221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1315751
"Trôi nổi" trách nhiệm vụ xe khách bị chìm?
1
Article
null
Hà Tĩnh:
'Trôi nổi' trách nhiệm vụ xe khách bị chìm?
,

- Khi bàn đến vấn đề trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc để xẩy ra vụ tai nạn thương tâm tại Hà Tĩnh vừa qua, chúng tôi đều nhận được câu trả lời “chúng tôi đã làm hết trách nhiệm”?

Sẽ điều tra vụ xe khách bị lũ cuốn
Xe khách bị lũ cuốn đã chạy trốn CSGT?
Về từ đáy sông Lam
Toàn cảnh trục vớt xe khách, nạn nhân

Vụ tai nạn kinh hoàng trên QL1A đoạn qua địa bàn xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân sáng ngày 18/10 vừa qua đã khiến 20 người thiệt mạng. Phải huy động tối đa lực lượng và phương tiện của tỉnh Hà Tĩnh và QK4, nhóm doanh nghiệp hảo tâm, đến 16h chiều ngày 21/10, chiếc xe khách 48K – 5868 mới được trục vớt lên. Trong số 20 người thì hiện vẫn đang còn 5 người mất tích, số còn lại thì đã được người thân mang về quê an táng.

Công việc tìm kiếm cứu nạn thì cũng cơ bản đã kết thúc. Vấn đề dư luận quan tâm hiện nay là việc điều tra nguyên nhân, trách nhiệm trong việc để xẩy ra vụ tai nạn trên.

Lập chốt chặn, xe vẫn lọt?!

Chúng tôi xin ngược câu chuyện để nói về tình hình mưa lũ trên QL1A ngày 17/18, khi vụ tai nạn chưa xẩy ra.

Sáng ngày 17/10, tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có mưa rất lớn, nước xả lũ của các công trình thủy lợi cùng nước trên thượng nguồn đổ về đã chia cắt nhiều điểm trên QL1A rất nghiêm trọng. Thời điểm đó, cơ quan quản lý đường bộ tại Hà Tĩnh (phụ trách khu vực từ Đèo Ngang đến km số 487 (đê Bấn – Hồng Lĩnh) cùng với lực lượng CSGT đã lập 4 chốt chặn trên QL1A để tránh mất an toàn cho các phương tiện.

Mô tả ảnh.

Đây là hình ảnh về chốt chặn ở Cầu Già (tiếp giáp hai huyện Thạch Hà và Can Lộc) trong tối 17/10. Lúc này, các phương tiện không được phép di chuyển qua cầu này vì đoạn Quốc lộ 1A bên kia cầu nước ngập sâu. Ảnh: Quốc Huy (chụp lúc 0h ngày 17/10)

Tại xã Cẩm Vĩnh (huyện Cẩm Xuyên), các xe khách được chốt chặn ở đây hướng dẫn đi đường tránh thành phố vì thời điểm đó đoạn đường QL1A qua đoạn này bị ngập nước sâu. Tương tự như vậy, phương tiện đi từ Bắc vào cũng được chốt chặn ở xã Thạch Long (Thạch Hà) hướng dẫn đi vào đường tránh.

Tại điểm chốt chặn ở Cầu Già. Đây là điểm chốt quan trọng nối giữa huyện Thạch Hà và Can Lộc. Ngày 17/10, đoạn QL1A đi qua đoạn xã Tiến Lộc nước dâng rất cao. Theo lời ông Nguyễn Trường Tương (Giám đốc công ty 474 - Khu quản lý đường bộ 4) thì tối hôm 17/10, các lực lượng của Cty 474, Cảnh sát giao thông… có nhiệm vụ ngăn không cho phương tiện di chuyển qua khu vực này để ra Bắc.

Chính nhóm phóng viên VietNamNet cũng bị chốt chặn này ngăn không cho đi qua Cầu Già lúc 23-24h ngày 17/10 nên không thể đi lên vùng lũ Hương Khê, Vũ Quang. Lúc 4h30’ ngày 18/10, khi chúng tôi quyết định lên đường để tiếp cận với các rốn lũ thì chốt chặn tại Cầu Già đã không còn hoạt động. Các phương tiện đi qua đoạn đường ngập lũ khá nhiều.

Khoảng 6h sáng 18/10, khi chúng tôi có mặt tại thị xã Hồng Lĩnh, đã thấy chốt chặn ở ngã tư đường 8A-8B hoạt động để hướng dẫn các phương tiện muốn tiếp tục đi ra Bắc thì bắt buộc phải đi qua đường tránh 8B.

Mô tả ảnh.

Còn đây là hình ảnh các phương tiện dễ dàng đi qua đoạn đường ngập sâu ở xã Tiến Lộc. Lúc này không còn lực lượng chốt chặn ở Cầu Già. Ông Nguyễn Trường Tương (Cty 474) cho biết, đêm 17/10, sáng 18/10, các phương tiện không được phép đi qua đoạn đường này, các lực lượng có nhiệm vụ trực 24/24. Ảnh: Duy Tuấn (chụp lúc 5h sáng ngày 18/10)

Thời điểm này thì chiếc xe khách BKS 48K-5868 chạy từ Đắk Nông ra Nam Định và chiếc xe Innova mang BKS 16L – 7085 đã bị lũ cuốn trôi tại khu vực xã Xuân Lam.

Theo thông tin từ phía cơ quan quản lý đường bộ, chốt chặn tại thị xã Hồng Lĩnh đã được lập trong ngày 17/10, lực lượng gồm có 4 cán bộ công an được tăng cường từ Cục CSGT đường bộ - đường sắt, tổ cán bộ Phòng CSGT Hà Tĩnh, Thanh tra giao thông và công an Hồng Lĩnh.

Hai phương tiện bị nạn nếu đi từ Tp. Hà Tĩnh ra trong đêm 17, rạng sáng ngày 18/10 thì phải đi qua 2 chốt chặn ở Cầu Già và Hồng Lĩnh mới có thể đến khu vực bị nạn.

Một câu hỏi đặt ra, nếu các lực lượng hoạt động 24/24 đúng như nhiệm vụ được giao để phân luồng, hướng dẫn các phương tiện, ngăn chặn các hành vi nguy hiểm thì tại sao 2 phương tiện trên lại có cơ hội bị lũ cuốn trôi?

Ngành nào cũng làm tròn nhiệm vụ?!

Ông Nguyễn Trường Tương thông tin rằng, trong đêm 17/10, trên đoạn đường QL1A, đoạn từ huyện Cẩm Xuyên ra Hồng Lĩnh có tới 4 chốt chặn cấm đường của các lực lượng chức năng.

Riêng tại chốt ở Cầu Già và ngã tư Hồng Lĩnh thì hoàn toàn cấm các phương tiện đi qua. Các lực lượng có nhiệm vụ trực 24/24.

Mô tả ảnh.

Vụ tai nạn thảm khốc tại Hà Tĩnh đã cướp đi sinh mạng của 20 con người. Vấn đề trách nhiệm của các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng được đặt ra khi mà chiếc xe bị tai nạn trong khu vực đã bị cấm, có chốt chặn của cơ quan quản lý đường bộ, thanh tra giao thông, địa phương và lực lượng CSGT. Ảnh: Hoàng Sang

Thế nhưng, khoảng 5h sáng ngày 17/10, các phương tiện vẫn đi qua chốt Cầu Già bình thường.

Ông Tương cho biết, vụ tai nạn xẩy ra không phải trên địa bàn của cơ quan ông quản lý. "Có điểm nào nước ngập mất an toàn thì chúng tôi sẽ phối hợp với công an, thanh tra giao thông để lập chốt chặn. Sào chắn chúng tôi có quyền lập chứ không có quyền chặn hay cho xe đi, cái đó là quyền của CSGT. Chúng tôi thì không có biển, không có thẻ, không có chế tài để xử lý cái đó”, ông Tương thanh minh.

“Anh em báo lại, trong đêm 17, rạng sáng 18/10 có rất nhiều xe vượt qua chốt chặn ở Hồng Lĩnh nhưng thẩm quyền của chúng tôi không có nên không làm gì được”, ông Tương nói..

Nói về trách nhiệm của Cty 474 khi vụ tai nạn xẩy ra, ông Tương cho rằng: Chúng tôi đã làm hết chức năng nhiệm vụ trong đợt mưa lũ vừa qua. Nếu lái xe cảm thấy không an toàn thì phải tự biết để dừng. Chúng tôi không có quyền chặn xe.

Mô tả ảnh.

Phải chăng các lực lượng tại một số chốt chặn trong đêm 17, sáng ngày 18/10 đã làm không tròn nhiệm vụ nên để chiếc xe khách này không biết đoạn đường này ngập sâu dẫn tới vụ tai nạn làm 20 người chết?

Có một điểm đáng lưu ý, lúc 12h trưa ngày 18/10, khi nhóm Pv. VietNamNet có mặt tại khu vực đê Bấn thì đã thấy có chốt chặn, có mặt CSGT tại đây, ngăn không cho các phương tiện di chuyển qua đoạn đường đang ngập sâu 1m nước tại địa bàn xã Xuân Lam.

Theo ông Nguyễn Thanh Bảo, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh thì 5h sáng ngày 18/10, cơ quan này có cử một số cán bộ đến làm nhiệm vụ tại đê Bấn, lúc này đã có sào của cơ quan quản lý đường bộ.

Trao đổi về vụ tai nạn kinh hoàng trên, ông Bảo cho biết, việc phân luồng, lập sào chặn là trách nhiệm của ngành giao thông đường bộ. Nhiệm vụ của CSGT là đảm bảo trật tự, hướng dẫn, phân luồng giao thông đã được cơ quan quản lý đường bộ chỉ ra.

“Hàng nghìn chiếc xe tắc dồn đống, khi không có sào thì không thể chặn được. Thái độ của lái xe, thái độ của khách không hợp tác trong việc phối hợp ngăn chặn xe. Có những xe đâm thẳng vào CSGT để chạy. Tối 18/10, cả hai chốt ở ngã tư Hồng Lĩnh và một chốt ở ngoài kia, khi xe CSGT quay ngang giữa đường nhưng lái xe vẫn lách tránh để vượt đi. Chúng tôi phải dùng xe đuổi theo bắt về công an Hồng Lĩnh để xử lý”, ông Bảo nói.

Mô tả ảnh.

Công việc trục vớt chiếc xe đã hoàn thành khi mà tỉnh Hà Tĩnh, QK4 và các lực lượng khác đã phải rất cố gắng trong thời điểm mưa lũ, khó khăn. 15/20 nạn nhân đã được đưa về quê an táng. Dư luận đang trông chờ vào sự công tâm của các cơ quan chức năng, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong vụ tai nạn chưa từng có tại Hà Tĩnh.

Đối với thông tin hai chiếc xe gặp nạn trong sáng ngày 18/10 thì ông Bảo lại hướng dẫn phóng viên “nên gặp cơ quan điều tra công an huyện Nghi Xuân để được rõ”.

Trước đó, khi thông tin với báo chí, ông Bảo lại nói rằng, chiếc xe trên đã bất chấp hiệu lệnh của CGST để chạy vào đoạn đường ngập sâu nước. CSGT có đuổi theo nhưng do trời tối nên không bắt được?

“Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm của mình. Còn trách nhiệm của ai, như thế nào thì anh ra hỏi cơ quan điều tra công an Nghi Xuân. Còn việc phân đường, cấm đường là của Cục quản lý giao thông đường bộ”, ông Bảo kết luận.

Thư gửi những linh hồn đau khổ

Hỡi linh hồn khổ đau của những người đã chết trên chuyến xe bất hạnh.

Nước lũ đã rút đi một chút trên dòng sông Lam, nhưng cơn lũ của đau thương đang dâng ngập trên xứ sở này. Bao nhiêu niềm vui mà chúng tôi dành dụm trong những ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long giờ như tan biến tất cả.

Kể từ khi nghe tin chiếc xe khách bị dòng lũ cuốn xuống sông Lam, hàng triệu người Việt Nam đã hướng về dòng sông ấy. Có biết bao người không cầm được nước mắt.

Trong dòng nước lạnh và chảy xiết kia, những người đàn ông, đàn bà, những cô gái và những đứa trẻ bất hạnh đang ở đâu. Tất cả những người Việt Nam có lương tâm đều thấy mình có lỗi. Hỡi các linh hồn đau khổ, xin hãy tha tội cho những người đang sống.

Những con người ấy đang trên đường trở về ngôi nhà của mình. Nhưng họ đã không về được nhà mình nữa. Trong những ngày này và mãi mãi về sau trên dòng sông ấy, đêm đêm trong mưa gió buồn bã, chúng tôi còn nghe lời kêu cứu của các linh hồn.

Có những người trong chúng tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi khi nghĩ rằng trong một ngày nào đó phải đi qua khúc sông ấy và chúng tôi không chịu được nỗi buồn đau và ân hận.

C
húng tôi sẽ không bao giờ trả lời được câu hỏi của các linh hồn: "Các người hãy trả lời đi, vì sao chúng tôi phải chết như thế? Vì sao các người không chặn được chiếc xe ấy lại? Vì sao người lái xe cứ lao thẳng chiếc xe đưa chúng tôi vào cái chết?"

Nước sông Lam có bao giờ buốt lạnh như những ngày này không? Gió đôi bờ sông Lam có bao giờ gào thét bi thương như những ngày này không? Trong tâm trí đau buồn của biết bao người đang sống, những đứa trẻ vẫn lang thang dọc đôi bờ sông tìm mẹ.

Chúng không bao giờ lớn lên được nữa. Chúng bỏ lại những đồ chơi rẻ tiền mà ông bà, cha mẹ, chú bác đã dành dụm mua tặng chúng trong mùa Trung thu vừa qua.

Những người đàn ông, đàn bà chết oan uổng vẫn ngơ ngác với câu hỏi "Vì sao chúng tôi phải chết?". Họ lang thang dọc hai bờ sông Lam. Họ mãi mãi không bao giờ về tới nhà mình. Và những người sống chúng ta mãi mãi không bao giờ được tha thứ.

(Trực Ngôn - Tuần Việt Nam)


  • Duy Tuấn – Hoàng Sang - Hà Trường
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,