo dài 2 – 3 ngày; trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có khả năng xuất hiện một đợt lũ lớn, đỉnh lũ có thể lên mức BĐ2 – BĐ3, nhiều nơi lên trên mức BĐ3; các sông ở Quảng Trị, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum và Đăk Lăk lên mức BĐ1 – BĐ2, có nơi trên mức BĐ2.

Đây là một đợt mưa, lũ lớn có khả năng xảy ra trên diện rộng nên cần chủ động đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ven sông và ngập lụt sâu ở vùng trũng, đồng bằng hạ lưu các sông, suối ở các tỉnh trên.

Diễn biến thời tiết như trên lại làm dấy lên lo ngại tình trạng ngập lụt sẽ khó kiểm soát nếu các hồ thủy điện vẫn tiếp tục “điệp khúc” xả lũ.


Vietnam Airlines hủy các chuyến bay đến và đi từ Nha Trang

Ngày 3/11, Vietnam Airlines ra thông báo, do ảnh hưởng của gió đông bắc mạnh kết hợp với nhiễu động đới gió đông trên cao tạo ra mưa lớn gây tình trạng ngập úng tại các tỉnh miền Nam Trung Bộ và khiến sân bay Cam Ranh bị cô lập với các tuyến giao thông đường bộ.

Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho hành khách, trong các ngày từ 01/11/2010 đến 02/11/2010, Vietnam Airlines đã hủy 12 chuyến bay nội địa đến/đi từ sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa), trong đó có 6 chuyến trên đường bay Hà Nội – Nha Trang và 6 chuyến trên đường bay TP.HCM – Nha Trang.

Hãng hàng không này cũng cho biết, để hỗ trợ các hành khách bị ảnh hưởng nói trên, trong ngày hôm nay 3/11, do điều kiện thời tiết đã tốt lên và đảm bảo điều kiện khai thác, Vietnam Airlines quyết định sử dụng tàu bay lớn hơn (tàu bay Airbus A321 thay cho Airbus A320) trên 6 chuyến bay giữa Nha Trang và TP.HCM.

Các chuyến bay giữa Nha Trang với Hà Nội và Đà Nẵng được khai thác bình thường.

(Vĩnh Lâm)

  • Ngọc Anh – Võ Tấn – Trâm Trân - An Bang
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,