221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1288861
Tuỳ tiện và báng bổ như... bảng tên đường
0
Article
null
Tuỳ tiện và báng bổ như... bảng tên đường
,

- Tuỳ tiện, cẩu thả, thậm chí… báng bổ là những gì người dân, du khách có thể thấy từ các bảng tên đường ở Đà Nẵng.

Tuỳ tiện

 

Là người con đất Quảng nên nhà cách mạng ái quốc Phan Châu Trinh luôn là niềm tự hào lớn lao của người dân Quảng Nam - Đà Nẵng. Tuy vậy, một thời gian dài đã có sự không thống nhất về cách gọi tên ông. Người gọi Phan Châu Trinh, người lại gọi Phan Chu Trinh. Sau nhiều tranh cãi, qua nghiên cứu kỹ càng tư liệu lịch sử, tham khảo ý kiến các nhà khoa học…, TP Đà Nẵng đã thống nhất với tên gọi Phan Châu Trinh.

 

Mô tả ảnh.

Nhà lưu niệm cụ Phan ở Đà Nẵng chính thức mang tên: Nhà lưu niệm Phan Châu Trinh Ảnh: HC

 

Đường, phố, trường học, nhà lưu niệm chí sĩ họ Phan đều đã mang tên gọi chính thức Phan Châu Trinh. Vậy mà trong cùng một ngã tư Phan Châu Trinh - Lê Đình Dương, trong khi bảng tên đường ở góc Đông Bắc mang tên Phan Châu Trinh bảng tên đường ở góc Tây Nam lại vẫn mang tên Phan Chu Trinh!

 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Vậy mà hai bảng tên đường ở ngã tư Phan Châu Trinh - Lê Đình Dương, cái thì mang tên Phan Châu Trinh, cái lại mang tên Phan Chu Trinh!

 

Sự tuỳ tiện như vậy xuất hiện khá phổ biến trên các bảng tên đường ở Đà Nẵng, nhất là khi viết tắt tên các nhân vật được đặt tên. Ở ngã tư Lê Duẩn - Nguyễn Thị Minh Khai, trong khi bảng tên đường ở góc Đông Nam viết đầy đủ họ tên nhà nữ cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai thì ở góc Tây Bắc lại viết tắt rất tuỳ tiện: Ng. (có dấu ngã ở trên) Thi (không có dấu nặng) Minh Khai. Khách nước ngoài đi tìm đường hẳn không thể biết đây là đường gì, dù cầm bản đồ trên tay!

 

Mô tả ảnh.

Ở cùng ngã tư Lê Duẩn - Nguyễn Thị Minh Khai, bảng tên đường khi thì viết đầy đủ họ tên Nguyễn Thị Minh Khai

 

Mô tả ảnh.

Khi lại viết tắt hết sức tuỳ tiện và sai chính tả!

 

 

Cẩu thả

 

Bên cạnh đó, cơ quan có trách nhiệm đặt bảng tên đường ở Đà Nẵng còn tỏ ra rất cẩu thả. Trên tuyến đường Bạch Đằng chạy dọc bờ Tây sông Hàn vốn được xem là “mặt tiền” của TP này có ngã ba Văn Duyệt - Bạch Đằng. Tuy nhiên, bảng tên đường đã sai chính tả nghiêm trọng khi viết là Lê Văn Dụyêt!

 

Mô tả ảnh.

Bảng tên đường Lê Văn Duyệt bị viết sai chính tả nghiêm trọng

 

Có những bảng tên đường mà khi đặt, có lẽ người ta chỉ cốt để cho có chứ không hề nghĩ đến hiệu quả phục vụ. Bởi vậy mà bảng tên đường Lê Đình Dương (ngã tư Lê Đình Dương – Phan Châu Trinh) bị cây cối che phủ kín mít. Còn một bảng tên đường Đống Đa thì… nằm khuất sau trụ điện với mớ dây điện nhùng nhằng, không ai có thể thấy rõ!...

 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Hàng loạt bảng tên đường bị cây cối, trụ điện, mái hiên... che khuất hoàn toàn

 

Thậm chí... báng bổ!

 

Bảng tên đường, trước hết là công cụ dẫn đường. Ở Việt Nam, bảng tên đường thường mang tên các danh nhân, anh hùng dân tộc, địa danh lịch sử, văn hoá… Do vậy, nó còn mang trọng trách là những “chỉ dấu” cho người dân, du khách và nhất là giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống, bản sắc văn hoá, lịch sử đấu tranh oai hùng của cả một đất nước, một dân tộc, một vùng đất…

 

Mô tả ảnh.

Bảng tên đường Đống Đa rơi đâu mất, thay vào đó lại "lòi" ra cái tên từ hồi... Pháp thuộc!

 

Không hiểu Đà Nẵng “nghèo” đến mức nào mà phải tận dụng lại những trụ gắn bảng tên đường đã quá cũ. Hậu quả là ở ngã tư Đống Đa – Lý Tự Trọng, tấm bảng mang tên chiến tích oai hùng của quân dân ta thời Tây Sơn đánh thắng giặc Thanh xâm lược bị… rơi đâu mất. Thay vào đó lại “lòi” ra dòng chữ khắc trên bảng bêtông, mang cái tên từ hồi Pháp thuộc: Due Madechal Foch!

 

Mô tả ảnh.

Bảng tên đường Nguyễn Thái Học - Nguyễn Chí Thanh

 

Nhưng báng bổ nhất phải nói đến bảng tên đường mang tên nhà yêu nước Nguyễn Thái Học và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tơi tả đến mức bảng tên cong vêu, bêtông vỡ nát, lòi cả sắt thép nham nhở…

  • Hải Châu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,