221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1057243
Vụ 100 triệu đồng chạy chức: "Bí mật" có thể phạm luật!
1
Article
null
Cà Mau:
Vụ 100 triệu đồng chạy chức: 'Bí mật' có thể phạm luật!
,

 - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Võ Thanh Bình đã giao nộp lại 100 triệu đồng nói là tiền chạy chức của cán bộ cấp dưới. Điều kỳ lạ là, ông Bình đã bỏ lửng câu chuyện chạy chức, chưa chịu tiết lộ ai là người đã đưa để chạy chức...

Mô tả ảnh.
Một nhóm cán bộ hưu trí, đảng viên ở phường 2, TP Cà Mau bức xúc việc Bí thư Võ Thanh Bình không tiết lộ kẻ chạy chức mua quyền.
Trong giữa cuộc họp thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau (ngày 8 và 9/4/2008), Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Võ Thanh Bình đã giao nộp lại 100 triệu đồng nói là tiền chạy chức của cán bộ cấp dưới. Đó là một hành động thể hiện sự liêm khiết của một vị lãnh đạo đứng đầu tỉnh Cà Mau, tuy nhiên, điều kỳ lạ là ông Bình đã bỏ lửng câu chuyện chạy chức ở chỗ giao nộp bằng chứng.

Đến 22/4/2008, đã 13 ngày trôi qua, ai là người đã đem tiền đến "gửi" ông Bình chạy chức vẫn còn trong bóng tối.

Giao nộp tiền nhưng chưa chỉ ra người đã đưa tiền :

Một thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau kể lại: “Trong cuộc họp Ban thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau hôm 8 và 9/4/2008, tôi hết sức bất ngờ khi đồng chí Bí thư nói về tình hình chạy chức chạy quyền của cán bộ cấp tỉnh. Đồng chí không phải nói suông mà đưa ra bằng chứng đàng hoàng. 100 triệu đồng được gói trong giấy báo. Đồng chí nói rằng đó là tiền mà người ta đưa cho người nhà đồng chí vào chiều hôm trước để hòng chạy chức chạy quyền trong sắp xếp bố trí cán bộ lần này. Đồng chí còn nói, trong hai tuần trước đó, nếu chịu nhận tiền chạy chức thì đồng chí đã nhận trên 1 tỷ bạc”.

Một thường vụ khác kể lại: “Tôi đã thắc mắc và đề nghị đồng chí Bí thư tiết lộ danh tính những người đã dùng tiền đến đặt vấn đề chạy chức với đồng chí. Bởi đó là hành động thể hiện sự thoái hóa, biến chất của cán bộ. Về mặt luật pháp, hành vi đó đã vi phạm pháp luật hình sự. Tuy nhiên, đồng chí bí thư đã không tiết lộ bất kỳ một danh tính nào.”

Thêm một thường vụ khác kể tiếp: “Tôi đã chất vấn thẳng đồng chí Bí thư: Đồng chí bí thư đã có cộng thử mới biết nếu nhận sẽ được trên 1 tỷ đồng, tức là đồng chí chắc biết rõ bao nhiêu người đã đến và ngã giá chạy chức với đồng chí. Đề nghị đồng chí chỉ rõ, vì đó không phải là những sai phạm nhẹ, mà là hành vi vi phạm pháp luật”.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực của các thường vụ trong việc đề nghị Bí thư Tỉnh ủy tiết lộ kẻ chạy chức đã không kết quả!

Hôm 22/4/2008, qua điện thoại, ông Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Võ Thanh Bình từ chối cung cấp thông tin cho báo chí về vấn đề 100 triệu đồng tiền chạy chức.

Ông Bình nói: “Đó là chuyện của thường vụ, của tập thể, tôi chưa thể thông tin với báo chí”. Ông Bùi Công Bửu, ủy viên thường vụ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, kiêm Trưởng ban phòng chống tham nhũng tỉnh Cà Mau cũng từ chối tiếp xúc với phóng viên. Ông Bửu nói: “Chuyện đó nên hỏi bên tỉnh ủy, tôi đang bận đi công tác cơ sở”.

Bí thư phải nói: Ai chạy chức quyền! 

Đó là đề nghị của nhiều cán bộ hưu trí ở Cà Mau trong ngày 22/4 khi tiếp xúc với các phóng viên.

Bà Cao Kim Dân, nguyên Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau bức xúc: “Nếu đồng chí bí thư không tiết lộ để cơ quan chức năng trừng trị kẻ đã chạy chức chạy quyền, thì người dân sẽ khổ. Bởi hành vi mua chức đã thể hiện kẻ đó thoái hóa, biến chất. Họ lên làm lãnh đạo không ngoài mục đích vơ vét”.

Còn ông Ngô Minh Chánh (Sáu Thi), nguyên Tỉnh ủy viên, Phó ban Tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau cho biết: “Nếu đồng chí bí thư vẫn giữ bí mật, chuyện này chìm đi, thì sẽ có những hậu quả không lường: Thứ nhất dân sẽ mất lòng tin với đội ngũ cán bộ lãnh đạo các sở ngành trong tỉnh. Vì trong đó chắc gì không có những người lãnh đạo đã từng mua chức bằng tiền. Thứ hai là tạo ra sự hoài nghi trong nội bộ cán bộ với nhau, sự đoàn kết nhất trí sẽ không được trọn vẹn trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh. Tệ hại nhất là chúng ta chọn nhầm những cán bộ đã biến chất là người cầm chịch trong cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa này.”

Ông Chánh nhấn mạnh: “Nhất thiết, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chẳng những phải tiết lộ những kẻ chạy chức chạy quyền mà còn phải quyết liệt tiêu diệt loại tiêu cực này. Nó là thứ tiêu cực lần đầu tiên hiện hình một cách trắng trợn ở tỉnh Cà Mau.”

Một số cán bộ về hưu khác hoài nghi câu chuyện 100 triệu tiền chạy chức mà ông Bí thư đưa ra chỉ là chuyện " tự dựng " để nhằm nâng cao uy tín của ai đó. Bởi vì dư luận không nghĩ ra được lý do gì mà một đồng chí Bí thư tỉnh lại bao che cho tội phạm trong cuộc vận động phòng chống tham nhũng, tiêu cực quyết liệt như hiện nay của Đảng ta. 

Chạy chức được quy vào tội đưa hối lộ

Mô tả ảnh.
Luật sư Lê Thanh Thuận.
Đó là trả lời của luật sư Lê Thanh Thuận, đoàn luật sư tỉnh Cà Mau. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Thanh Thuận như sau:

- Thưa ông, dùng tiền chạy chức mang tội gì?

- Đưa tiền để chạy chức được quy vào tội đưa hối lộ.

- Còn đưa với số tiền lớn, cụ thể là 100 triệu đồng?

- “Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng" sẽ bị phạt ttừ “3 năm đến 20 năm”. Khoản 3, điều 289 Bộ luật Hình sự (BLHS) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói rõ như thế.

- Còn với người phát hiện hối lộ mà không khai báo thì sao, thưa luật sư?

- Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác thì phạm "tội không tố giác tội phạm", được quy định tại điều 314 BLHS của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nếu khai báo với tổ chức, đơn vị mình mà không nói rõ danh tánh của người đưa tiền thì sao?

- Khai báo ở đây được hiểu là có thể khai báo với đơn vị, tổ chức mình công tác hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp trên, hiện tại có thể vì lý do gì đó... mà người biết được hành vi phạm tội chưa nói ra danh tính của người đưa tiền. Tuy nhiên, đến khi cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ vụ việc thì người đó phải có trách nhiệm khai rõ.

- Cảm ơn luật sư!

  • Bài và ảnh: Chí Hạo
     
    Ý kiến của bạn đọc:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,