221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1265423
Chủ quán Dương Thụ:Sự tử tế giữa kinh tế và văn hóa
0
Article
null
100 điều thú vị TP HCM:
Chủ quán Dương Thụ:Sự tử tế giữa kinh tế và văn hóa
,

 - "Có thể một ông tiến sĩ thì khoái quán cà phê có "em út", còn một bác chạy xe ôm lại cố dành tiền để thỉnh thoảng đến Cà Phê Thứ Bảy vì muốn được xem tranh nguyên bản, nghe nhạc thính phòng, đọc sách... Ở nước ta chẳng có điều gì là không thể xảy ra", nhạc sĩ - chủ quán Dương Thụ.

> Người mẫu Thúy Hạnh: "Mệt mỏi với khách hàng khó tính"
> NSND Thanh Hoa: Tôi thất thường "khoa kiếm" trên thương trường
> MC Đỗ Thụy: Tình em ngọn nến
> Diễn viên Kim Thư: Vừa tự chạy bàn vừa làm quản lý
> Diễn viên Kinh Quốc: Có chút tên tuổi đem ra làm ăn

Mở cửa chưa đầy nửa năm, nhưng quán Cà Phê Thứ Bảy của nhạc sĩ Dương Thụ mới đây đã lọt vào danh sách 10 điểm cà phê hấp dẫn nhất trong cuộc bình chọn 100 điều thú vị của TP.HCM. VietNamNet có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Dương Thụ về nghề tay trái này của anh.

Lợi ích trên cả tiền bạc

Điều gì quyết định Cà Phê Thứ Bảy trở thành một trong 10 quán cà phê hấp dẫn nhất của TP.HCM, tên của nhạc sĩ Dương Thụ hay tên nhà đầu tư Trung Nguyên, thưa anh?

Nhạc sĩ Dương Thụ: - Cà Phê Thứ Bảy chính thức khai trương vào ngày 5/9/2009, đến tháng 2/2010 khi được bình chọn vào top 10, nó mới hoạt động được 5 tháng. Điều quyết định là ở hình thức và nội dung hoạt động của nó, chứng tỏ những ý tưởng của dự án không mơ mộng, viển vông như nhiều người nghĩ mà nó phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay và có tính khả thi.

Nhạc sĩ Dương Thụ trong quán của mình: "Cà Phê Thứ Bảy đánh dấu sự kết hợp tử tế giữa kinh tế và văn hóa để đạt những lợi ích trên cả tiền bạc...". Ảnh: Lê Tám


Trước khi thực hiện dự án, tôi có hỏi han để xem bạn bè tôi nghĩ thế nào. Có một vài bạn là trí thức trẻ đã khuyên tôi: "Hợp tác với doanh nhân khó đấy, sớm muộn sẽ là chuyện lỗ lãi tiền bạc anh không chịu nổi đâu, ngoài Hà Nội bạn em nó cũng mở cà phê sách nhưng đã thất bại. Em quý anh thì em cũng chỉ đến uống ủng hộ vài lần là cùng”. Tôi cười. Tôi không nghĩ thế. Tư tưởng thất bại đã ngấm vào đầu nhiều người là một lực cản đáng sợ.

Cái suy nghĩ có tính chất đám đông cũng thế. Sao chúng ta không thể nghĩ khác, làm khác, làm những điều mà những người "chín chắn" cho là không thể. Qua tiếp xúc, tôi tin Đặng Lê Nguyên Vũ là một doanh nhân khác biệt, một người bạn cùng chí hướng. Và quả thật khi nghe tôi giải thích dự án, anh ấy hiểu ngay và rất quyết tâm đầu tư. Vì thế Cà Phê Thứ Bảy đã ra đời, hoạt động có hiệu quả, đánh dấu sự kết hợp tử tế giữa kinh tế và văn hóa để đạt những lợi ích trên cả tiền bạc, trên những lợi ích cá nhân tôi, cá nhân anh Vũ và tập đoàn Trung Nguyên.

Việc tập đoàn Trung Nguyên đầu tư cho anh, đó là vì tên tuổi của một nhạc sĩ hàng đầu Việt Nam hiện nay?

- Tên tuổi chẳng có ý nghĩa gì ở đây cả. Ý tưởng, nhân cách và năng lực mới quyết định.

Nhưng trong thời người ta thích thương hiệu và đẳng cấp, tên tuổi của anh chính là "bảo hiểm" để Cà Phê Thứ Bảy hoạt động tốt? Anh nhìn nhận lợi thế này như thế nào về lâu dài trong hoạt động kinh doanh, ở góc độ người duy trì hoạt động của Cà Phê Thứ Bảy?

- Dĩ nhiên tên tuổi cũng là một lợi thế, nhưng để duy trì cho hoạt động lâu dài của một kiểu kinh doanh đặc biệt như thế này thì chẳng có gì bảo hiểm được nếu nó đi chệch định hướng ban đầu, hoặc nó hoạt động chệch choạc không tốt. Ở đây cần có sự nhất quán, kiên nhẫn, bền chí, cần sự phát triển bền vững, từ từ thôi. Nhanh nhảu, ồ ạt là thất bại đấy.

Khi anh có ý định mở ra loại hình cà phê này, anh kêu gọi "Mạnh thường quân" nuôi nó. Vậy đến nay, ai nuôi ai?

- Mọi người "nuôi" nhau. Một sự hợp tác có kết quả là phải như thế.

Có thể tiến sĩ khoái cà phê "em út", xe ôm thích Cà Phê Thứ Bảy

Được biết, sắp tới anh sẽ hình thành chuỗi Cà Phê Thứ Bảy, ngoài việc phát triển kinh doanh thì còn có mục đích nào khác, thưa anh?

- Cà Phê Thứ Bảy ở 37 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, TP.HCM là quán đầu tiên trong dự án về chuỗi quán Cà Phê Thứ Bảy mà tôi và tập đoàn Trung Nguyên đã ký thỏa thuận hợp tác. Cà Phê Thứ Bảy khi đủ điều kiện sẽ phát triển sang các trung tâm văn hóa khác: Hà Nội, Huế, Đà Lạt, Hội An,... Bây giờ thì chưa. Mỗi nơi chỉ có duy nhất một Cà Phê Thứ Bảy thôi. Nó là chuỗi quán cao cấp, đặc biệt nên không phát triển theo kiểu đại trà, mà thuộc loại "quý hồ tinh bất quý hồ đa".

Chủ quán Dương Thụ: "Mình không có quyền chọn khách mà để khách chọn mình". Ảnh: Lê Tám 


Hình thành nơi sinh hoạt văn hóa cao cấp, không có chỗ cho sự thể nghiệm, đây có phải là cách anh chọn đối tượng đến quán của mình không? Trong nghệ thuật, anh có giữ quan niệm này không?

- Mô hình tôi nghĩ ra chỉ để làm tốt một thứ, không thể tham lam được. Mà làm tốt được một thứ cũng là khó lắm rồi. Cà phê nào thì khách nấy. Tôi nói với cô quản lý và các em phục vụ trong quán là "mình không có quyền chọn khách mà để khách chọn mình", muốn vậy mình phải làm thật rõ mình là quán kiểu gì, để khách họ dễ lựa chọn. Hợp thì họ trở thành khách hàng thân hữu, không hợp thì họ sẽ bỏ đi quán khác. Trong nghệ thuật, tôi cũng thế - một kẻ "nhất nguyên".

Anh cũng khó tính trong lựa chọn khách hàng đến với Cà Phê Thứ Bảy, như khó tính trong lựa chọn đối tác để đưa ý tưởng về một điểm sinh hoạt văn hóa cao cấp?

- Khách hàng chọn quán mà. Khách hàng nào cũng được, miễn là vào quán họ cảm thấy vừa ý, không phân biệt sang hèn, cao cấp hay cấp thấp. Cũng có thể một ông tiến sĩ thì khoái quán cà phê có "em út" còn một bác chạy xe ôm lại cố dành tiền để thỉnh thoảng đến Cà Phê Thứ Bảy vì muốn được xem tranh nguyên bản của các danh họa Việt Nam, muốn được nghe nhạc thính phòng, muốn đọc sách của nhà xuất bản Tri Thức và nghe ông Nguyên Ngọc nói chuyện chẳng hạn. Ở nước ta chẳng có điều gì là không thể xảy ra. Nếu bạn cứ nghĩ cao cấp một cách hình thức thì có thể nhầm đấy. Cao cấp là ở hành động, ở cách ứng xử chứ không phải ở danh hiệu, hoặc cái vẻ bề ngoài.

Anh coi đây là đầu tư phi lợi nhuận, vì đó là văn hóa, hay lấy văn hóa để khẳng định đẳng cấp của một thương hiệu? Nếu coi là hoạt động văn hóa cao cấp, vậy đây có phải là mục đích mà Trung Nguyên đầu tư cho anh để khẳng định đẳng cấp của mình không?

- Anh Đặng Lê Nguyên Vũ vui vẻ đầu tư cho dự án vì anh đã nhìn thấy tầm quan trọng của văn hóa trong chiến lược kinh doanh. Đó là tầm nhìn rộng của một doanh nhân thời nay. Nhưng có lẽ việc chúng tôi hợp tác với nhau còn hướng đến những mục đích khác, nói ra thì có vẻ "đao to búa lớn" nhưng mà là có thật: Hướng đến lợi ích xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho người sáng tạo, người có khả năng sáng tạo và người hướng đến sự sáng tạo để họ có thể kết nối với nhau, có thể thâu nhận thêm tri thức, được thưởng thức và giải trí lành mạnh thông qua những sinh hoạt cà phê văn hóa chất lượng cao và có đẳng cấp phù hợp.

  • Lê Tám thực hiện

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Những trang phục Halloween ấn tượng của các ngôi sao
Những trang phục Halloween ấn tượng của các ngôi sao

Siêu mẫu Heidi Klum làm Người Sắt, Meredith Vieira mặc giống Lady Gaga còn vợ chồng nhà Mariah Carey thì thành lính cứu hoả...

Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao
Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao

Cùng People ghé thăm chốn riêng tư nhất của các ngôi sao nổi tiếng thế giới.

Triệu Vy lấy lại phong độ

"Én nhỏ" hào hứng tham gia buổi chụp hình bìa cho tạp chí ELLE số tháng 10.

Phạm Băng Băng gợi cảm từng centimet

Nữ diễn viên nổi tiếng của màn ảnh hoa ngữ khoe thân hình gợi cảm trong bộ đầm vai trần với những hoạ tiết y chang trên những bình gốm cổ Trung Hoa.

,
,
,