221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1255827
Hyundai-Vinashin vi phạm bảo vệ môi trường một cách có hệ thống?
0
Article
null
Khánh Hoà:
Hyundai-Vinashin vi phạm bảo vệ môi trường một cách có hệ thống?
,

- Không chỉ vụ ngang nhiên nhập trở lại 20.000 tấn hạt nix (phế thải công nghiệp luyện đồng) hôm 28/12/09, lật lại “thành tích bất hảo” xâm hại môi trường của Nhà máy tàu biển Hyundai-Vinashin (HVS), mới thấy doanh nghiệp này đã cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường một cách có hệ thống.

Ngay từ năm 2003, Báo cáo thanh tra của Bộ TNMT (khi đó là KHCN) đã cảnh báo khả năng HVS trở thành điểm nóng về ô nhiễm nghiêm trọng môi trường.

Sau vụ HVS toan tính đổ trộm chất thải ra môi trường, bị PC36 – công an Khánh Hòa bắt quả tang 4 xe tải ben chở hàng trăm tấn bùn thải độc hại đi đổ, phải quay về nhà máy. Bộ TNMT có công văn số 2566 (12-2008) báo cáo Chính phủ về tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của HVS.

Mô tả ảnh.

Tàu Atlantic Star cập cảng HVS giao 20.000 tấn nix. (Ảnh: Lan Trang)

Theo đó, HVS lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (khi hình thành nhà máy) là làm sạch vỏ tàu bằng công nghệ phun cát (khai thác tại Khánh Hòa), được Bộ KHCN & MT phê duyệt tại Quyết định 360, ngày 31-3-1997.

Tuy nhiên, khi bắt đầu sản xuất, HVS lại xin sử dụng công nghệ phun hạt nix nhập từ nước ngoài, được Bộ KHCN & MT chấp thuận tại công văn 3306, ngày 21-11-1999, với điều kiện phải có biện pháp xử lý khí thải, dùng phương pháp đốt mảnh vụn sơn bằng lò chuyên dụng.

Mô tả ảnh.
Đoàn xe tải ben chở chất thải đi đổ trộm bị công an áp giải quay trở lại nhà máy.(Ảnh: Lan Trang)

Thế nhưng, từ 1999 đến tháng 6-2007, HVS đã nhập khoảng 809.000 tấn nix, đã sử dụng gần 800.000 tấn. Toàn bộ nix đã qua sử dụng không được đốt trong lò chuyên dụng như cam kết của HVS trong văn bản đề nghị được thay cát bằng nix, mà đổ nix thải ngoài bãi ở thôn Mỹ Á (xã Ninh Thủy, Ninh Hòa, Khánh Hòa).

Ngoài ra, HVS cũng không có biện pháp xử lý khí thải như yêu cầu của Bộ (trong công văn chấp thuận) là phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam như HVS đã cam kết.

Theo Quyết định số 64, ngày 22-4-2003 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, HVS phải hoàn thành việc xử lý nix thải, bụi và nước thải trong thời hạn 2003-2006.

Để xử lý nix thải, tháng 6-2007, HVS mới ký hợp đồng với Nhà máy SX gạch blog của Công ty CP Sao Vàng. Tháng 9-2007, bắt đầu cung cấp nix thải cho 2 nhà thầu Lenex và Temsco để phối trộn bê tông làm nền nhà và trải đường.

Từ tháng 1-2008, đưa Nhà máy SX bê tông sử dụng nix thải thuộc Công ty CP thép Vân Thái – Vinashin vào vận hành. Đến thời điểm kiểm tra, lượng nix thải đã tiêu thụ mới được 16.000 tấn, tương đương 2% tổng lượng nix đã thải. Tháng 9-2008, HVS ký hợp đồng với Công ty CP khoáng sản và luyện kim Hà Nội để triển khai Dự án nhà máy xử lý nix thải công suất 330.000 tấn/năm, khả năng vận hành vào đầu năm 2010 – chậm nhiều năm so với yêu cầu của Quyết định 64 của Chính phủ và văn bản 6848, ngày 26-11-2007 của Văn phòng Chính phủ.

Kết quả khảo sát đáy biển cạnh cầu cảng HVS (cách cầu tàu khoảng 50m – tương đương 1 thân tàu) phát hiện có nhiều sắt thép, vỏ thùng, rác…có cả khối thép lớn nằm dưới đáy biển. Trước tháng 9-2007, các loại chất thải nguy hại (giẻ lau thấm dầu, dầu thải, cặn sơn, vỏ thùng sơn và bùn thải từ quá trình vệ sinh súc rửa tàu, bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải) được HVS ký hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp không có giấy phép xử lý theo quy định.

Kết quả kiểm tra năm 2006 của Bộ TNMT, trong năm, HVS còn vi phạm về bảo vệ môi trường, gồm các hành vi sau: Thực hiện không đúng một trong các nội dung trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; Vi phạm các quy định về quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại do không lập hồ sơ, đăng ký có phát sinh chất thải nguy hại; Xả chất thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50m3/ngày; Gây ô nhiễm môi trường không khí; HSV đã không thực hiện đúng và chưa hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do hạt nix thải theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22-4-2003 của Thủ tướng Chính phủ và đang gây ô nhiễm môi trường đất khu vực xung quanh bãi thải nix.

Mô tả ảnh.
Rác thải công nghiệp của HVS ở xã Ninh An, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa (Ảnh: Lan Trang)

Căn cứ các hành vi vi phạm hành chính nêu trên, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra Quyết định số 21/QĐ –XPHC ngày 9-1-2007 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với công ty HVS với hình thức xử phạt chính là phạt tiền 85 triệu đồng.

Do HVS liên tục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi truờng một cách có hệ thống, Báo cáo 5266, ngày 26-12-2008 của Bộ TNMT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Khánh Hòa: Tạm dừng việc xem xét cho HVS nhập khẩu hạt nix cho tới khi có biện pháp xử lý xong nix thải; Cấm HVS sửa chữa tàu ở ngoài dock và phải thu gom toàn bộ rác thải đã rơi xuống đáy biển gần cầu cảng nhà máy, có biện pháp giảm hiện tượng này; Yêu cầu HVS có trách nhiệm phối hợp với Công ty CP khoáng sản và luyện kim Hà Nội và chủ các dự án xử lý nix thải để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án này, đảm bảo xử lý xong nix thải vào cuối năm 2010; Thực hiện nghiêm túc nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường và thu gom, xử lý chất thải đúng quy định về bảo vệ môi trường.

Trên thực tế, cuối năm 2008, HVS mời hàng chục cơ quan báo chí và quan chức quản lý địa phương dự lễ động thổ Nhà máy xử lý nix thải của Công ty CP luyện kim và khoáng sản Hà Nội. Cuối năm 2009, lại tổ chức khởi công rình rang nhà máy này (!?). Theo báo cáo của HVS và Công ty CP LK&KS Hà Nội cũng như Khánh Hòa, đến 2011, nhà máy mới đi vào hoạt động.

Chưa biết nhà máy này sẽ triển khai và hoạt động ra sao, HVS lại “đùng đùng” nhập nix về như "thách thức" cả cơ quan chức năng lẫn dư luận...

  • Lan Trang

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,