221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1240215
Dân "đô thị kiểu mẫu" nổi đóa vì thuế đất
1
Article
null
TP.HCM:
Dân 'đô thị kiểu mẫu' nổi đóa vì thuế đất
,

 - Phải đóng tiền sử dụng đất gần bằng với tiền mua nhà, cư dân khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Q.7, TP.HCM) quyết “ăn thua đủ” với chủ đầu tư.

Nhiều người có mặt trong buổi sáng 10/10 tại trụ sở của Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng (PMH) cho rằng đó là nghĩa vụ của chủ đầu tư. Tuy nhiên, phía Công ty PMH lại nói họ không có nghĩa vụ phải đóng tiền thay cho khách hàng.  

Nhiều khách hàng của PMH đặt nghi vấn, liệu họ có bị chủ đầu tư gài? (Ảnh: Ca Hảo)

Phú Mỹ Hưng “gài” khách hàng?

Gần 200 hộ dân tại khu Mỹ Viên, Mỹ Khang, Hưng Vượng, Sky Garden 1, 2... thuộc đô thị PMH đâm đơn phản đối đến Công ty PMH về khoản tiền sử dụng đất lên đến 500-700 triệu đồng, có người phải đóng hơn cả tỷ đồng, gần bằng với giá trị căn hộ.

Chị Vân, chủ một căn hộ ở khu Mỹ Viên cho biết, Chi cục Thuế Q.7 vừa gửi thông báo, yêu cầu chị phải đóng hơn 500 triệu đồng tiền sử dụng đất cho căn hộ có diện tích 95m2 của mình. Một điều làm chị Vân phát “sốt” khi cơ quan thuế ra tối hậu thư, tiền sử dụng đất phải đóng trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận giấy báo. Nếu chậm trễ, chị sẽ phải nộp phạt 0,05%/ngày/tổng số tiền phải đóng theo quy định. “Nếu bây giờ không đóng, giá đất mỗi năm một tăng, khi đó sẽ còn khổ hơn. Tôi chưa biết phải tính thế nào”, chị Vân nói. 

Chị Hải, một người được các hộ dân ở PMH cử làm đại diện để “làm việc” với chủ đầu tư, cho biết trong hợp đồng ký với khách hàng, Công ty PMH đã hai lần khẳng định đã được cấp chủ quyền sử dụng đất (?) nên khách hàng luôn đinh ninh là mình không phải nộp tiền sử dụng đất. “Không Nhà nước nào thu hai lần tiền đối với một miếng đất”- chị Hải bức xúc.  

Giá nhà đất tại PMH cũng không thoát khỏi tình trạng giảm giá. Ảnh: Ca Hảo

Cũng theo chị Hải, PMH đã cố tình “gài” khách hàng (?) khi đưa ra câu khẳng định như vậy. Vì đáng lẽ Công ty PMH phải ghi “công ty đã được thuê đất trong vòng 50 năm” để khách hàng không bị nhầm lẫn. “Chúng tôi mua bán nhà, đất với PMH nên chỉ làm việc với PMH không liên đới gì đến UBND TP.HCM hoặc Chi cục Thuế Q.7. PMH phải đóng tiền sử dụng đất cho người dân, chứ không phải người dân đi đóng tiền.Vì khi Công ty PMH đã hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước họ mới được cấp chủ quyền và khi đó mới có thể bán cho khách hàng”- chị Hải trình bày.

Chủ đầu tư cũng thiệt (!?)

Anh Dũng, một cư dân ở khu đô thị PMH, cho rằng khách hàng mua nhà, đất ở đây chịu thiệt hại rất nặng khi thời gian từ lúc người dân mua nhà, đất của Công ty PMH đến khi được đóng tiền sử dụng đất thường rất lâu, có khi kéo dài đến 2 năm.

Trong khoảng thời gian này thì tiền sử dụng đất đã tăng nhiều lần, với giá trị rất lớn. Chính vì vậy, những hộ dân nhận quyền chuyển nhượng gặp nhiều rủi ro trong việc đóng tiền sử dụng đất và lệ phí khác tăng cao. Ngoài ra, nếu những doanh nghiệp Việt Nam đóng tiền sử dụng đất khi chưa làm hạ tầng nên giá rẻ, trong khi đó những khách hàng của Công ty PMH phải đóng tiền này khi đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật. “Thực tế các hạng mục hạ tầng kỹ thuật này là do Công ty PMH tự bỏ vốn đầu tư chứ không từ nguồn ngân sách Nhà nước”- anh Dũng nói.  

PMH được xem là khu đô thị mẫu trên cả nước. Ảnh: Ca Hảo

Một đại diện của Công ty PMH cho biết, không chỉ riêng khách hàng mà ngay cả công ty này cũng chịu nhiều thiệt hại. Nếu khách hàng đóng phí sử dụng đất chỉ một hai căn hộ, đất nền thì công ty này phải đóng hàng trăm căn.

Không những vậy, việc phải đóng phí quá cao sẽ khiến cho giá nhà, đất ở khu vực này tăng cao, không còn hấp dẫn các nhà đầu tư. Ngoài ra, việc lùm xùm này đã khiến thương hiệu của công ty xem như "đổ sông đổ biển". “Trong vụ này thì khách hàng và Công ty PMH đều đứng cùng một chiến tuyến”- vị này cho biết.

Nguyên nhân khiến vụ “lùm xùm” này xảy ra, theo ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Tổng giám đốc Công ty Phú Mỹ Hưng, là vì giá đất do UBND  thành phố quy định mỗi năm mỗi tăng và tăng quá cao so với các khu vực kế cận khu đô thị PMH.

Theo ông Dũng, UBND TP.HCM ban hành giá đất năm 2008 (áp dụng cho năm 2009) tại các con đường trong khu đô thị PMH cao trung bình hơn từ 50-100% so với đường khác ở Q.7 có cùng hạ tầng kỹ thuật.  

Nhiều khách hàng của Phú Mỹ Hưng phải đóng tiền sử dụng đất tương đương căn nhà của mình. Ảnh: Ca Hảo

Điển hình như đường Huỳnh Tấn Phát có giá đất là 8 triệu đồng/m2, thì đường Nguyễn Đức Cảnh, Bùi Bằng Đoàn (đường nội bộ) lại có giá 12 triệu đồng/m2.

Trong khi đó, mức giá chuyển nhượng nhà, đất thực tế ở khu đô thị PMH trong thời gian gần đây giảm từ 30-50% so với mức giá tại đỉnh điểm năm 2008. Trong khi đó, bảng giá đất tiếp tục được điều chỉnh tăng tại khu vực này.

“Trong tình hình thị trường bất động sản đóng băng, giá nhà đất trong khu đô thị PMH đã giảm từ 40-60%, việc tăng giá tiền sử dụng đất sẽ tạo nên cú sốc lớn đối với những người vốn đã bị thiệt hại do sự đóng băng của thị trường bất động sản gây ra. UBND thành phố nên xem xét ổn định mức giá tiền sử dụng đất năm 2009 bằng với năm 2008”- ông Dũng nói.

Một chuyên gia bất động sản phân tích: trong "cuộc chơi" này, giới đầu cơ là những người “ăn” đậm nhất và đã kịp “cao chạy xa bay” khi thị trường nhà đất "tuột dốc".

Trong khi đó, những nhà đầu tư đến sau hoặc những người mua để ở bị thiệt hại. Họ phải chịu một khoản chênh lệch khá lớn khi mua lại bất động sản. Ngoài ra, nếu bây giờ họ bán thì bị mất giá do thị trường nhà đất đang "đóng băng" và phải nộp một lúc tiền sử dụng đất khá lớn.

  • Ca Hảo
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,
rrer_", r));