221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1290119
Kinh ngạc những người mù “phi ngựa” mưu sinh
0
Article
null
Bài 2:
Kinh ngạc những người mù “phi ngựa” mưu sinh
,

– Chỉ nhìn thấy lờ mờ trong bán kính chừng 1m nhưng hằng ngày anh vẫn ngược xuôi đẩy xe bán nước giải khát trên xa lộ Hà Nội (TP.HCM), nơi thường xảy ra tai nạn giao thông kinh hoàng. Xe nước giải khát đã từng bị xe tải cán nát nhưng để kiếm tiền chữa mắt, anh đành bất chấp hiểm nguy…

TIN LIÊN QUAN

Anh tên Phan Minh Phúc, 31 tuổi, quê Bến Tre, hiện đang tá túc trong căn nhà trọ ở khu phố 6, P. Trường Thọ, Q. Thủ Đức – TP.HCM.
Mong không bị xe cán chết
Vừa lọt lòng, anh Phúc đã phải chịu cảnh mồ côi mẹ. Năm lên 10 tuổi, bất hạnh lại ập đến, sau một cơn sốt bại liệt, đôi mắt anh cứ mờ dần…

Anh Phúc sống bằng nghề bán nước giải khát trên xa lộ Hà Nội. Ảnh: H. Mến.


Năm 2005, thương con, bố đưa anh lên Sài Gòn để khám mắt. “Lúc đó bác sỹ nói phải có đủ 17 triệu mới thay được giác mạc. Trong túi chỉ có vài triệu đồng nên hai cha con phải lủi thủi ra về”, anh nhớ lại.

Chưa kịp kiếm đủ tiền chữa mắt cho con thì bố anh qua đời. Từ đó một mình anh neo bám đất Sài Gòn sống cảnh “nửa tối nửa sáng”.

Sau hàng nghìn bất chấp hiểm nguy, bán nước trên xa lộ Hà Nội, đầu năm 2009, anh tích góp được 5 triệu đồng định khi nào đủ tiền sẽ đi thay giác mạc. Đùng một cái nấm mộ mẹ ở quê bị nước sông san phẳng nên anh phải gửi hết tiền về quê nhờ người thân xây lại. Thế là "ước mơ chữa mắt" của anh lại phải bắt đầu từ con số không.

“Mỗi lần về quê mình hay đến mộ mẹ để thắp hương mong bà phù hộ để mình đẩy xe bán nước mà không bị xe tải cán chết. Mình đã mấy lần bị xe ủi, có lần tủ kính xe vỡ tan tành nhưng người ngợm chẳng sao, chắc do mẹ linh thiêng yểm trợ”, anh Phúc tự an ủi mình.

“Buôn bán ngày càng èo uột. Từ sáng đến tối chỉ kiếm được 30-40 ngàn. Vậy mà có người biết mắt mình mờ nên lấy tiền giả tráo tiền thật”, anh Phúc kể, mới đây một người đàn ông dùng tờ 200.000 đồng giả để mua một chai nước ngọt rồi nhận 195.000 đồng tiền thối rồi biến mất dạng. Chưa hết, biết anh không nhìn rõ nhiều người cố tình đưa tiền rách, hoặc quỵt luôn.

“Một ngày mà gặp 2 ông khách ông khách “quên” trả tiền thì có 100 năm nữa mình cũng không đủ tiền để chữa mắt”, anh Phúc vừa nói vừa cười buồn.
30 giây chết điếng!
“Quái lạ, hai giờ trước mình gặp cô gái mù này đang bán vé số gần chợ An Đông - quận 5, sao bây giờ lại xuất hiện ngay trung tâm quận 1?” Tôi tự hỏi làm sao một người mù có thể đi nhanh đến thế giữa Sài Gòn xe ngang xe dọc!

Tò mò, tôi rảo bước theo cô gái khiếm thị để xem cách cô đi. Chỉ với một cây gậy nhôm, cô gõ đều trên vỉa hè vừa dò đường vừa “báo động” để mọi người tránh lối đi. Đoạn vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) trống trải nên tốc độ đi của cô chẳng thua người thường.

Rất nhiều lần chị Nhi bị xe máy tông ngay trên vỉa hè. Ảnh: H. Mến


Tuy nhiên, khi cô rẻ trái vào đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), chiếc gậy nhôm liên tục va phải những chiếc xe máy dựng phía trước các quán cà phê buộc cô “thắng gấp”. Dù đã giảm tốc độ nhưng đi được một đoạn cô va phải vào một người của người đàn ông đang đứng trên vỉa hè. Đứng dậy đi tiếp, được một đoạn, cô lại vấp phải một gốc cây…

“Em tên Nguyễn Thị Nhi, nhà ở Bến Cát (tỉnh Bình Dương), hồi trước vỉa hè trống trơn đi còn dễ. Bây giờ một ngày em vấp té mấy lần, chân tay trầy trụa hết”, cô gái giới thiệu, khi tôi bắt chuyện.

Để hiểu cảm giác của Nhi khi “phi ngựa” giữa Sài Gòn, trong lúc rảo bước theo cô, tôi cũng thử nhắm mắt lại … Tuy nhiên chỉ đi được vài chục bước tôi đã khiếp vía vì trước mắt là không gian tối thui trong khi tiếng xe nổ, tiếng còi hú, tiếng người cười nói đổ dồn vào tai như nổ tung.

Với người thường, đi lại trên vỉa hè ở Sài Gòn cũng chẳng dễ dàng gì, nói chi đến người mù. Ảnh: Trung Thanh.


Tôi đứng khựng giữa "ma trận" tiếng ồn, đang suy nghĩ có nên "thử nghiệm" thêm vài bước chân nữa không thì hai chiếc xe máy từ phía sau rồ ga băng từ lòng đường lên vỉa hè lượn sát người khiến tôi muốn rớt tim ra ngoài.

Bán một tấm vé số em lời được 1.000 đồng. Một ngày em đi từ quận 5 qua quận 1 có khi vòng lên quận 8 hoặc quận Tân Bình mới kiếm được 100.000 đồng. Không đi nhanh không hết vé đâu anh!”, Nhi kể rồi thở dài: “Tiền kiếm được cũng chỉ đủ trả phòng trọ, sống qua ngày. Vậy mà có người thấy mình mù nên lừa lấy cả xấp vé số nhưng chỉ đưa có mười ngàn đồng”.

(Còn nữa...)

  • Hoàng Mến


,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,