221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1298145
Đứa trẻ mang biệt danh "Bin-La-Đen" ở chợ cá
1
Article
null
Kỳ cuối:
Đứa trẻ mang biệt danh 'Bin-La-Đen' ở chợ cá
,

- Hết “mót” tới trộm, rồi đánh nhau, "Bin- La- Đen" trở thành nỗi ái ngại của không ít tiểu thương chợ đêm. Nhưng sau đó "Bin- La- Đen" được bảo vệ chợ cảm hoá đưa vào làm việc cho một chủ vựa cá trong chợ, với mức lương một 70.000 đồng/đêm.

TIN LIÊN QUAN


Tương lai mịt mù

Biết chúng tôi đang tìm hiểu về những đứa trẻ khu chợ cá, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó phòng bảo vệ chợ kể cho chúng tôi nghe một trường hợp đặc biệt trong số những đứa trẻ kiếm ăn nơi đây.

Câu chuyện xoay quanh đứa trẻ chưa đầy 12 tuổi nhưng đã làm “đại ca” khu cá đồng cách đây 2 năm. Với biệt danh “Bin- La- Đen”, đứa trẻ đó đã làm không ít chuyện khiến các chủ vựa cá phải khốn khổ.

Do hoàn cảnh khó khăn, "Bin- La- Đen" theo gia đình bỏ ghe lên chợ kiếm kế sinh nhai. Những ngày đầu bán vé số, anh em của nó bị lỗ nặng, cuối cùng phải vào mót cá của thương lái trong chợ.

Tuy dáng người nhỏ bé nhưng bù lại "Bin- La- Đen" rất lì đòn; nước da đen nhẻm, đầu trọc lóc có tướng của một “đại ca”.

Nhiều đứa trẻ bị cha mẹ buộc phải "mót cá", "típ cá" ở chợ Bình Điền.



Nhiều lần bị bảo vệ chợ bắt, bị chủ xe cá đánh nhưng không làm cho "Bin- La- Đen" khiếp sợ. Sau một thời gian, "Bin- La- Đen" đã tập hợp dưới trướng một nhóm “nhóc tì” làm việc cho mình.

Hết “mót” tới trộm, rồi đánh nhau, "Bin- La- Đen" trở thành nỗi ái ngại của không ít tiểu thương chợ đêm. Nhưng sau đó "Bin- La- Đen" được bảo vệ chợ cảm hoá đưa vào làm việc cho một chủ vựa cá trong chợ, với mức lương một 70.000 đồng/đêm.

Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi xuống chợ cá tìm "Bin- La- Đen" nhưng các chủ vựa cho biết nó đã bỏ đi cách đây 3 tháng. Giờ đây không biết "Bin- La- Đen" đang lang thang nơi góc chợ nào. Một số chủ xe cá cho biết, nó đã dính vào “keo chó”.

Trong số những đứa trẻ kiếm cơm nương nhờ chợ cá, có không ít đứa trẻ bị chính cha mẹ chúng bắt ép.

Đàng sau những thân hình nhỏ bé len lỏi giữa các xe cá là một bộ phận không nhỏ những con người có sức khoẻ nhưng không làm việc. Họ là những người đưa bọn trẻ lên chợ, cho chúng ăn và sai chúng đi mót cá thậm chí là trộm cá về cho họ đem đi tiêu thụ.

“Cha mẹ của H. là một ví dụ. H. thường đem cá mót được đưa cho cha của em ngồi đợi ở quán cà phê bên đường, đem ra ngoài bán kiếm tiền”- ông Ngô Văn Việt, Trưởng phòng bảo vệ cho biết.

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, cha mẹ của H. không phải là người đau yếu, vẫn có thể đi làm được nhưng lại sử dụng con như một công cụ để kiếm tiền.

Thiếu sự giáo dục từ cha me, đã làm không ít em nhỏ tại chợ thuỷ sản Bình Điền rơi vào vòng phi pháp.

Minh “tàng” là một điển hình nhưng đó chỉ là một trong vô số những đứa trẻ nơi chợ cá này. Nhóm này bị bắt, nhóm khác sẽ lại lên, đứa trẻ này làm “đại ca” rồi sẽ có đứa khác “giành số”. Cứ thế, những đứa trẻ bị cuốn vào vòng xoáy phi pháp, vật vờ như những con cá ươn mà chúng đổ máu để “típ”.

“Trách bọn trẻ một, trách gia đình xã hội mười”

Nhìn những đứa trẻ sống bằng nghề “mót” và “típ cá” ở chợ đầu mối Bình Điền trong đêm, bất kể mưa gió, chúng tôi không khỏi chạnh lòng.

Phần lớn những đứa trẻ chúng tôi gặp đều có hoàn cảnh éo le, nghèo khó, không được học hành... Đối với chúng, được “nếm” niềm vui bên gia đình, ăn một bữa cơm chung hay được một đôi lần đi chơi với cha me…là thứ xa xỉ.

Không kiếm được "chiến lợi phẩm", bọn trẻ sẵn sàng đối viện với những cái bạt tai của cha mẹ chúng.



Tuổi thơ của chúng đã bị “miếng cơm, manh áo” lấy đi, chỉ còn lại một dáng người gầy còm, khuôn mặt già dặn như người lớn.

Mới 11, 12 tuổi, chúng đã chai lì với những trận đòn, những lần đánh nhau giữa các băng nhóm để giành miếng cơm.

Nhìn lại việc Lưu Văn Hiếu (11 tuổi) mót cá bị bảo vệ chợ đánh, xén tóc vào ngày 25/6, hành động của bảo vệ chợ là sai trái nhưng việc làm Hiếu cũng không đúng. Việc vào chợ mót cá là không được phép nhưng bọn trẻ vẫn làm.

“Nếu trách bọn trẻ một, thì trách gia đình, xã hội mười. Bọn trẻ không có lỗi, người có lỗi chính là những người sinh ra chúng mà không quan tâm chăm sóc”. Đó là nỗi niềm của ông Phạm Ngọc Hùng (Phó Giám đốc chợ thủy sản Bình Điền) khi trăn trở về những đứa trẻ mưu sinh nơi đây.

  • Trịnh Sơn - Thu Thắm
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,