Ông Nguyễn Hồ - Giám đốc TFS:
"Khán giả trong nước chấp nhận thì tất yếu phải hội nhập"
07:48' 23/05/2003 (GMT+7)
Một cảnh trong phim Blouse trắng.

Việc hợp tác làm phim với nước ngoài trong sản xuất phim truyện nhựa đã có từ lâu còn với phim truyền hình thì lại đang được coi là công việc khó khăn bởi công nghệ làm phim dài tập của ta không có, đội ngũ làm phim vẫn theo kiểu nghiệp dư. Tuy nhiên, tháng 6 tới, bộ phim 25 tập có tên Tối lửa tắt đèn của HãngTFS hợp tác với Hãng FNC (Hàn Quốc) sẽ bấm máy.

Ông Nguyễn Hồ, Giám đốc hãng phim Truyền hình TP.HCM (TFS) đã có cuộc trò chuyện với báo chí về dự án mới mẻ này.

 - Ông có thể tiết lộ những dự án sắp tới của TFS?

- TFS và công ty BHD dự định hợp tác với đài truyền hình Singapore sản xuất bộ phim Những câu chuyện Sài Gòn dài 20 tập nói về cuộc sống của giới học sinh các nước Đông Nam Á đang học tập, sinh sống, làm việc tại TP.HCM. Chúng tôi cũng đang có nhiều dự án hợp tác khác trong giai đoạn thương thảo.

- Thưa ông, phim truyền hình Việt Nam cần có những yếu tố gì để phù hợp với đối tác nước ngoài?

- Phim có chất lượng và tính chuyên nghiệp thì họ sẽ tìm đến mình. Từ lâu, TFS đã xác định muốn phát triển thành một hãng phim truyền hình có uy tín trong khu vực, sản xuất những bộ phim hay được khán giả trong nước chấp nhận thì tất yếu phải hội nhập.

- Vậy khả năng hợp tác lâu dài thì sao?

- Nếu mở rộng hợp tác lâu dài thì bản lĩnh của những người làm phim Việt Nam phải cao hơn và cần có cơ chế thoáng hơn. Thông thoáng chỉ là một cách nói. Chưa thoáng vì đây là lĩnh vực mới nên dễ vấp phải những nguyên tắc, thủ tục... Đó là việc tự nhiên, mọi rắc rối sẽ qua đi nếu chúng ta thực hiện lâu dài.

- Nhưng chúng ta cũng làm phim theo công nghệ truyền hình của đối tác?

- Việt Nam chưa có khả năng hợp tác toàn diện. Đội ngũ diễn viên thiếu, chưa chuyên nghiệp và hiếm diễn viên nói được tiếng Anh. Bởi vậy, chiến lược đào tạo của chúng tôi là chuẩn bị tốt cho việc làm phim quốc nội từ đó mới mở rộng hợp tác. Không có con đường nào khác là hiện đại hoá để tiến đến chuyên nghiệp, có chuyên nghiệp mới tạo ra những sản phẩm chất luợng cao.

- Ông có thể cho biết ý nghĩa của việc hợp tác sản xuất phim truyền hình với những người làm phim truyền hình?

- Chúng ta khai thác khả năng tiềm ẩn, học tập công nghệ. Ví như phim Anh em nhà bác sĩ của Hàn Quốc được sản xuất trong nền truyền hình công nghệ cao nên hình ảnh đẹp, hài hoà. Với phim Blouse trắng của Việt Nam dù tài năng diễn xuất không thua kém nhưng công nghệ quay, dựng quá kém nên có những hạn chế.

(Theo Thanh Niên)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hải Phòng: Hai ấn phẩm thông tin đang lưu hành không có giấy phép (22/05/2003)
Edward Norton và hậu trường Tháp đôi New York trong "Giờ thứ 25" (22/05/2003)
Họa sĩ Phạm Đỗ Đồng "tạ lỗi" với rừng (22/05/2003)
Jewel thay đổi phong cách với "0304" (22/05/2003)
Trưng bày các tác phẩm của cố danh họa Bùi Xuân Phái (22/05/2003)
''Không gian Hồ Chí Minh'' tại thủ đô nước Pháp (22/05/2003)
Bob Dylan lên phim (22/05/2003)
Giải thưởng âm nhạc vì hoà bình thế giới đầu tiên (21/05/2003)
Cao Sỹ Anh Tùng và đêm độc diễn ghita (21/05/2003)
Cắm nhà làm... live show (21/05/2003)
Hoàn thành bộ phim về cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam (03/11/2003)
Bảo hiểm nghề nghiệp cho diễn viên: Nên hay không? (21/05/2003)
Phục trang phim truyền hình: ''Được hình mất tiếng'' (21/05/2003)
Liên hoan phim châu Âu lần thứ 3 tại Việt Nam (21/05/2003)
Hoàng Cúc đoạt danh hiệu Hoa hậu Hữu Nghị (20/05/2003)
Tro ve dau trang