221
5082
Chuyên đề
chuyende
/vanhoa/chuyende/
846744
Du lịch Hà Nội: Đẹp lắm nhưng cứ mãi là... tiềm năng!
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
Du lịch Hà Nội: Đẹp lắm nhưng cứ mãi là... tiềm năng!
,

(VietNamNet) – Hà Nội đẹp nhưng hình như chỉ người Hà Nội biết với nhau. Người làm du lịch thủ đô kém quá! Đẹp thế, chứ đẹp nữa mà không biết khoe thì cũng bằng không!

 

> Kỳ 1: Chơi Hà Nội, nửa ngày là hết? 

 

 

Soạn: HA 909757 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Hình ảnh Phố Hàng Mã trên trang web về du lịch Việt Nam mang tên Kiwi Vietnam Tours của New Zealand.

 

Quả thật, nghe khách nước ngoài “chê” Hà Nội xấu, nghe một người làm tour sẵn sàng bảo “đi thăm Hà Nội chỉ nửa ngày là hết” thì chẳng khác gì… một sự xúc phạm.

 

Soạn: HA 909703 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"Điểm sơ qua đã thấy Hà Nội có nhiều nét hấp dẫn thế nào. Chỉ bấy nhiêu thôi đã đủ cho người nước ngoài hiểu và yêu văn hóa Việt Nam"

 

GS. TSKH Tô Ngọc Thanh
Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian VN

Mang câu nói ấy đặt lên bàn ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, ông Huy phản ứng với vẻ đầy bức xúc: "Những người nói thế thật không đáng làm công tác du lịch! Họ phải đi nghiên cứu, phải có thông tin nhiều chiều. Biết bao nhiêu nhà sử học, nhà văn hóa đã có những công trình viết về Hà Nội. Những người làm du lịch phải biết hưởng và chắt lọc, biết biến tất cả những nghiên cứu tiềm năng kia thành sản phẩm du lịch" 

 

Ông Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam thì dành hàng tiếng để kể về các làng nghề, các nét văn hóa của Hà Nội và vùng ngoại vi mà các tour du lịch chưa chịu khai thác, hoặc khai thác "hời hợt, chủ yếu là theo kiểu dẫn khách đến mua sắm để kiếm tiền hoa hồng, thiếu hẳn hàm lượng văn hóa".

 

Như Vạn Phúc là điểm đến của khá nhiều tour du lịch, nhưng theo ông chỉ còn rất ít địa chỉ Vạn Phúc "xịn", nơi có thể tìm thấy hàng thật, có thể thăm quan xưởng dệt. "Bây giờ vàng thau lẫn lộn, tơ giả thậm chí còn bóng hơn tơ thật, nên hàng càng chất lượng thì ban đầu càng khó bán".

 

Soạn: HA 909743 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ở Hà Tây bây giờ có mấy làng tự gọi là Vạn Phúc. Ảnh chụp một trong nhiều cổng làng như vậy. Lụa đâu chưa thấy, chỉ thấy ... bia hơi. Ảnh: VOV

Hay ở Bát Tràng, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam đã thúc đẩy dân làng làm bảo tàng lịch sử gốm Bát Tràng ngay trong đình thờ tổ, vừa mang ý nghĩa lịch sử, vừa mang ý nghĩa tâm linh. "Đến đó có thể hiểu được lịch sử phát triển của gốm, cách phân loại và tiếp cận, các vấn đề về kỹ thuật. Những thông tin đó sẽ giúp khách hiểu về Bát Tràng, và từ hiểu thì người ta sẽ mua nhiều sản phẩm hơn, và trân trọng gốm Bát Tràng hơn. Người thích trải nghiệm, thì đến Bát Tràng có thể tham gia từ lúc làm xương gốm, bàn xoay cho đến khi ngồi vẽ, chọn men. Cách làm này sẽ giúp làng nghề có tiền, sống được bằng du lịch"

 

Ông Thanh còn kể về nhiều những làng nghề, làng văn hóa, mà tất cả đều... thuộc tỉnh Hà Tây, nghĩa là ngay bên Hà Nội. Như làng thêu Quất Động (Thường Tín), chỉ cách Hà Nội có 18 km, có từ thời Lê, là nơi khởi thủy nghề thêu trên toàn Việt Nam. Rồi đất hai vua Đường Lâm với ngôi làng cổ đá ong hiếm có, lại kèm thêm đặc sản bánh gio và bánh mỡ rất ngon. Nhắc đến văn hóa nghệ thuật thì ông “điểm danh” múa hát chèo Tàu – toàn phụ nữ, thể hiện lại chiến thắng của Hai Bà Trưng - ở xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, hay múa hát thờ Đức Tản Viên (hát dô) ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai. Rồi thôn Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, ở đây có hò Cửa Đình và múa hát bài bông, hay múa rối nước tại ao làng Ra.  

 

Quả đúng như ông Thanh nói, chỉ bấy nhiêu thôi đã đủ cho người nước ngoài hiểu và yêu văn hóa Việt Nam. 

 

Nhưng khi nhắc đến việc bảo tồn các làng nghề thì ông Thanh lại rất thực tế, dù cái thực tế có phần “bi quan”: "Không gian của các làng quê cổ thì hết rồi, chỉ còn lại vài nét điểm xuyết thôi. Ta không cưỡng lại được sự đô thị hóa, vì đô thị hóa là một nét của văn minh thời đại. Không ai điều khiển được kiểu xây, kiểu chỉnh trang các làng nghề, bởi nhà nước đã thả nổi. Người ta không chịu làm nhà ngói nữa mà thích làm nhà bê tông. Dân làng nghề vốn xuất thân là nông dân nên hay hướng ngoại, thấy Hà Nội làm thế nào thì mình làm thế. Hội kiến trúc đã nhiều lần kiến nghị, nhưng rồi vẫn thế.

 

Cái bi quan của ông Thanh sao mà ... quen thuộc thế. Đi đâu, gặp ai cũng thấy một kiểu bi quan như thế mà càng ... bi quan thêm. Ông Thanh nói tiếp: “Đừng mong có thể can thiệp, ta có thể bỏ ra mấy chục triệu đôla để đầu tư giữ gìn và phát triển một làng được không? Không chịu bỏ tiền ra để bảo tồn nhưng cứ đòi đến khai thác thì làm sao được? Đành chấp nhận hiện trạng thôi..."

 

Nhưng đâu đó vẫn còn chút hy vọng. Tìm đến nhà hàng Ánh Tuyết của một người Hà Nội gốc, dù nằm lọt thỏm trong khu ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhưng vẫn là điểm đến của khá nhiều tour du lịch dành riêng cho khách nước ngoài. Khách không chỉ đến ăn, mà còn đến để được bà chủ dạy cách làm các món ăn truyền thống của Hà Nội đúng theo chuẩn mực, lại được nghe kể về văn hóa ẩm thực, về lịch sử món ăn, lồng thêm chút văn hóa Hà Nội mà bà đã được trải nghiệm. Chẳng thế mà lịch đưa trước cả tháng, không cần chút nỗ lực quảng cáo nào của bà chủ. Thậm chí việc mở nhà hàng nhỏ xinh, việc mở tour dạy nấu ăn cũng bắt nguồn từ việc đặt hàng của khách, chứ chẳng phải “ý tưởng nung nấu” của chủ nhà.

 

Ngồi hàng giờ nghe kể về những nét văn hóa ẩm thực rất chi tiết, rất chu đáo với khách, đòi hỏi sự công phu, thể hiện chiều sâu của Hà Nội cổ, mới hiểu vì sao địa chỉ của nhà hàng Ánh Tuyết lại hấp dẫn người làm du lịch đến thế. Tự tin với sự gắn kết lâu dài với dân du lịch, nên bà đang có những ý tưởng ấp ủ, cũng là để quảng bá văn hóa Hà Nội cổ với du khách. Chỉ tiếc là vì những tour dạy nấu ăn mà bà Ánh Tuyết nhận đều được trả khá cao, chứng tỏ là tour đắt tiền, nên chỉ khách sang mới có điều kiện. Với lại, đó mới chỉ dừng lại ở một nỗ lực cá nhân, còn để nhân rộng ra thì lại là một chuyện hoàn toàn khác...

  • Khánh Linh

Kỳ 3: Du lịch Hà Nội: Nỗi buồn của người tâm huyết ...

 

Bạn có kiến nghị gì để "khoe" nét đẹp của Hà Nội?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,