Đầu năm nghe nhạc... xã hội
09:06' 04/01/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Có bao giờ bạn nghe bài hát nói về an toàn giao thông hay chống cờ bạc chưa?

Soạn: AM 235138 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
NS Duy Mạnh.

Bên cạnh xu hướng quy về tình yêu của ca khúc trẻ, nhạc Việt vẫn còn những ca khúc ca ngợi hoặc phê phán hiện tượng xã hội nào đó vẫn đều đặn xuất hiện, gọi chung là "nhạc xã hội". Chỉ khác nhau là tần số xuất hiện của nhạc tình thì quá nhiều còn nhạc xã hội quá ít cơ hội giới thiệu.

Trước khi nói đến khái niệm "nhạc xã hội", có lẽ rất cần nói đến nhạc cộng đồng, một thể loại gần gũi và mang tính đại chúng cao. Từ sau ngày giải phóng, nhạc cộng đồng tiếp nối nhạc truyền thống và trở thành thể loại thịnh hành. Một bài hát điển hình cho thể loại này là Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Về sau, khi nhạc trẻ phát triển mạnh mẽ, dòng nhạc cộng đồng chủ yếu phát triển ở những tổ chức đoàn thể, các buổi sinh hoạt, dã ngoại... Nó hoà nhập với nhạc truyền thống để trở thành một loại nhạc không được thị trường ưa chuộng nhưng không thể thiếu. Nhạc sĩ Vũ Hoàng, một trong số ít nhạc sĩ hiếm hoi chuyên sâu thể loại nhạc cộng đồng, cho biết: "Viết nhạc cho cảm xúc cá nhân thì dễ, nhưng viết cho nhiều người rất khó. Nhất là độ tuổi của tôi và lứa tuổi sinh viên quá chênh nhau. Tuy khó khăn, tôi vẫn quyết tâm chọn dòng nhạc cộng đồng vì ý nghĩa rộng lớn của nó". Với con đường đã chọn, nhạc sĩ Vũ Hoàng đã thành công với những ca khúc Khát vọng tuồi trẻ, Dấu chân tình nguyện, Ký ức mùa hè xanh, Mùa hè tình nguyện, Mùa hè xanh...

Gần đây, cùng với sự phát triển của nhạc trẻ, nhạc cộng đồng rẽ sang một nhánh khác, tạm gọi là "nhạc xã hội". Nhạc xã hội cũng viết cho nhiều người, nhưng viết về những hiện tượng, sự việc đang diễn ra trong xã hội và nó khó có thể dùng để hát trong các buổi sinh hoạt. Vì vậy, nói một cách nào đó, sáng tác nhạc xã hội là quan điểm cá nhân của từng nhạc sĩ về một hiện tượng nào đó.

Cuối năm 2004, nhạc sĩ Phạm Đăng Khương ra mắt album Ba mươi năm thành phố gồm 12 ca khúc viết cho TPHCM và sinh viên. Trong album, nhạc sĩ Phạm Đăng Khương giới thiệu 2 ca khúc về nỗi khổ của người hút thuốc (Tiếc thật) và an toàn giao thông (Mỗi khi ra đường).

Nhạc sĩ trẻ Duy Mạnh, từng được biết đến qua các ca khúc Giây phúc chia xa, Tình yêu còn đâu, Về đi thôi em hỡi... qua tiếng hát Đàm Vĩnh Hưng, Lý Hải. Bên cạnh những bài hát về tình yêu đôi lứa, nhạc sĩ Duy Mạnh tự giới thiệu mình với tư cách ca sĩ qua album Tình em là đại dương, trong đó có bài hát chống cờ bạc. Nhạc sĩ Duy Mạnh cho biết: "Tôi viết bài Kiếp đỏ đen dựa trên người thật việc thật. Nhân vật trong bài hát trước đây là một người rất giàu có, giàu nổi tiếng ở Hải Phòng, nhưng vì sa vào cờ bạc mà mất hết tất cả".

Trước phong trào xoa dịu nỗi đau da cam, các nhạc sĩ đã lao vào sáng tác và giới thiệu nhiều tác phẩm xúc động. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên có bài Như cánh vạc bay, Phạm Đăng Khương ra mắt ca khúc Nỗi đau còn đó, nhạc sĩ Vũ Hoàng là Nước mắt màu da cam, Nhạc sĩ Thế Hiển có bài Em không biết, Trần Huân thì có Tôi đã thấy... Trong guồng chảy không ngừng của cuộc sống, những sáng tác mang đậm hơi thở đời thường rất cần thiết để trở thành một phong trào chống hoặc xây, trở thành tiếng nói chung cho mọi người.

  • Thanh Chung   

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương: Cầu trời cho tôi đừng dính scandal! (03/01/2005)
Nhạc sĩ Văn Ký cùng VASC "Chào xuân 2005" (01/01/2005)
Đi tìm DJ Việt... (31/12/2004)
Hội Âm Nhạc TPHCM bước vào nhiệm kỳ 5 (30/12/2004)
Phú Quang và ''Mùa hạ còn đâu'' (30/12/2004)
Đỗ Quang chết không phải vì thắt cổ? (29/12/2004)
Tay guitar huyền thoại Hank Garland qua đời (29/12/2004)
NSND Trần Hiếu: Muốn yếu đuối trước người mình yêu! (29/12/2004)
Ca sĩ Duy Quang được hát tại VN (28/12/2004)
Vì sao nhạc sĩ Đỗ Quang tự tử? (28/12/2004)
CS Mỹ Tâm: Làm người nổi tiếng cũng...buồn! (28/12/2004)
Nhạc sĩ có nên ăn nhậu và... bia ôm? (27/12/2004)
Hồ Quỳnh Hương và ''Ngày dịu dàng'' (27/12/2004)
NS Minh Nhiên: Xin lỗi tình yêu bằng âm nhạc (27/12/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang