Mở thêm lối đi cho Hoạt hình Việt Nam
17:16' 30/12/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Có một thực tế là phim hoạt hình VN hiện không thể cạnh tranh nổi với phim hoạt hình nước ngoài tràn ngập trên truyền hình và thị trường băng đĩa. Chỉ còn cách...

"Nghiến răng" để mua công nghệ mới

Soạn: AM 234067 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Hoạt hình 3D: hướng đi tất yếu.

Không cần thiết phải lý giải dài dòng cho sự vắng bóng của hoạt hình VN trên màn ảnh truyền hình, trên thị trường băng đĩa. Cũng chẳng cần phải nêu ra hàng chục lý do biện bạch vì sao hoạt hình VN chưa tự tin đi các LHP vì chẳng có hy vọng đoạt giải. Chỉ kỳ vọng thì chưa đủ. Điều cần nhất là phải làm việc như thế nào để có được những bộ phim đủ sức đứng trên chính sân nhà để hoạt hình không bị "cố tình" lãng quên. Trung tâm sản xuất phim hoạt hình của Hãng phim truyền hình VN (VFC) được thành lập từ tháng 7/2002. 27 tháng sản xuất 25 tập phim hoạt hình bằng kỹ xảo máy tính, 10 tập "Cuộc phiêu lưu của ong vàng", 5 tập "Hiệp sỹ trán dô" và 10 tập "Tít và Mít" (sẽ phát sóng vào đầu năm 2005).

"Tít và Mít", "Hiệp sỹ trán dô" đã cố gắng tiếp cận với những vấn đề của cuộc sống. Không chỉ có dấu ấn dân tộc, có đồng ruộng, có trâu, có nón mà nó còn khắc hoạ đời sống của những con người ở hiện tại. Nếu như "Tít và Mít" vẽ nên cả một thế giới trẻ thơ với những suy nghĩ và ứng xử đời thường, những bài học rút ra từ những lỗi lầm qua những tình huống hài hước trong Ngày khai giảng, buổi cắm trại, thi nấu cơm... thì "Hiệp sỹ trán dô" lại đề cập đến nạn trộm cắp, thanh toán lẫn nhau, và cả những ám ảnh hiện tại, ma tuý thông qua thế giới của loài chuột và một con búp bê bầng gỗ. Mặc dù còn nhiều chi tiết hơi ngô nghê nhưng chúng ta hoàn toàn có cơ sở để hy vọng vào sự phát triển của hoạt hình Việt Nam.

Sau Hãng phim hoạt hình VN, VFC là một trong những hãng phim đầu tiên tiến vào lĩnh vực phim hoạt hình vốn không phải là thế mạnh của điện ảnh Việt Nam. Hàng chục con người có thể phải làm việc cật lực trong 1 năm cho bộ phim hoạt hình vẽ tay, cắt giấy có dung lượng 10-15 phút thì với công nghệ làm phim 3D, người ta mất trung bình 1 tháng để hoàn thành tập phim tương tự. Song, khâu đầu tiên quyết định sức hấp dẫn của bất cứ bộ phim nào là kịch bản. Hiện nay, kịch bản làm phim hoạt hình của VN nói chung và VFC nói riêng chủ yếu là lấy từ các tác phẩm văn học nhưng không phải ai cũng có khả năng viết kịch bản cho những phim hoạt hình dài tập cho dù mục tiêu của các hãng phim là tiến tới làm phim dài hàng chục tập.

Làm hoạt hình 3D: mất 1 được 10

Soạn: AM 234073 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Cảnh trong phim "Tít và Mít".

Khi phim hoạt hình dài tập nước ngoài có nội dung hấp dẫn, hài hước, hình ảnh đẹp, cách xử lý tình tiết bất ngờ và thông minh tràn ngập thị trường dưới dạng băng đĩa, khi truyền hình ngày càng mở rộng với kênh hoạt hình 24/24: Cartoon Network thì hoạt hình VN càng khó có cơ hội cạnh tranh trên chính sân nhà. Chỉ còn cách mở rộng nguồn kịch bản hấp dẫn, thực hiện bằng những công nghệ mới để hút khán giả. Ngoài nhân lực còn phải cần đến sự đầu tư lâu dài và đủ lớn để "bao" các khâu.

Khi hoạt hình chưa có sức hút với các hãng phim tư nhân thì các Hãng nhà nước càng cần đến sự tài trợ. Một tập phim "Tít và Mít" có dung lượng từ 10-13 phút cần chi từ 100-130 triệu đồng, trung bình 10 triệu đồng/phút, mức giá đuợc coi là khiêm tốn với thể loại hoạt hình làm trên máy tính. Hơi lãng phí khi một bộ phim hoạt hình (10 tập) mất 1 tỉ đồng sản xuất mà chỉ để phát trên truyền hình trong khi hoàn toàn có thể mang về doanh thu khi phát hành qua băng đĩa. Được biết VFC đã có ý định phát hành đĩa "Cuộc phiêu lưu của ong vàng" nhưng đến thời điểm này vẫn chưa khả thi.

VFC ngoài việc mua công nghệ Cambridge Animo System của Anh lên đến hàng tỉ đồng còn cần đến những hoạ sĩ thiết kế, hoạ sĩ vi phông, hoạ sĩ động tác, hoạ sĩ dàn cảnh... nắm bắt đuợc công nghệ thông tin và có khả năng sáng tác trên máy tính cũng như làm kỹ xảo. Ngoài các hoạ sĩ đã làm việc lâu năm tại Hãng phim hoạt hình VN, tham gia làm phim cho VFC còn có các hoạ sĩ trẻ thuộc khoa Đồ hoạ của ĐH Sân khấu Điện ảnh, ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, CĐ Nhạc Hoạ TW... Đó là chưa kể đến bộ phận làm tiếng động, sáng tác nhạc, lồng tiếng... Tuy nhiên, nếu tính về hiệu quả sản xuất sau đó thì mối lợi còn lớn hơn nhiều.

Và hy vọng...

Soạn: AM 234075 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Hoạt hình VN khi nào cạnh tranh được với nước ngoài?

Thị trường phim hoạt hình của VN rất lớn trong khi có quá ít hãng phim VN chịu đầu tư làm phim đủ để đáp ứng nhu cầu xem phim hoạt hình của khán giả nhà mình. NSƯT Phạm Minh Trí, đạo diễn "Hiệp sỹ trán dô" cho biết: "Mục tiêu của Trung tâm sản xuất phim hoạt hình là muốn đa dạng các sản phẩm của mình hơn, đáp ứng được nhu cầu phát sóng của nhiều kênh. Chúng tôi cũng sẽ không dừng lại ở phim hoạt hình cho trẻ em mà sẽ hướng tới đối tượng người lớn. Công nghệ làm phim hoạt hình 3D rất hấp dẫn giới trẻ và có thể thực hiện được mọi ý tưởng trong một thế giới ảo".

  • B.H

 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cuộc đối đầu giữa hai người đẹp (30/12/2004)
Lam Trường: Tôi bắt đầu thấy thích điện ảnh rồi! (28/12/2004)
Hồng Ánh giã từ nghề diễn viên? (28/12/2004)
Một tuần sôi động của các rạp Bắc Mỹ (27/12/2004)
Điện ảnh 2004: Phim ngoại "ăn hiếp" phim ta! (26/12/2004)
Những sự kiện làm thay đổi nền văn hoá Mỹ năm qua (23/12/2004)
Thi phim ngắn 2004: Có giải cao nhưng chưa thấy sướng! (23/12/2004)
Phim "Mê Thảo" hút khách ở Pháp (22/12/2004)
Phim Hàn Quốc đoạt giải tại Nga (22/12/2004)
Đĩa lậu gây thiệt hại 1 tỷ bảng Anh (21/12/2004)
So Ji-sub: Nam diễn viên xuất sắc nhất 2004 (19/12/2004)
"Alexander Đại Đế" đến Việt Nam (18/12/2004)
Mốt dựng tượng sáp của các ngôi sao nổi tiếng (17/12/2004)
"Sideways" dẫn đầu đề cử Quả cầu vàng 2005 (15/12/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang