221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1293280
Lật tẩy công nghệ làm phim nhanh-nhiều-nhạt
1
Article
null
Lật tẩy công nghệ làm phim nhanh-nhiều-nhạt
,

- Làm sao quay hai nhân vật đối thoại khi vắng một diễn viên? Thể hiện nhân vật từ trẻ đến già nhưng không đủ thời gian? Ghi hình ở quán cà phê mà thiếu quần chúng?... Công nghệ làm phim thời @ "xào nấu" được tất!

TIN LIÊN QUAN

LTS. Nghị định 54 của Chính phủ quy định thời lượng phát phim Việt Nam trên sóng truyền hình phải đạt ít nhất 30% so với tổng thời lượng chiếu phim, đã có hiệu lực từ ngày 7/7 vừa qua. Các nhà đài từ trung ương đến địa phương lo sốt vó với hạn mức mới, trong khi những đơn vị cung cấp phim vắt chân lên cổ để đua nhau cung ứng đủ hàng.

Nhưng ngay cả khi nghị định chưa được ban hành, thị trường sản xuất phim truyền hình, đặc biệt tại khu vực phía Nam, cũng đã hết sức sôi động, phong phú, phức tạp và bát nháo.
VietNamNet giới thiệu loạt bài hé lộ phần nào "thế giới ngầm" sản xuất, gia công phim, cùng những câu chuyện cụ thể của từng "nạn nhân" lẫn "thủ phạm" trong công nghệ làm phim thời @ này.


Bí kíp "chạy giựt tiền"

Đi vào hậu trường những bộ phim truyền hình được sản xuất theo phương châm "nhanh - nhiều - rẻ", mới thấy các nhà làm phim ở xứ ta đã "sáng tạo" ra những tuyệt chiêu có một không hai, chế tác mỗi ngày một tập phim trong điều kiện công nghệ làm phim còn khá nghiệp dư.

Các đạo diễn thường áp dụng triệt để cách quay gom tập để giải quyết vấn đề bối cảnh. Chẳng hạn, thư ký trường quay phải liệt kê bao nhiêu tập có cảnh công viên để quay gom hết các cảnh diễn ra tại đây trong một lần làm việc. (Ảnh minh họa)
Các đạo diễn thường áp dụng triệt để cách quay gom tập để giải quyết vấn đề bối cảnh. Chẳng hạn, thư ký trường quay phải liệt kê bao nhiêu tập có cảnh công viên để quay gom hết các cảnh diễn ra tại đây trong một lần làm việc. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Trong "công nghệ" làm phim truyền hình nhiều tập kiểu mì ăn liền, guồng máy sản xuất phim chỉ thực sự khởi động khi nhà sản xuất mua được lịch phát sóng và được nhà đài duyệt đề cương kịch bản.

Từ thời điểm này cho đến lúc phim chính thức lên sóng có khi chỉ hai - ba tháng, vì vậy, nhiều nhà sản xuất khi chọn đạo diễn thường đặt ra yêu cầu phải làm nhanh, không cần làm giỏi. Giới đạo diễn thường nói nôm na là phải "lùa nhanh" cả đoàn phim để "giựt" tiền của nhà sản xuất.

Thù lao cho đạo diễn phim truyền hình chưa có tiếng tăm vào khoảng 6 - 8 triệu, còn với đạo diễn tên tuổi, có khi lên tới vài ngàn USD. Làm xong một phim 30 tập, đạo diễn bỏ túi vài trăm triệu.

Mới đây, trong giới làm nghề râm ran thông tin: một đạo diễn gạo cội của lĩnh vực sân khấu lần đầu làm phim truyền hình, phim dài 30 tập chỉ mất tổng cộng 37 ngày quay! Kỷ lục này có lẽ phải khiến các nhà làm phim truyền hình Hàn Quốc hay Mỹ bái phục, dù họ được hỗ trợ tối đa từ các khâu hậu cần, phim trường, ê kíp hùng hậu.

Giúp cho việc chạy nhanh, tiết kiệm tối đa chi phí trong điều kiện tận dụng các bối cảnh có sẵn ngoài cuộc sống làm "phim trường", các đạo diễn thường áp dụng triệt để phương pháp quay gom tập để giải quyết vấn đề bối cảnh.

Nói nôm na, thư ký trường quay phải liệt kê chính xác bao nhiêu tập có cảnh công viên để có thể quay hết các cảnh diễn ra tại đây trong một lần làm việc. Cứ như thế, đoàn làm phim sẽ có một danh sách liệt kê: 10 tập ở nhà nhân vật chính, 2 tập ở siêu thị, 5 tập ở quán cà phê...

Nếu quay cùng một bối cảnh qua nhiều thời gian khác nhau mà không đủ thời gian và chi phí để thay đổi hiện trường, thủ thuật đơn giản là thay đổi tóc tai, quần áo của nhân vật. Dù vậy, cũng có trường hợp khán giả xem phim phát hiện cùng một căn phòng, nhân vật đã già đi từ tuổi teen sang đến tuổi trung niên mà bức tường vẫn cứ hồng hồng, xanh xanh!

Tuy nhiên, trong tình trạng nhiều đoàn phim sử dụng bối cảnh thuê mướn lộn xộn như cái chợ, cách làm này vẫn nhiều rủi ro. Một đoàn làm phim đã lâm vào tình thế dở khóc dở cười. Phim đang quay ở dưới nhà, chủ nhà từ trên lầu đi xuống, vô tình bước ngang qua máy quay, đạo diễn la lên: "M.! Đứa nào đó, có biết làm phim không?".

Chủ nhà nổi giận đùng đùng, đuổi hết! Cả đoàn phải kiếm một căn nhà khác để quay lại từ đầu. Một đoàn phim khác đụng chuyện tương tự thì nhanh trí chế ra chi tiết... nhân vật bán nhà, chuyển chỗ ở.

Tuyệt chiêu "treo đầu dê"
Làm sao để quay được cảnh đám cưới của một cô gái trong điều kiện nữ diễn viên đóng vai mẹ ruột cô dâu bận... về quê chơi? Đây chỉ là một trong vô vàn tình huống mà các đạo diễn phải đối phó với tình trạng diễn viên vắng mặt ở buổi quay do bận chạy sô hoặc do bệnh ngôi sao và cách làm việc thiếu chuyên nghiệp.

Hai diễn viên vào quán cà phê, đáng lẽ phải có thêm diễn viên quần chúng trong vai thực khách. Nhưng vì chỉ có hai người, nên phải linh động "ép" thoại, để một nhân vật nói: "Sao hôm nay quán vắng quá!". (Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Bộ phim 30 tập sắp lên sóng Đài truyền hình TP.HCM vào đầu tháng 8 tới đã gỡ bí tình huống trên bằng cách thêm vào tình tiết mẹ cô dâu đột nhiên... nằm bệnh. Độc chiêu hơn, khi quay cảnh đối thoại giữa hai nhân vật nhưng vắng một diễn viên, đoàn phim của đạo diễn L.Đ.T ghi hình trước các đoạn thoại của diễn viên có mặt, người kia quay sau, sau đó về ghép lại trong phòng dựng!

Nhiều đoàn phim cũng học cách này, chẳng hạn năm người vào quán ăn mà vắng hai, thì quay trước ba, hai người còn lại quay sau. Nhưng cũng chính đoàn phim của đạo diễn L.Đ.T "tổ trác" với cách làm này khi mới đây phải dừng phim giữa chừng để quay lại 3 tập. Vì khi vào phòng dựng, họ mới phát hiện cảnh thoại của người trước và người sau quay không khớp màu nhau.

Diễn viên quần chúng là một nan giải khác đối với các đoàn làm phim, khi nhiều nhà sản xuất bỏ qua khâu này để tiết kiệm tối đa chi phí. Đây là lúc các đạo diễn phải biến hóa các thủ thuật "treo đầu dê". Chẳng hạn, hai diễn viên vào quán cà phê, đáng lẽ phải có thêm diễn viên quần chúng trong vai thực khách. Nhưng vì chỉ có hai người, nên phải linh động "ép" thoại, để một nhân vật nói: "Sao hôm nay quán vắng quá!".

Hoặc quay cảnh đám cưới mà không có diễn viên quần chúng, đạo diễn chỉ cho quay cảnh cô dâu, chú rể đón khách, không thể có được cảnh không gian đám cưới. Rất khó để khán giả phát hiện cách làm quấy quá này vì phim vẫn phù hợp về mặt nội dung. Nhưng chiều sâu cho bộ phim đã bị mất đi, không khí cho bối cảnh cũng không có.

Chưa kể, để đối phó với rất nhiều nguy cơ "gãy" phim ở các khâu diễn xuất, kịch bản, âm nhạc, thiết kế trang phục..., các nhà làm phim còn dùng rất nhiều chiêu mà chúng tôi sẽ đề cập ở bài 2.

  • Minh Chánh

Bài 2: Biến phim của người khác thành... của mình

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao
Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao

Cùng People ghé thăm chốn riêng tư nhất của các ngôi sao nổi tiếng thế giới.

Triệu Vy lấy lại phong độ

"Én nhỏ" hào hứng tham gia buổi chụp hình bìa cho tạp chí ELLE số tháng 10.

Phạm Băng Băng gợi cảm từng centimet

Nữ diễn viên nổi tiếng của màn ảnh hoa ngữ khoe thân hình gợi cảm trong bộ đầm vai trần với những hoạ tiết y chang trên những bình gốm cổ Trung Hoa.

Lê Khanh làm duyên bên hiên nhà

(VietNamNet) - Đã rất lâu kể từ khi làm vợ đạo diễn Phạm Việt Thanh, NSND Lê Khanh mới sắm vai "người mẫu" trong bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Đức Hùng.

,
,
,