221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1269014
Hãy đem theo lòng vị tha đi suốt cuộc đời
1
Article
null
Ngày Hòa giải và Yêu thương:
Hãy đem theo lòng vị tha đi suốt cuộc đời
,

"Bà tôi luôn dạy tôi không nên dùng từ căm hờn. Bà dạy tôi, chúng ta hiện diện trên trái đất này để yêu thương người khác. Nếu anh làm điều sai trái, tôi sẽ tha thứ cho anh".

>> Cần một ngày Hòa giải và Yêu thương

>> Hòa giải và yêu thương-nhu cầu cơ bản của con người

>> Những người trẻ làm đôi chân cho bạn đến trường

>> Tiếng đàn rung động cho Ngày hòa giải và yêu thương

LTS. Bạn đọc yêu quý,

Hướng tới Ngày Hòa giải và Yêu thương 9/9 hằng năm do báo VietNamNet phát động, vào lúc 9 giờ sáng thứ Bảy hằng tuần, chúng tôi lại gửi tới quý bạn đọc một câu chuyện xung quanh chủ đề này. Nhân vật chính của câu chuyện dưới đây đã phải chịu nỗi đau mất cha từ hành động man rợ của tên giết người hèn hạ. Bà đã thức trắng đêm trước ngày tòa tuyên án, để ngộ ra một điều rằng: "con người hiện diện trên cõi đời này là để yêu thương người khác" và "cần phải đem theo lòng vị tha đi cùng cuộc đời".

Bà đã giác ngộ tên giết người trở thành một kẻ mộ đạo, xin cho hắn thoát khỏi mức án tử hình. Và cho dù thanh gươm công lý lạnh lùng bổ xuống khiến nỗ lực của bà bất thành, thì thông điệp từ câu chuyện này: "Tôi có thể giúp mọi người bằng lòng vị tha để họ có thể giúp những người khác hàn gắn vết thương" thật đáng để chúng ta suy ngẫm. Hãy gửi những câu chuyện hòa giải và yêu thương của bạn cho chúng tôi. Địa chỉ: hoagiaiyeuthuong@vietnamnet.vn

a
Sue Norton.

 Sue Norton sống ở Thành phố Arkansas, bang Kansas. Bà đã nhận được những tin tức khủng khiếp từ người anh vào một ngày tháng 1/1990. Cha bà, ông Richard Denny và vợ của ông  là Virginia đã bị giết chết trong chính ngôi nhà của họ ở một trang trại vắng vẻ. Kẻ giết người cuối cùng chỉ lấy được vẻn vẹn 17 USD và một chiếc xe tải cũ.

Sue nói, cảm giác của bà khi nghe tin dữ là "chết lặng". Bà không thể hiểu tại sao có ai đó muốn giết người mà nạn nhân đã già và nghèo khó. Người cha mất đi làm trái tim bà tan vỡ.

Bà ngồi trong phiên tòa xét xử Robert Knighton (B.K.). Bà từ chối nói về suy nghĩ của mình thế nào. Bà kể rằng, tất cả mọi người trong phòng xử án đều sục sôi căm hờn, và họ mong muốn bà cũng cảm thấy như vậy. Nhưng bà không thể giống như họ vì những gì bà nói là: "đó không phải là cảm giác tốt".

Đêm cuối phiên tòa, bà biết mình sẽ phải có một lối đi khác, một cách ứng xử khác. Bà  gần như không thể ăn uống và thao thức suốt đêm hôm ấy, bà cầu Chúa giúp đỡ. Khi trời sáng, bà đã tự nhủ: "Sue, không thể chỉ có căm hờn B.K., mình có thể tha thứ cho anh ta".

Ngày hôm sau, trong khi hội thẩm đoàn ra ngoài hội ý, Sue được phép  vào thăm B.K trong tù. Sue nhớ lại: "Tôi thấy thực sự khiếp đảm, đó là trải nghiệm đầu tiên của tôi trong một nhà tù. B.K cao lớn, anh ta bị còng, và có cặp mắt sắc lạnh". Lúc đầu, B.K. không dám nhìn Sue. Bà đã yêu cầu anh ta quay lại và anh ta trả lời: "Vì sao còn có người muốn nói chuyện với tôi sau những gì tôi làm?". Sue đáp: "Tôi không biết nên nói gì với anh. Nhưng tôi muốn anh biết rằng, tôi không căm ghét anh. Bà tôi luôn dạy tôi không nên dùng từ căm hờn. Bà dạy tôi, chúng ta hiện diện trên trái đất này để yêu thương người khác. Nếu anh làm điều sai trái, tôi sẽ tha thứ cho anh".

B.K. nghĩ Sue chỉ đang chơi khăm hắn ta mà thôi. Hắn không thể hiểu nổi vì sao con của nạn nhân có thể tha thứ cho hắn một tội lỗi kinh hoàng như thế. Sue nói: "Tôi không cho rằng anh ta là kẻ giết người, tôi nghĩ anh ta là một con người".

Mọi người cho rằng Sue mất trí. Bạn bè thì cố tìm cách tránh mặt bà. Nhưng Sue khẳng định: "Không con đường nào hàn gắn được nỗi đau, sự tổn thương mà không có lòng thứ tha. Bạn phải tha thứ và biết quên đi, cần đem theo lòng vị tha đi cùng cuộc đời".

B.K. ở trong trại giam dành cho tử tù tại Oklahoma. Sue thường viết thư cho anh ta, đôi khi còn tới thăm kẻ giết người ấy. Bà cảm thấy B.K sẽ không bao giờ được rời khỏi nhà tù, nhưng bà không muốn anh ta bị tử hình. Bà trở thành bạn của B.K và nhờ lòng vị tha và tình bạn của bà mà một kẻ sát nhân trở thành người mộ đạo.

Sue thấy rằng, có điều gì đó tốt đẹp từ cái chết của cha bà. "Tôi có thể giúp mọi người bằng lòng vị tha để họ có thể giúp những người khác hàn gắn vết thương".

Sue Norton là một thành viên Hội các gia đình Nạn nhân giết người đấu tranh để Hòa giải và Liên minh Kansas đấu tranh để bãi bỏ án tử hình. Sue đã đi khắp các trường học, nhà thờ và cộng đồng dân cư để nói về lòng vị tha, hòa giải.

Sue đã có bài phát biểu cảm động trước ủy ban ân xá để xin tha tội chết cho B.K. Rất nhiều thành viên trong ủy ban khi nghe bà nói đã khóc, nhưng họ vẫn bỏ phiếu cho án tử hình. B.K bị hành quyết vào ngày 27/5/2003.  

  • Kỳ Thư (Theo catherineblountfdn)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Những trang phục Halloween ấn tượng của các ngôi sao
Những trang phục Halloween ấn tượng của các ngôi sao

Siêu mẫu Heidi Klum làm Người Sắt, Meredith Vieira mặc giống Lady Gaga còn vợ chồng nhà Mariah Carey thì thành lính cứu hoả...

Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao
Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao

Cùng People ghé thăm chốn riêng tư nhất của các ngôi sao nổi tiếng thế giới.

Triệu Vy lấy lại phong độ

"Én nhỏ" hào hứng tham gia buổi chụp hình bìa cho tạp chí ELLE số tháng 10.

Phạm Băng Băng gợi cảm từng centimet

Nữ diễn viên nổi tiếng của màn ảnh hoa ngữ khoe thân hình gợi cảm trong bộ đầm vai trần với những hoạ tiết y chang trên những bình gốm cổ Trung Hoa.

,
,
,