221
5081
Tin tức
tintuc
/vanhoa/tintuc/
180817
19/6/2004 sẽ là ngày hòa bình đáng nhớ ở Việt Nam
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
19/6/2004 sẽ là ngày hòa bình đáng nhớ ở Việt Nam
,
Trang Web của WPMA

(VietNamNet) - Bên cạnh cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được trao giải “Vì hòa bình” của tổ chức Âm nhạc hòa bình thế giới (WPMA), vẫn còn rất nhiều cái tên nữa và quan trọng nhất là họ sẽ có mặt tại Việt Nam vào ngày 19/6 này và có thể sẽ biến nó trở thành một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất của nước ta trong năm 2004.

Country Joe tại Woodstock 1969

Chỉ có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người duy nhất không phải quốc tịch Mỹ có tên trong danh sách 6 nhân vật được trao giải, 5 người còn lại đều là người Mỹ và đều ít nhiều có dính dáng tới cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đó là Country Joe MacDonald, Bob Dylan, Joan Baez, Harry Belafonte và nhóm Peter, Paul & Mary. Những năm cuối 60 là một trong những thời khắc không thể nào quên của lịch sử nước Mỹ. Nhà cầm quyền Mỹ một mặt phải lo đối phó cuộc chiến ngày càng leo thang tại Việt Nam, mặt khác phải lo đối với những mô hình “Ohio” (trường đại học với 4 sinh viên bị chết vì phản đối cuộc chiến tại Việt Nam) đang được nhân rộng theo cấp số nhân. “Ohio” sau đó trở thành khúc bi tráng của tứ ca huyền thoại Crosby, Stills, Nash & Young, hàng loạt những nghệ sĩ đương thời cùng vai sát cánh bên nhau phản đối việc đem con em họ làm bia đỡ đạn cho một cuộc chiến không có lối thoát. Âm nhạc của họ tiếp sức cho thế hệ mới, thế hệ cần hương vị tình yêu hơn là khói thuốc súng.   

Joan Baez

Những bông hoa cắm trên cần đàn, cài trên mái tóc trở thành một biểu trưng của hòa bình. Đại diện cho phong trào này là ông vua nhạc phản chiến Bob Dylan, người bao giờ lên sân khấu cũng chỉ với cây guitar gỗ cùng chiếc harmonica cũ xì và sau đó khề khà “Chimes of freedom”, ngân “tiếng chuông tự do” vào lòng giới trẻ, những người chuẩn bị vào quân dịch và cả những người vừa trở về từ phía bên kia Đại Tây dương cùng những mảnh vụn của giấc mơ đổ vỡ. Lòng yêu nước của con người bị ngụy tạo bởi một cuộc chiến phi nghĩa, người ta không thể quên được giọng hát ngọt ngào của nữ ca sĩ Joan Baez trong phần đệm của Bob Dylan “Con người phải có thêm bao nhiêu tai để có thể nghe trọn được tiếng khóc của thế nhân? Và phải bao nhiêu người nằm xuống nữa họ mới biết được đã có quá nhiều người ngã gục? (bài Blowin’ in the wind của Bob Dylan), tinh thần phản chiến như vạc dầu sôi sùng sục, nó đủ sức thổi bùng thành ngọn lửa phản kháng của giới trẻ. Đại hội âm nhạc Woodstock 1969 đã trở thành huyền thoại và người ta cũng không thể nào quên được chàng ca sĩ Country Joe trong bộ đồ thủy quân lục chiến cùng Joe Cocker cất cao tiếng hát qua bài “Vietnam song” với tiếng hò reo không dứt…

Ông vua nhạc phản chiến Bob Dylan

Đó chỉ là mới điểm qua vài gương mặt quen thuộc. Những tên tuổi trên giờ giọng hát đã “điểm bạc”, mái tóc đã lấm chấm hoa râm. Cuộc chiến đã kết thúc gần ba mươi năm, thế hệ người nghe ngày nào của họ giờ đã sản sinh thêm những thế hệ mới. Giải thưởng âm nhạc hòa bình lần này sẽ là một cầu nối họ trở về với “quá khứ”. Giữa sân khấu của nhà hát Lớn Hà Nội, lần đầu tiên những cựu binh cất cao tiếng hát của mình ở một nơi mà cái tên của nó đã gần như trở thành tên của cả một thế hệ.

 

Ca sĩ Harry Belafonte

Tuy đây là lần thứ hai WPMA tiến hành trao giải (Lần trước là ở Bali - Indonesia) nhưng không phải vì thế mà người ta xem nhẹ nó. Ban giám khảo là tập hợp gồm những người đã từng đoạt giải Nobel Hòa bình, đại diện của Liên hiệp quốc, nguyên thủ quốc gia, các chức sắc tôn giáo… Những người được trao giải sau đó sẽ trở thành thành viên của ban giám khảo và sẽ tuyển chọn những gương mặt mới cho những giải thưởng năm sau. Bên cạnh 6 giải thưởng thì ở lễ trao giải này còn có rất nhiều khách mời trong đó phải kể đến Andy Summers, Stewart Copland (2 thành viên cũ của The Police), The Door (tất nhiên là không còn đầu tàu Jim Morrison), nữ hoàng Disco Gloria Gaynor… và đặc biệt còn có Yoko Ono (vợ John Lennon), Robin Williams (trong phim “Good morning Vietnam”) và 50 cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam. Cuộc buổi diễn sẽ được tổ chức vào tối thứ bảy 19/6/2004 (cùng giờ vào buổi sáng ở Mỹ) tại nhà hát Lớn Hà Nội và được truyền hình trực tiếp tới một buổi lễ tương tự được tổ chức tại “Bức tường tưởng niệm cuộc chiến Việt Nam” tại thủ đô Washington.

 

  • Việt Huyền
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,