221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1179696
Amoni trong nước máy Pháp Vân, Hạ Đình cao gấp 6-18 lần
1
Article
null
Hà Nội:
Amoni trong nước máy Pháp Vân, Hạ Đình cao gấp 6-18 lần
,

- Kết quả kiểm tra từ 7 mẫu nước lấy từ 2 nhà máy nước Pháp Vân-Hạ Đình và một số hộ dân cho thấy, lượng amoni ở đây cao hơn cho phép từ 6-18 lần; rất may nguồn nước không bị nhiễm chất arsenic (thạch tín).

 

Trước một số thông tin về tình trạng nguồn nước sạch Hà Nội bị ô nhiễm, chiều 23/3, các cơ quan chức năng như Sở Xây dựng; Sở Y tế; Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội; Viện Hoá học (thuộc Viện khoa học Việt Nam); Viện Y học lao động & vệ sinh môi trường (Bộ Y tế); Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội…đã thông báo kết quả kiểm tra của 7 mẫu nước được lấy từ 2 nhà máy nước Pháp Vân- Hạ Đình và một số hộ dân ở những khu vực trên.

 

TS Trần Văn Nhị thử mẫu nước ở Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội (hai mẫu thử này nhiễm amoni và nitrit). (Ảnh: H.H).

 

Theo đó, nguồn nước của khu vực phía Nam và Tây Nam Hà Nội không bị nhiễm arsenic (thạch tín); chỉ số đo được ở đây chỉ là 0,01mg/lít.

 

Tuy nhiên hàm lượng amoni lại khá cao, đo được từ 10-28mg/lít. Theo quy định của Bộ Y tế, hàm lượng amoni cho phép trong nước sạch là 3mg/lít; đối với nước ăn được quy định còn thấp hơn 1,5mg/lít. Như thế, lượng amoni đo được cao hơn từ 6-18 lần so với tiêu chuẩn.

 

Giáo sư Nguyễn Bá Đức (Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư) cho hay, amoni không gây độc trực tiếp đối với sức khoẻ như arsenic, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: nếu đạt mức 200mg amoni /1kg trọng lượng cơ thể thì có thể gây ngộ độc.

 

Amoni là sản phẩm chuyển hoá của động vật có vú như trâu, bò, lợn, thậm chí là cả người; những chất thải tự nhiên từ các loại động vật ra môi trường cũng có thể làm ô nhiễm nguồn nước; hàm lượng amoni tăng cao cũng có thể do cách bảo quản nước ngay từ các hộ gia đình.

 

Ông Lê Anh Tuấn (Giám đốc Sở Y tế Hà Nội) cho biết thêm, ngoài arsenic thì các chất nitơrát-nitơrít ở các mẫu nước nói trên đều nằm trong ngưỡng mà Bộ Y tế cho phép. Riêng đối với chất amoni thì Công ty Kinh doanh Nước sạch Hà Nội phải có biện pháp đưa xuống mức cho phép.

 

Ông Hải chấp nhận phương án xử lý nước mà ông Dục- PGĐ Sở Xây dựng đưa ra.(Ảnh:Cao Minh)
“Qua kiểm tra cho thấy khu vực phía Nam và Tây Nam Hà Nội, nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm”- ông Lê Văn Dục (Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội) nói, đồng thời ông nêu ra các biện pháp xử lý: Phải giảm công suất của 2 nhà máy nước nói trên xuống mức 18.000m3/ngày đêm/nhà máy (công suất tối đa là 30.000m3/ngày đêm/nhà máy); khai thác từ các khu vực khác bù vào.

 

Ngoài ra còn cần phải súc rửa bể lọc, bể lắng, đường ống dẫn nước với chu kỳ dày hơn. Ông Dục cũng cho hay, sẽ có kiến nghị lên UBND thành phố để ra báo cáo về nguồn nước phía Nam.

 

Ông Nguyễn Như Hải, Tổng Giám đốc Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội chấp nhận phương án xử lý mà ông Dục đưa ra. Ông Hải nói: Chúng tôi sẽ không phát triển ở khu vực Bãi Giếng (Nam Hà Nội) lên thêm nữa, để giảm bớt công suất khai thác từ 2 nhà máy Hạ Đình-Pháp Vân đi 1/3.

 

Ông Hải khẳng định, sẽ dùng phương pháp lọc 3 lớp ở các nhà máy nước; đồng thời tăng cường thêm thời gian lọc, làm chậm tốc độ lọc để giảm dần lượng amoni, quay về mức cho phép.

 

  • Đỗ Minh
    Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
     hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

    Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
    Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,