"Grammy chẳng là gì nếu không có khán giả!"
20:15' 04/05/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hilary Hahn, cây violin hàng đầu nước Mỹ từng nhận giải Grammy và được tạp chí Time chọn là Nghệ sĩ nhạc cổ điển trẻ tuổi số 1 châu Mỹ 2001 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn VietNamNet chiều 4/5 ngay khi tới Hà Nội.

Có trong tay giải Grammy lần thứ 45 cho Nghệ sĩ độc tấu xuất sắc nhất ở thể loại Classical khi còn quá trẻ. Rất nhiều nghệ sĩ đã phải phấn đấu cả đời để chạm tới mâm đĩa vàng danh giá. Chị còn nhớ cảm giác khi nhận giải?

Hilary Hahn

Hilary Hahn: - Hôm trao giải Grammy 2001 tôi không có mặt vì có buổi diễn tại Đức. Thậm chí tôi còn không theo dõi tivi vì phải tập luyện cho buổi diễn, đến tối khi quá mệt mỏi và... đi ngủ. Đến 3 giờ sáng cha tôi gọi điện thoại báo cho rôi rằng "Con đã đoạt giải Grammy rồi đấy!" Trong tình trạng ngái ngủ tôi chỉ hỏi cha "Có thật thế không, giải nào ạ?". Cha trả lời: "Chắc chắn con đoạt giải rồi, đó là giải Grammy". Nếu không đúng thì cha sẽ không bao giờ đánh thức tôi dậy giữa đêm như thế. 6 tháng sau lễ trao giải tôi mới nhận được mâm đĩa vàng qua đường bưu điện. Tôi đi lưu diễn suốt một thời gian dài và giải thưởng ấy vẫn nằm nguyên trong hộp. Điều tôi muốn nói ở đây là bản chất của việc được giải và khi ta nhận được nó.

Được giải Grammy gần như là sự bảo đảm cho danh tiếng và sự nghiệp của bất cứ nghệ sĩ, nhạc sĩ nào. Đó là chưa kể đến danh hiệu Nghệ sĩ nhạc cổ điển trẻ tuổi số 1 châu Mỹ 2001 do tạp chí Time bình chọn. Những giải thưởng này có gây áp lực cho chị?

Với cây violin sản xuất từ năm 1864.

Hilary Hahn: - Được trao giải Grammy dĩ nhiên là rất vui nhưng tôi nghĩ điều quan trọng nhất chính là từ khán giả công nhận. Vì khán giả là người đánh giá tốt nhất tài năng của một người nghệ sĩ. Nếu không được công chúng quan tâm thì người nghệ sĩ chẳng làm được gì. Còn về việc được tạp chí Time bình chọn là Nghệ sĩ nhạc cổ điển trẻ tuổi số 1 châu Mỹ 2001, tôi nghĩ là họ cố tìm một nghệ sĩ nhạc cổ điển nào đó để trao giải và tôi đã may mắn được lựa chọn nên không có gì là lớn lao cả. Sau khi tạp chí Time trao cho tôi danh hiệu đó, ấn phẩm đầu tiên của họ viết về tôi lại là bằng tiếng Pháp và tôi lại không đọc được nội dung đó là gì, thậm chí có những tấm hình trên báo mà chính người thân cũng không nhận ra đó là tôi (cười).

Soạn: AM 374667 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Chủ đề của chương trình hoà nhạc Hennessy năm nay là Nghệ thuật của Vĩ cầm với sự thể hiện của nghệ sĩ Hilary Hahn. Người hâm mộ nhạc cổ điển sẽ có dịp thưởng thức tiếng violin mê hoặc của nghệ sĩ ưu tú nhất châu Mỹ trong đêm diễn duy nhất tại HN cùng nghệ sĩ dương cầm Natalie YeZhu dưới sự chỉ đạo nghệ thuật nghệ sĩ dương cầm gốc Việt Katherine Chu. Trước buổi diễn chính thức tối 6/5, Hilary sẽ có buổi giao lưu và biểu diễn với sinh viên Nhạc viện HN ngày 5/5.

Ở tuổi 25, Hilary đã chứng tỏ được mình là một trong những nghệ sĩ hoàn hảo và hấp dẫn nhất trong làng nhạc hoà tấu quốc tế. Ngoài những giải thưởng danh giá, cô thường xuyên xuất hiện cùng những dàn nhạc lớn nhất thế giới. Hilary hiện là nghệ sĩ độc quyền của hãng Deutsche Grammophone. Trước khi ký hợp đồng với hãng ghi âm này, cô đã có 5 đĩa ghi âm cùng Sony Classical liên tục đứng trong danh sách best-seller những đĩa nhạc cổ điển bán chạy nhất.

Chơi nhạc từ nhỏ và đã có được những thành công đáng nể, vậy có nghệ sĩ violin đặc biệt nào có ảnh hưởng đến chị hoặc chị đặc biệt hâm mộ?

Hilary Hahn: - Tôi ảnh bị hưởng bởi những người xung quanh mình, mỗi người chỉ bảo cho tôi một chút nhưng ảnh hưởng đến sự nghiệp của tôi nhất lại chính là những người thầy, giúp cho tôi sống trong không khí âm nhạc cổ điển. Có ba người thầy có ảnh hưởng quan trọng tới sự nghiệp âm nhạc của tôi trong đó có thầy Klara Berkovich ở Baltimore, người dạy tôi từ năm lên 5 đến khi 10 tuổi và thầy Jascha Brodsky ở Philadelphia theo tôi từ lúc 10 đến 17 tuổi. Jascha Brodsky là học trò cuối cùng của nghệ sĩ dương cầm vĩ đại người Bỉ, Eugene Ysaye.

- Tại sao chị lại quyết định biểu diễn tại VN như một phần trong chuyến lưu diễn thế giới lần này? Do Hennessy thuyết phục quá tài hay vì chị muốn chinh phục thính giả HN, nơi nhạc cổ điển chưa thể là món ăn tinh thần phổ biến?

Hilary Hahn: - Tôi đã mong muốn tới VN từ rất lâu rồi và Hennessy đã giúp đỡ để tôi thực hiện chuyến thăm của mình. Với tôi, việc thưởng thức âm nhạc, đặc biệt là nhạc cổ điển, người nghe phải tự tạo thói quen nghe nhạc cho mình. Nếu trong buổi diễn lần này tại VN có những khán giả chưa biết gì về nhạc cổ điển mà cũng đến tham dự thì thật tuyệt vời. Họ chính là người lựa chọn âm nhạc vì chúng ta không thể bắt ép ai đó phải nghe loại nhạc này háy thưởng thức loại nhạc kia vì mỗi người có cách thưởng thức khác nhau. Bản thân âm nhạc cổ điển đang muốn thay đổi mình để đến với công chúng nhiều hơn.

Nghệ thuật vĩ cầm.

- Khán giả VN có thể chờ đợi gì ở buổi diễn duy nhất của chị và chị trông đợi gì ở buổi diễn ngày 6/5 tới?

Hilary Hahn: - Chúng tôi rất vui vì có mặt tại đây. Đây là lần đầu tiên chúng tôi tới VN và VN cùng là nơi khởi đầu cho chuyến đi vòng quanh châu Á của chúng tôi, hy vọng khán giả VN sẽ đón nhận âm nhạc của chúng tôi và chuyến đi này chúng tôi có thể mang âm nhạc và niềm vui đến cho mọi người.

- Xin cảm ơn chị!

  • Bích Hạnh

 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
NS Lương Bằng Quang và những âm giai điện tử (04/05/2005)
Lệ Quyên có năng khiếu... hát chèo! (29/04/2005)
Cát-sê ca sĩ tăng vọt vì thuế thu nhập? (29/04/2005)
Sài Gòn có hơn 100 bài hát mới (26/04/2005)
Nghe ca khúc Thống nhất đất nước qua VietNamNet (25/04/2005)
Quang Dũng chuẩn bị độc diễn (23/04/2005)
Nghệ sĩ violin số 1 nước Mỹ tới Việt Nam (22/04/2005)
Đình Bảo & More (22/04/2005)
Tự bạch của nhạc sĩ Dương Thụ (21/04/2005)
''Con đường âm nhạc'' sẽ tạo dấu ấn khác biệt? (20/04/2005)
Để ''Bài Hát Việt 2005'' đãi cát tìm được vàng (18/04/2005)
Nhạc sĩ Vũ Văn Hà và bản tình ca Hoa nắng (16/04/2005)
Ca sĩ Lâm Nhật Ánh sẽ ngồi "bóc lịch"? (14/04/2005)
Nghe nhạc truyền thống qua VietNamNet (13/04/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang