221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
980104
Sẽ giải tỏa hết các công trình "bịt" mặt tiền Vườn thú!
1
Article
null
Sẽ giải tỏa hết các công trình 'bịt' mặt tiền Vườn thú!
,

(VietNamNet) - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đưa ra lộ trình 3 tháng (từ nay đến cuối 2007) để trả lại sự thông thoáng, xanh tươi, đúng ý nghĩa cho Vườn thú Hà Nội.

Bí thư Thành uỷ HN Phạm Quang Nghị đích thân dẫn đầu đoàn kiểm tra, thị sát tình hình sử dụng đất công tại Vườn thú HN sáng 8/9/2007 (Ảnh: Hoàng Huy).
Bí thư Thành uỷ HN Phạm Quang Nghị đích thân dẫn đầu đoàn kiểm tra, thị sát tình hình sử dụng đất công tại Vườn thú HN sáng 8/9/2007 (Ảnh: Hoàng Huy).

Toàn bộ mặt tiền công viên Thủ Lệ phải thông thoáng!

Song song với qui hoạch 1/500 cần được đẩy nhanh, ông Vũ Hồng Khanh yêu cầu Công ty TNHHNN một thành viên Vườn thú Hà Nội cần lập ngay dự án để chỉnh trang toàn bộ công viên. Trên cơ sở dự án này, Công ty phối hợp với chính quyền sở tại tiến hành giải phóng mặt bằng và đương nhiên toàn bộ các hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Việc này phải xong trong năm 2007.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh, vấn đề hiện tại của Vườn thú Hà Nội có thể "khoanh" thành 4 vi phạm chính: vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai (đây là vi phạm về luật, nghiêm trọng - nói sâu hơn là đã sử dụng đất sai hoàn toàn mục đích); vi phạm về trật tự xây dựng (sai Luật Xây dựng); vi phạm về nguyên tắc tài chínhlàm biến dạng, lệch lạc nhiệm vụ mà Thành phố đã giao cho công viên Thủ Lệ (gây bức xúc trong dư luận).

Ông Khanh nói: "Công viên của chúng ta mục đích là trồng cây xanh, nuôi chim thú, vui chơi giải trí, thăm quan, du lịch... chứ không phải là nơi cho thuê mướn, sản xuất kinh doanh. Không thể cho phép các đơn vị vào ký hợp đồng làm những việc không phù hợp với nhiệm vụ Thành phố giao cho Công ty, vi phạm cả về xây dựng và tài chính. Các văn bản của Thanh tra, Thành phố đều đã nêu phải huỷ hợp đồng, vì đây là những hợp đồng trái qui định. Quan điểm của tôi là: tất cả các chỉ đạo của Thành phố đến giờ phút này không có gì thay đổi, cần được thực hiện nghiêm túc".

Tuy nhiên, cũng theo ông Vũ Hồng Khanh, để khắc phục những vi phạm này một cách hiệu quả, tính khả thi cao - cần tính một lộ trình. Vừa qua, Cty Vườn thú Hà Nội có gửi văn bản báo cáo Thành phố, song chủ yếu đưa ý kiến của các đơn vị đã ký hợp đồng với Công ty, trình bày khó khăn, kêu phải bỏ nhiều vốn... nên đề nghị cho phép tiếp tục hợp đồng đến khi nào có qui hoạch sẽ kết thúc.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh (Ảnh: Hoàng Huy).

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh (Ảnh: Hoàng Huy).

Ông Khanh khẳng định: "Tất cả những vi phạm này đều phải được xử lý quyết liệt. Thành phố không xem xét bất cứ một đề nghị nào trái các qui định của luật. Tất cả những gì trong phạm vi của luật, của các qui định Thành phố có thể làm ngay, thì phải thực hiện ngay. Ví dụ, việc xây dựng đang diễn ra trên đất công Vườn thú kia - phải tiếp cận ngay để xử lý hành chính. Nếu xử lý hành chính không được thì "quyết chiến" theo qui định của luật. Tóm lại, xử lý ngay chứ không chờ".

Về mặt nguyên tắc, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho rằng Nhà nước giao cho Công ty TNHHNN một thành viên Vườn thú Hà Nội toàn bộ công viên Thủ Lệ này, giao cho quyền sử dụng đất tức Công ty là chủ mảnh đất này. Nếu Công ty không "kham" nổi, cần đề nghị UBND phường, quận hỗ trợ về mặt pháp lý, ví dụ: tổ chức lực lượng, cưỡng chế...

Trách nhiệm của Phường, Quận là phải trông coi các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng đất đai. Qui định của luật là toàn bộ vấn đề đất đai trên địa bàn - trách nhiệm đầu tiên là của Phường, Xã, phải trông nom, xử lý hoặc hỗ trợ xử lý các vi phạm.

Ông Vũ Hồng Khanh cũng nhận định: "Khu vực Vườn thú phía Đào Tấn có những nhà rất lớn, đẹp. Chúng ta không cổ vũ cho cái đẹp mà sai. Muốn qui hoạch gì thì qui hoạch, công viên phải đạt được yêu cầu về môi trường, cây xanh. Mà môi trường, cây xanh đó không phải khi vào công viên mới cảm nhận được, phải làm sao cho tất cả những người đi qua xung quanh cũng có thể cảm nhận được.

Không có chuyện xây nhà trên đất công viên. Khi đi ngoài đường, mọi người phải được thấy sự thông thoáng, như công viên Bách thảo bây giờ vậy! Tất cả những nhà xây chắn mặt tiền công viên, các khu vực tiếp giáp với đường đều phải bỏ hết, chỉ giữ lại những công trình không thể không xây, như cổng".

Theo Phó Chủ tịch TP, hiện hữu trên đất công Vườn thú Hà Nội là một nhầm lẫn: cho xây dựng công trình nhưng lại "cát cứ" công trình đó, không liên quan gì đến công viên, không phục vụ gì cho mục đích của công viên! Ví dụ: Khi ai đó vào karaoke Thùy Linh, nhà hàng Làng Việt... là vào quán, hàng đó chứ không có ý định đi chơi công viên. Vì vậy, khi qui hoạch, cần lưu ý chủ yếu làm nhà bên trong công viên, xác định đối tượng phục vụ là những người đã vào cửa công viên (mà cũng chỉ làm kiểu nhà vườn thanh cảnh, không xây nhà bê-tông dày đặc 2-3 tầng!).

Cuối cùng, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Vũ Hồng Khanh kết luận: "Toàn bộ mặt tiền xung quanh công viên phải thông thoáng!".

Bí thư Thành uỷ nhận định, từ nhiều năm trước, công viên Thủ Lệ đã được qui hoạch tổng thể khá đẹp, cây xanh, mặt nước bố trí cân đối... (Ảnh: Hoàng Huy).

Bí thư Thành uỷ nhận định, từ nhiều năm trước, công viên Thủ Lệ đã được qui hoạch tổng thể khá đẹp, cây xanh, mặt nước bố trí cân đối... (Ảnh: Hoàng Huy).

Trả "giá đắt" lấy... "giá rẻ"

Khoảng 5.000m2 đất "vàng" công viên Thủ Lệ đã bị cho thuê với các mức giá hiển hiện trên giấy tờ rất "bèo bọt": xấp xỉ 1 tỉ đồng/năm. Theo Phó Chủ tịch TP Vũ Hồng Khanh, 1 tỉ đồng chỉ bằng một nhà 4, 5 tầng có mặt bằng 500m2 cho thuê trong 1 năm. Đất Nhà nước đã bị cho thuê rẻ bằng 1/10 giá thị trường!

Như VietNamNet đã nêu ở bài trước, các mức giá "bèo" ấy được những người có trách nhiệm thuộc Công ty TNHHNN một thành viên Vườn thú Hà Nội thống nhất nhận lỗi do "đánh giá theo cảm tính". Tuy nhiên, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị đã không dừng lại ở những báo cáo chung chung trên giấy, mà yêu cầu làm rõ: Vậy ai đã đề xuất và quyết định cái "cảm tính" ấy?!

Sau những chất vấn "nóng" các cán bộ có trách nhiệm của khu vườn này, Bí thư Thành uỷ Phạm Quang Nghị đã nhận bắt ngay vấn đề: "Tất cả cái gì cũng đổ tại Tổng Giám đốc hết, nhưng Tổng Giám đốc lại vừa đã nghỉ hưu một cách an toàn!". Ông Nghị cũng chỉ rõ, nguồn thu từ việc cho thuê đất công viên kia rất không đáng kể - trong khi để thu về khoảng 1 tỉ đồng/năm ấy, "giá đắt" phải trả là hàng loạt cái sai kéo theo những hậu quả nặng nề.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị (trái) phát biểu tại cuộc làm việc với nhiều sở, ban, ngành, Thành phố và lãnh đạo, cán bộ V

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị (trái) phát biểu tại cuộc làm việc với nhiều sở, ban, ngành, Thành phố và cán bộ, lãnh đạo Vườn thú Hà Nội sáng 8/9/2007. Ngồi cạnh là Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh (Ảnh: Hoàng Huy).

Sai đầu tiên, Ban lãnh đạo Vườn thú Hà Nội đã quyết định nhiều việc vi phạm Luật Đất đai và vượt quá thẩm quyền. "Thành phố giao cho các đồng chí làm chủ đất đai, mục đích rất rõ ràng nhưng cứ làm liều rồi lại bảo tại Thành phố không xử lý kịp thời! Tiếp tay cho các đối tác làm như thế thì sao mà xử lý kịp thời được? Cả Thủ đô có hàng chục nghìn công ty như các đồng chí, ai cũng làm sai thế thì Thành phố sức đâu sửa chữa?" - Bí thư Thành uỷ Phạm Quang Nghị nói.

Sai thứ hai, lẽ ra phải tính toán nguồn thu để phục vụ đúng mục đích của công viên, hướng vào những người vui chơi trong công viên, nhưng lãnh đạo Vườn thú lại hướng ra ngoài xã hội, thu ở ngoài xã hội! Lẽ ra, mỗi năm 1 - 2 triệu người vào đây, họ cần dịch vụ gì thì đáp ứng dịch vụ đó (ăn, uống, vui chơi, thể thao...) và coi đó là nguồn thu thì rất đúng mục đích.

Sai thứ ba, suy nghĩ về qui hoạch hết sức sai lầm. Những dịch vụ cho các đối tác hợp đồng chẳng những không theo mục tiêu chính, lại còn phá vỡ cảnh quan công viên. Công viên cần sự thông thoáng, tươi xanh, mát mẻ - thì nay hàng quán... xây bịt kín lại hết! Tư duy lãnh đạo như vậy không chỉ sai về mục tiêu mà sai cả về định hướng qui hoạch.

Bí thư khẳng định: "Chúng ta sẵn sàng xã hội hóa, cho tư nhân tham gia, đầu tư, đấu thầu... nhưng phải làm đúng mục đích, qui hoạch. Các đồng chí nói là do chưa có qui hoạch nên trước mắt ký một số hợp đồng "tạm" - song lẽ ra phải nói ngược lại: Vì chưa có qui hoạch nên không được phép làm những việc tùy tiện như vậy, mới đúng!".

Sai thứ tư, đã sai rồi thì đáng ra phải dừng lại ở mức thực hiện đúng theo hợp đồng, nhưng đây lại tiếp tục làm sai cả hợp đồng, càng làm càng sai: cho xây tạm thời thì xây cố định, cho xây 1 tầng thì xây 2 tầng...

Sai nữa là quản lý kém hiệu quả: Một công viên 20ha qui hoạch tổng thể từ nhiều năm trước đã khá đẹp, cây xanh, mặt nước bố trí cân đối - nhưng càng ngày càng làm xấu đi, xuống cấp, biến dạng...

Cảnh quan càng ngày càng xấu đi, khuôn viên ngày càng biến dạng, mục đích ngày càng lệch lạc... lỗi tại ai? (Ảnh: Hoàng Huy)

Vườn thú Hà Nội trước đây đẹp và đúng ý nghĩa hơn bây giờ. Cảnh quan càng ngày càng xấu đi, khuôn viên ngày càng biến dạng, mục đích ngày càng lệch lạc... "Phú quí giật lùi" - lỗi tại ai? (Ảnh: Hoàng Huy)

Hàng loạt cái sai này, theo ông Phạm Quang Nghị - đã phải trả một giá rất đắt cả về môi trường, dư luận, nội bộ (không tin tưởng nhau - thắc mắc đằng sau những hợp đồng này là gì?!)

Chính vì vậy, Bí thư Thành uỷ Phạm Quang Nghị yêu cầu "việc cần làm ngay" là phải khẩn trương dừng những vi phạm, thông báo ngay cho các tổ chức, cá nhân đang thuê đất công Vườn thú biết các hợp đồng này đều sẽ phải kết thúc theo đúng yêu cầu của Thanh tra, chứ không phải 20 năm sau mới kết thúc! Nhất định không chấp nhận những đề nghị như vừa gửi lên Thành phố xin phép tồn tại để kinh doanh hết thời hạn hợp đồng, vì các hợp đồng này đã "sai từ gốc".

"Nếu không dừng lại mà cứ ngày càng xây bao kín hết: nào ăn, nào nhậu, nào karaoke... thì chẳng mấy chốc sẽ không còn công viên nữa!" - Bí thư kết luận và cho biết đồng tình với lộ trình được đặt ra để sự thông thoáng, tươi xanh trở lại với Vườn thú Hà Nội mà hạn chót là cuối năm nay (12/2007).

  • Tràng An Nguyễn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,