TTVN 2002 - biến ''sáng tạo'' thành hiện thực
13:47' 19/09/2002 (GMT+7)
�ại diện Hội đồng giám khảo TTVN. Từ phải
sang: GS. TSKH Bạch Hưng Khang, GS. TSKH
Phạm Thế Long và TS Nguyễn Thành Nam
V
ào lúc 19h tối qua 18/9, tại Hội trường C2 Đại học Bách Khoa Hà Nội đã diễn ra buổi giao lưu với chủ đề Sinh viên với Công nghệ thông tin do Ban Tổ chức (BTC) cuộc thi Trí tuệ Việt Nam 2002 (TTVN 2002) phối hợp với Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK HN) tổ chức. Đây là buổi giao lưu nhằm quảng bá cuộc thi Trí tuệ Việt Nam 2002, khuyến khích các bạn trẻ có ÿ tưởng sáng tạo tham dự, nâng cao chất lượng cuộc thi...
 
Tham gia chương trình giao lưu với BTC cuộc thi là đại diện Hội đồng Giám khảo, gồm GS. TSKH Bạch Hưng Khang - Viện trưởng Viện CNTT (Trung tâm KHTN & CNQG), GS. TSKH Phạm Thế Long - Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự, TS. Nguyễn Thành Nam - Giám đốc Trung tâm phần mềm FPT. Đại diện BTC tham gia giao lưu với sinh viên là ông Phạm Huy Hoàn - Tổng biên tập báo Lao Động - Trưởng BTC cuộc thi và ông Trương Gia Bình - Tổng Giám đốc công ty FPT, đồng trưởng BTC.   

Tham gia buổi giao lưu còn có đại diện các thí sinh đã đoạt giải cuộc thi năm trước, các GS, TS đang làm công tác đào tạo của Đại học Bách Khoa và khoảng 1.000 sinh viên của các trường ĐHBK HN (khoa CNTT, ĐTVT), trường ĐH Kỹ thuật Quân sự (khoa CNTT), trường ĐH Quốc Gia Hà Nội, trường ĐH Thái Nguyên (khoa CNTT) và các sinh viên CNTT của một số trường ĐH khác.  

Đại diện Ban tổ chức TTVN 2002: Ông Phạm
Huy Hoàn (bên phải) và ông Trương Gia Bình 
trả lời câu hỏi của các bạn sinh viên

Sau lời phát biểu của Trưởng BTC Phạm Huy Hoàn, ông Trương Gia Bình và Phó hiệu trưởng ĐHBK HN Nguyễn Khắc Sương, buổi giao lưu đã diễn ra rất sôi nổi và vui vẻ giữa đại diện BTC và các bạn sinh viên (SV). Những câu hỏi khá thú vị được đặt ra cho BTC, chẳng hạn như một bạn sinh viên hỏi Tổng biên tập Phạm Huy Hoàn là ''Vì sao ông không làm về CNTT nhưng lại đứng ra tổ chức cuộc thi TTVN?''. Trưởng BTC đã trả lời: ''Trước khi làm báo, tôi từng là kỹ sư cơ khí, và quan trọng là tôi rất yêu và quan tâm đến khoa học''. SV Nguyễn Việt Thắng, khoa ĐT-VT ĐHBK HN hỏi ''các ÿ tưởng về vi xử lÿ, điện tử hay tự động có thể tham gia TTVN không?'', ông Trương Gia Bình trả lời: ''Chỉ cần đó là một ÿ tưởng sáng tạo mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Ví dụ như người giành giải nhất cuộc thi TTVN 2000 là một nhân viên kiểm lâm, không hề biết đến lập trình. Do đó ÿ tưởng của bạn hoàn toàn có thể đoạt giải''. Trước đó, ông Trương Gia Bình cũng đã nhấn mạnh trong lời phát biểu: ''Chỉ cần bạn tìm thấy ÿ tưởng cho một công việc nào đó mà máy móc có thể làm tốt hơn chúng ta, bất kể ở phạm vi lớn hay nhỏ, dùng những công nghệ hiện đại hay rất đơn giản, đó đều là những sản phẩm có thể đoạt giải TTVN 2002''.

Trong bài phát biểu, Tổng biên tập Phạm Huy Hoàn cũng cho biết năm nay cuộc thi sẽ rất khuyến khích các bạn gái tham gia. Một bạn SV nữ hỏi: ''Nếu phái nữ chúng cháu tham gia thì được ưu tiên gì không?'', ông Trương Gia Bình khẳng định một cách rất hóm: ''Sản phẩm cứ đẹp là chắc chắn được giải''.

Năm nay, để nhấn mạnh tính sáng tạo của TTVN, chủ đề của cuộc thi được xác định là ''Chỉ cần một ÿ tưởng sáng tạo''. Trong phần giao lưu với Hội đồng giám khảo, một SV hỏi: ''Em thấy ngoài ÿ tưởng sáng tạo, tiêu chí của cuộc thi còn đòi hỏi tính thực tiễn. Vậy nếu sản phẩm có tính sáng tạo nhưng khó áp dụng vào thực tiễn thì có được giải không?''. GS. TSKH Bạch Hưng Khang trả lời: ''Về ÿ nghĩa, một ÿ tưởng sáng tạo đã phải có khả năng thực tiễn và tính khả thi. Nếu không thể đưa vào thực tiễn thì đó chưa hẳn là một ÿ tưởng sáng tạo''. Một SV đặt câu hỏi: ''Nếu em có một ÿ tưởng nhưng không thể lập trình thì liệu có thể đoạt giải''. TS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm phần mềm FPT trả lời: ''Bạn có thể liên hệ với BTC (báo Lao Động và FPT) hoặc trên website của TTVN, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn thể hiện ÿ tưởng của mình''.

Sinh viên tham gia buổi giao lưu
''không đủ chỗ ngồi''

Cũng có SV rất ''sáng tạo'' khi đặt câu hỏi: ''Ban giám khảo có cần một phần mềm để chấm điểm các ÿ tưởng dự thi không?''. Ông Bạch Hưng Khang cho rằng ''tranh luận về trí tuệ của máy tính và con người đã có từ rất lâu, nhưng để đánh giá tính sáng tạo thì có lẽ máy tính không thể làm được vì chính con người sáng tạo ra máy tính''.

Đại diện thí sinh đoạt giải các năm trước giao lưu với các bạn sinh viên là Vương Quang Khải (Giải Ba TTVN 2000 với sản phẩm Bản đồ trực tuyến) và hai thành viên nhóm Agent - Duy và Kiên (Sản phẩm đoạt giải Chợ bất động sản ảo sử dụng công nghệ Agent, được đánh giá là sản phẩm áp dụng thuật toán phức tạp - Thuật toán mở). Trả lời câu hỏi ''Nếu năm nay tham gia TTVN mà không đoạt giải cao bằng năm trước thì sao?'', nhóm Agent cho biết: ''Được giải là điều ai cũng mong muốn, nhưng được tham gia vào một sân chơi bổ ích như TTVN để học hỏi các bạn khác mới là mục đích chính của bọn mình''.

Các công việc chuẩn bị cho cuộc thi Trí tuệ Việt Nam 2002 cũng được xúc tiến ngay sau tuyên bố phát động tại Lễ trao giải TTVN 2001 của Trưởng BTC, Tổng Biên tập Phạm Huy Hoàn. Có một thay đổi nhỏ về thành phần của BTC cuộc thi năm nay. Sự hợp tác toàn diện và đầy đủ của Đài Truyền hình Việt Nam trên cương vị một thành viên trong BTC cuộc thi sẽ mở rộng quy mô và nâng cao uy tín cho cuộc thi, giúp cuộc thi có những thành công mới. TTVN 2002 đã hoàn thành một Website riêng: www.ttvn.com.vn với tên miền riêng, được xây dựng theo mô hình web động với hệ cơ sở dữ liệu Access. Đây sẽ là nơi giới thiệu về cuộc thi TTVN 2002 (Thể lệ, Cách thức tham gia cuộc thi, Hội đồng giám khảo cuộc thi, thông tin về diễn tiến cuộc thi...) với những thí sinh tiềm năng trong và ngoài nước. Ngoài ra, qua website này, thí sinh có thể đăng kÿ trước với BTC để tham gia cuộc thi. Diễn đàn (forum) trên website sẽ là nơi để các thí sinh có thể trao đổi với nhau về tất cả những vấn đề liên quan đến CNTT, là nơi những chuyên gia về tin học giải đáp cho các thí sinh những vấn đề thường gặp khi lập trình.

(Bình Minh - VASC Orient)

 

 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi