,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
654508
Nhạc Việt: Thế giới nhạc số có bản quyền
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

Nhạc Việt: Thế giới nhạc số có bản quyền

Cập nhật lúc 16:07, Thứ Năm, 02/06/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Đứng trước nhu cầu thưởng thức âm nhạc của đông đảo bạn đọc, VietNamNet cùng các nhạc sĩ, ca sĩ có ca khúc độc quyền đã khai trương chuyên mục Nhạc Việt (http://nhacviet.vietnamnet.vn). Đây là website âm nhạc đầu tiên ở Việt Nam chỉ đưa những ca khúc có hợp đồng bản quyền lên mạng...

Nhạc số: Nhu cầu tất yếu của cuộc sống hiện đại

Nhìn ra nước ngoài, những kho tư liệu nhạc số như Yahoo, Real, iTunes... như những thư viện đồ sộ về âm nhạc của nhân loại. Bất cứ quốc gia nào cũng có thể tham gia vào kho tư liệu đó, nhưng tại sao âm nhạc Việt Nam chưa bước đến những nơi này? Có thể chúng ta còn nhiều rào cản về ngôn ngữ, trình độ, bản quyền, tiếp thị... đã hạn chế nhạc Việt mạnh dạn tiếp cận những sân chơi như vậy chăng?

Trong sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và toàn cầu hoá, số hoá âm nhạc là con đường ngắn nhất để âm nhạc trong nước tiếp cận với người dùng toàn cầu. Đồng thời, mở ra con đường dài nhất, thông thoáng nhất để đưa văn hóa Việt Nam hội nhập thế giới. Bên cạnh đó, đây là một trong những phương thức bảo tồn các giá trị truyền thống cho các thế hệ mai sau. Hơn thế nữa, nhạc số còn phát huy rất hữu hiệu sự quảng bá đối với các nhạc phẩm mới.

Nếu thật sự có những ngại ngùng đó, tại sao chúng ta không tự tao cho mình một sân chơi nhạc số của người Việt? Xuất phát từ mong muốn đó, VietNamNet đã dành nhiều công sức để xây dựng chuyên mục Nhạc Việt. Đến giờ phút này, có thể nói chuyên mục Nhạc Việt của VietNamNet là website duy nhất tại Việt Nam cho phép mọi người nghe nhạc online dưới sự đồng ý của chủ thể sáng tạo hoặc chủ thể sở hữu.

Nhạc Việt: Không phân biệt thể loại, không phân biệt sang - sến

Âm nhạc là nhu cầu giải trí của riêng mỗi cá nhân. Qua âm nhạc, có thể đánh giá phần nào học thức, lối sống, nghề nghiệp hay thẩm mỹ. Ngay chính âm nhạc, cũng đã có những ranh giới phân biệt các thể loại Pop, Rock, HipHop, Dance, trữ tình, kháng chiến, cách mạng, vàng, đỏ... Thậm chí, còn phân biệt cả nhạc sang và sến nữa. Vượt lên trên sự phân biệt mang tính học thuật lẫn bất thành văn, Nhạc Việt muốn giới thiệu một sân chơi âm nhạc dành cho tất cả mọi người.

Trước mắt, Nhạc Việt chủ yếu tập trung giới thiệu những nhạc phẩm của các nhạc sĩ, ca sĩ, công ty và các trung tâm. Bước đầu tiên, Nhạc Việt đã nhận được sự đồng ý của gần 40 nhạc sĩ và ca sĩ cho phép phổ biến hơn 200 tác phẩm. Trong tương lai xa, Nhạc Việt hy vọng nhận được sự đồng tình, ủng hộ của tất cả mọi người để trở thành một thư viện nhạc số hiệu quả và rộng lớn hơn.

Bên cạnh mục đích chính thưởng thức âm nhạc, Nhạc Việt xây dựng những chuyên mục riêng dành để giới thiệu thông tin về nhạc sĩ, ca sĩ và những tin tức âm nhạc của Việt Nam. Bạn có thể tìm thấy những thông tin dạng tiểu sử hoặc sự kiện về các nhạc sĩ Dương Thụ, Lê Minh Sơn, Lê Quang, Trần Minh Phi, Nguyễn Nhất Huy, Quốc An, Lương Bằng Quang, Tuấn Thăng, Duy Mạnh, Vũ Quốc Bình, Thái Thịnh, Mai Thu Sơn, Bảo Chinh, Tiến Luân, Quang Huy... hoặc những tin tức nóng hổi của của làng ca nhạc Việt Nam xung quanh các ca sĩ Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Thu Hà, Phương Thanh, Mỹ Tâm, Đan Trường, Lam Trường, Quang Dũng, Thanh Thảo, Đàm Vĩnh Hưng, Thu Minh, Ưng Hoàng Phúc, Quang Hà, Cao Thái Sơn... Trong tương lai xa, Nhạc Việt sẽ hỗ trợ các nhạc sĩ giới thiệu những demo bài hát mới và tổ chức bán đấu giá các tác phẩm âm nhạc.

Mỗi lần bạn click lên nút play của bất cứ bài hát nào trong Nhạc Việt, nghĩa là bạn đã gửi một phiếu đề cử bài hát đó. Hoặc bạn có thể click sự chọn lựa của mình vào mục Bình chọn. Mỗi tuần và mỗi tháng, Nhạc Việt sẽ thống kê các bài được bình chọn và giới thiệu vào Top Nhạc ViệtCa khúc trong tháng.

Trong tương lai xa, Nhạc Việt sẽ hỗ trợ các nhạc sĩ giới thiệu những demo bài hát mới và tổ chức bán đấu giá các tác phẩm âm nhạc.

  • Ban Văn hoá VietNamNet

,
,