,
221
5641
Vinh danh nước việt
vinhdanhnuocviet
/vinhdanhnuocviet/
904338
Hòa hợp dân tộc chỉ còn là vấn đề thời gian
1
Article
null
,

Hòa hợp dân tộc chỉ còn là vấn đề thời gian

Cập nhật lúc 10:58, Chủ Nhật, 04/03/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - "Hòa hợp dân tộc để Việt Nam bay lên chỉ là vấn đề thời gian và Nhà nước VN phải có biện pháp rút ngắn thời gian ấy", GS Huỳnh Hữu Tuệ nói.

Hòa hợp, hòa giải: ý nguyện chung

Giáo sư Huỳnh Hữu Tuệ chia sẻ "mối gắn bó mật thiết, máu thịt" của ông với Việt Nam. Ông nói, hai động lực đem lại hạnh phúc cho ông chính là "công việc và Việt Nam". "Tình cảm với Việt Nam không đơn thuần là câu chuyện tâm linh, tư tưởng mà nó là máu thịt của mình". Việc trở về Việt Nam, đóng góp cho quê hương là lựa chọn tất yếu. Và có lẽ, đó cũng là tâm nguyện chung của những người Việt ở khắp mọi miền, Giáo sư Tuệ nói.

Đông đảo quan khách dự lễ Vinh danh nước Việt 2005.

Số báo cuối cùng tháng 9/1992, tờ "Đất mới", một tờ báo lớn ở hải ngoại mà ông làm chủ biên đã dành để viết về nội dung hòa hợp và hòa giải dân tộc. Tờ báo đã đăng tải các bài phát biểu của những người được xem là "theo Cộng", được xem là "chống Cộng" và cả lực lượng thứ 3 trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. "Dù cách bày tỏ và tiếp cận vấn đề không giống nhau, nhưng tất cả đều mong muốn hòa hợp và hòa giải dân tộc, đều bày tỏ mong muốn tha thiết về một chiến lược thích hợp của Đảng, Nhà nước đối với Việt kiều".

"Hòa hợp, hòa giải dân tộc không phải là một chính sách. Đó là hiện tượng, là kết quả của việc triển khai và thực hiện chính sách. Về ngắn hạn, việc này khó có thể thực hiện. Nhưng về lâu dài, đây là việc tất yếu. Ở đây chỉ tồn tại vấn đề thời gian", Giáo sư Huỳnh Hữu Tuệ nói.

Ông phân tích, "hiện nay, lớp người "chống Cộng" cực đoan qua rồi. Chỉ còn lớp người "chống Cộng" dùng chiêu bài để làm kinh tế. Nhóm này không mạnh và cũng không thể đứng". Việc cho phép người trước kia chống đối chế độ về nước là một trong số những biểu hiện cụ thể nhất của chính sách ấy. Quan trọng nhất chính là sự trở về của Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ.

Trong bài phát biểu của mình khi về Việt Nam, ông Nguyễn Cao Kỳ đã thể hiện tính dân tộc, tính thống nhất rất cao và tinh thần trách nhiệm với sự phát triển của đất nước rất lớn. Ông Nguyễn Cao Kỳ đã trả lời báo chí: "Trước đây (trước 1975), chúng tôi cũng có ý đồ thống nhất đất nước nhưng các anh đã làm được việc đó... Bây giờ đất nước đã thống nhất rồi, giai đoạn chống đối qua rồi, bây giờ là lúc tất cả mọi người VN ở trong và ngoài nước phải hợp lại để đưa đất nước tiến lên". Tự miệng Nguyễn Cao Kỳ, người có thế đứng rất lớn trong cộng đồng người Việt tạo tác động rất lớn, lực lượng chống đối không còn đất sống.

"Khi trở về, chứng kiến sự thay đổi trong nước, những người chống đối trước kia sẽ chia sẻ với gia đình, với bạn bè họ. Điều này rất quan trọng, có sức thuyết phục gấp hàng trăm, hàng nghìn những lời kêu gọi của trong nước. Thậm chí, ngay cả khi họ còn nói những điều chống đối, thì  trong lòng họ, suy nghĩ cũng đã khác. Đó là cái được lớn nhất", ông khẳng định.

Nhà nước phải "rút ngắn thời gian"

Điều quan trọng, theo Giáo sư Tuệ, là Đảng, Nhà nước phải có chính sách thích hợp để rút ngắn thời gian ấy lại, thực hiện được điều này với chi phí ít nhất có thể. "Những nhà lãnh đạo hiện nay bản lĩnh, có cách tiếp cận khá mới". So với lịch sử cách đây chưa xa, trong những bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Việt Nam "đã vượt lên một mức so với quá khứ", Giáo sư Huỳnh Hữu Tuệ chia sẻ.

Trong nước, VN cũng cần có thói quen đối thoại và đối nghịch, trong đối thoại có đối lập, không phải là sự đối lập về tổ chức mà đối lập về cách tư duy. Điều này là một tất yếu khách quan, không thể không có. Những quan điểm khác này không có tác động lớn mà thậm chí còn hay ở khía cạnh, nếu các nhà chiến lược phân tích những quan điểm khác của họ có thể tìm ra những chính sách hay áp dụng trong nước.

Theo GS Tuệ, các chính sách, Nghị quyết rất hay, rất đúng nhưng cần phải được luật hóa. Do vậy, Quốc hội cũng cần có UB người Việt Nam ở nước ngoài, nhằm đưa những chính sách thực sự vào cuộc sống.

Và quan trọng nhất, theo ông, chính là việc VN phải thực sự mạnh, thực sự phát triển. Khi đó, VN sẽ là nơi tụ hợp bốn phương, không phân biệt. Sự hòa hợp, hòa giải dân tộc sẽ rất rõ ràng. Năm 2006, ở Việt Nam, tôi thấy thế đứng của VN của ngày hôm nay rất mạnh và vững. Thế đứng, sức mạnh chính trị mình có rồi, làm sao biến điều đó trở thành sức mạnh kinh tế. Điều này càng đúng tại thời điểm này, khi VN đã là thành viên của WTO.

  • Phương Loan

GS.TS Nguyễn Văn Chuyển ĐH Nihon Joshi, Tokyo (Nhật Bản): Sống ở nước ngoài đã hơn 40 năm, lại được đi nhiều nơi, tiếp xúc với rất nhiều kiều bào, tôi đã  hiểu ra rằng "nhân tài VN như lá mùa thu", cả ở trong và ngoài nước. Vậy làm sao để kết hợp, kết nối những nhân tài này nhằm xây dựng quê hương, đất nước. Đây luôn là một trăn trở, tâm nguyện của những người con xa quê. Nhưng tôi tin tưởng rằng dân tộc VN luôn anh hùng, người VN thông minh, tháo vát, chịu đựng và chịu khó học hỏi nên sẽ làm được điều này, tạo được kết nối này. Bởi đoàn kết mới chính là sức mạnh giúp chúng ta không thua kém bạn bè quốc tế. 

TS Nguyễn Trọng Bình (VDNV 2005):
  
Đoàn kết khó có thể thực hiện khi chỉ là những lời kêu gọi chung chung, hoặc những việc làm mang tính chất hình thức mà đoàn kết phải xây dựng trên nên tảng thông cảm, thương yêu nhau trong tình dân tộc thực sự. Đại đoàn kết còn phải được thể hiện qua những quy định minh bạch luật pháp rõ ràng của quốc gia và phải thực hiện nghiêm minh nhất.

Phải nói rằng nhờ danh hiệu "Vinh danh nước Việt" mà chúng tôi đã có một danh sách các kiều bào cũng được vinh danh năm 2005 để liên lạc thăm hỏi và trao đổi thông tin với nhau. Hy vọng các nhân vật được vinh danh hai năm trước và 17 nhân vật được vinh danh lần này sẽ thực sự nối vòng tay lớn chung sức hướng về đất nước và giúp Việt Nam bay lên. Những kết nối nhỏ này sẽ làm tiền đề cho một sự nối kết sâu rộng hơn. (Lệ  Diệu ghi)

Ý kiến của bạn:

,

Tin khác

,
,