221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1283393
Bảo quản tệ, thuốc chữa bệnh thành thuốc độc
0
Photo
null
Bảo quản tệ, thuốc chữa bệnh thành thuốc độc
,

Từ 3 năm trước, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu bắt buộc đối với các nhà thuốc về đảm bảo tiêu chuẩn bảo quản thuốc tốt, nơi bán thuốc phải duy trì ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C, độ ẩm bằng hoặc dưới 75 % để bảo đảm chất lượng thuốc. Tuy nhiên, thuốc chữa bệnh vẫn... biến chất tại nhiều nhà thuốc nhỏ, lẻ, thiếu trang thiết bị.


Tin bài mới trên VNN:
Khi lãnh đạo được dân mê tín phong thánh

Âm thầm đua lãi suất, ngân hàng đẩy nhau vào thế bí

Rỉ tai nhau chuyện trả thù tình “made in sinh viên”


Trời nóng, thuốc… hấp hơi ?


Chị Trần Tuyết Mai vào một tiệm thuốc tây trên đường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng) hỏi mua mấy hộp vitamin C để “tăng sức đề kháng” cho gia đình trong mùa hè nóng nực. Kiểm tra hạn sử dụng thấy thuốc còn ghi đến cuối năm 2012 nên chị yên tâm. Tuy nhiên, hôm sau lấy ra cho gia đình sử dụng mới thấy trong số thuốc mình mua về có những viên ngả màu ố vàng và thuốc bị rã ra vì mủn.

vmc
Một nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP


Đọc chỉ dẫn trên bao bì, chị Mai thấy dòng chữ ghi nội dung thuốc bảo quản cần tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp thì chị mới giật mình vì tiệm thuốc tây chị mua, bao nhiêu loại thuốc đều bày trong tủ kính nơi mặt tiền rộng chỉ chưa đầy 3m, ẩm thấp và nóng nực. Mang thuốc đến xin đổi lại nhưng không được đồng ý, chủ quán chỉ giải thích ngắn gọn: “Thuốc còn hạn sử dụng, mùa hè nóng thế này thì thuốc… hấp hơi là chuyện bình thường!”. Tuy vậy, chị Mai cũng chẳng dám “dũng cảm” đem số thuốc ấy về cho gia đình uống.


Có kinh nghiệm trong việc mua thuốc dự trữ sẵn để trị một số bệnh thông thường như cảm sốt, đau nhức, ho, tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng... trong gia đình, chị Bích (Thanh Xuân, Hà Nội) nhất quyết từ chối vỉ thuốc pracetamol bị rạn khi thấy cô dược tá tại nhà thuốc trên đường Khâm Thiên lấy thuốc ra từ tủ kính nóng hầm hập.


Theo khảo sát của chúng tôi, tại một số khu vực trung tâm, nơi có nhiều nhà thuốc rải rác như tại đường Phương Mai, Giải Phóng, Khâm Thiên, Nguyễn Trãi… rất ít nhà thuốc sử dụng điều hòa để giảm nhiệt độ “nhà thuốc”.


Tại khu vực ngoại thành như Hà Đông, Giáp Bát… tình hình còn tệ hơn. Các nhà thuốc nhỏ, lẻ tại đây diện tích mặt bằng chưa đầy 5-7 m2, và cũng chủ yếu tận dụng mặt tiền nhà ở để kinh doanh nên thuốc được trưng bày ngay trong tủ kính phía ngoài cửa, nơi “đón ánh sáng mặt trời”, nhiều nơi trông không khác gì các quầy tạp hóa.


Theo “lý giải” của một chủ nhà thuốc trên đường Giải Phóng (đoạn trước cổng bệnh viện Bạch Mai) tại các nhà thuốc này, phòng ốc bé, đầu tư máy móc thêm chật chội, rồi lại chi phí điện đóm tốn kém!”. Nhiều chủ nhà thuốc cho biết, tuy có đầu tư điều hòa để đạt tiêu chuẩn GPP nhưng thực tế trong quá trình hoạt động lại ít sử dụng để tiết kiệm chi phí do giá điện ngày càng tăng cao, nhất là điện kinh doanh.


Bảo quản tệ, thuốc bệnh thành thuốc độc


Trong “5 tốt” (thực hành sản xuất thuốc tốt, thực hành kiểm nghiệm thuốc tốt, thực hành bảo quản thuốc tốt, thực hành phân phối thuốc tốt, thực hành nhà thuốc tốt) thì khâu bảo quản có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng khi thuốc đến tay người bệnh. Mà việc đó được thực hiện thông qua các kho lưu trữ và các nhà thuốc bán lẻ.

Mô tả ảnh.
"Ra lẻ thuốc" đúng quy trình

Năm 2001, Bộ Y tế đã có quyết định về việc thực hiện triển khai áp dụng nguyên tắc bảo quản thuốc tốt cho tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh tồn trữ thuốc, kể cả bệnh viện, cơ sở y tế. Kèm các quy định “chuẩn” về nhân lực, kho phòng lẫn trang thiết bị để bảo đảm chất lượng của thuốc chữa bệnh.


Các chuyên gia y tế cho biết, nếu thuốc được bảo quản không tốt sẽ giảm chất lượng và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Thậm chí, các loại thuốc không những không có hiệu quả mà còn gây tác dụng phụ cho người sử dụng, nhất là đối với các loại vắc xin và các chế phẩm sinh học. Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cũng đã đưa ra danh sách khoảng 120 hoạt chất ít bền vững trong thuốc mà chúng là thành phần của khá nhiều loại thuốc từ thuốc thông dụng đến các thuốc đặc trị hiện nay.


Theo dược sĩ Bùi Mỹ Hạnh – Phụ trách dược phẩm, Phòng Khám Medelab, 41 Nguyễn Thượng Hiền thì hơi nóng và độ ẩm quá cao có thể làm cho thuốc kém hiệu quả và trở nên nguy hiểm. Như thuốc nitroglycerin điều trị tim mạch chẳng hạn, thuốc được bào chế ở dạng viên ngậm dưới lưỡi và được hoạt hóa bằng nước ẩm. Vì thế, nếu để thuốc ở nơi ẩm ướt sẽ dễ hỏng và sai liều lượng khi dùng.


Hoặc có những loại thuốc rất thông dụng như alpha chymotrypsin, thực chất là một loại men chống viêm, dễ dàng bị phân hủy khi tiếp xúc lâu với ánh mặt trời và nhiệt độ cao, hoàn toàn không còn tác dụng khi đến tay người tiêu dùng. Trong khi đó, loại thuốc ngậm ho này, bán không cần theo đơn nên nhiều nhà thuốc bày bán ở trên kệ cho người mua dễ nhìn nhất, gần như phơi ra ánh sáng mặt trời nên bệnh nhân mua về ngậm nhiều chỉ rát lưỡi chứ bệnh không giảm.


Dược sỹ Hạnh cho biết, với kinh nghiệm của Medelab để đảm bảo chất lượng và hiệu quả điều trị, ngay từ khi mới đưa vào hoạt động, nhà thuốc của phòng khám phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ bảo quản thuốc theo tiêu chuẩn GPP, trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm ổn định.


Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Trưởng phòng Quản lý dược Sở Y tế TP. HCM cho biết, nhà sản xuất thuốc luôn được yêu cầu ghi rõ trên bao bì điều kiện bảo quản tốt nhất của từng loại thuốc. Đến khâu phân phối tại các nhà thuốc, các điều kiện này cũng phải được tuân thủ và đảm bảo nghiêm ngặt để tránh làm thay đổi chất lượng thuốc.


Hiện nay ngành y tế đang triển khai nhà thuốc GPP trên toàn quốc cũng là giải pháp lớn “giải bài toán” bảo quản chất lượng thuốc (và giá thuốc). Theo lộ trình dự kiến của Bộ Y tế, đến năm 2011 sẽ “chốt” danh sách các nhà thuốc đạt chuẩn GPP.

  • Phạm Nguyễn

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,