221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1315960
Bố Nguyễn Đức Nghĩa phê phán luật sư
1
Article
null
Bố Nguyễn Đức Nghĩa phê phán luật sư
,

Bố của Nguyễn Đức Nghĩa đã gửi thư phê phán luật sư Nguyễn Hồng Bách, luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại Nguyễn Phương Linh trong vụ án "xác chết không đầu".

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Ngày 22/10 ông Nguyễn Đức Hùng, bố đẻ của Nguyễn Đức Nghĩa đã gửi thư về toà soạn báo ĐS&PL đề nghị đăng tải bức thư của ông để phản hồi về nội dung mà luật sư Nguyễn Hồng Bách - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty Luật Hợp danh Hồng Bách và Cộng sự - luật sư bảo vệ quyền lợi của bị hại đã trả lời phỏng vấn trên một tờ báo điện tử được đăng tải ngày 12/10/2010, một ngày trước phiên phúc thẩm vụ việc này.

Mô tả ảnh.
Nguyễn Đức Nghĩa tại phiên tòa.

Dưới đây là nguyên văn bức thư của ông Nguyễn Đức Hùng:

Kính gửi: Ông Nguyễn Hồng Bách - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty Luật hợp danh Hồng Bách và Cộng sự.

Trước hết xin gửi tới ông lời chúc sức khoẻ, chúc Công ty kinh doanh phát đạt, đúng luật pháp và đạo đức nghề nghiệp.

Tôi là Nguyễn Đức Hùng, bố của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa, tôi có đọc mấy bài viết của ông và cộng sự trên một số trang web về vụ: "Nguyễn Đức Nghĩa". Ban đầu tôi không quan tâm nhiều, vì tôi nghĩ đó là việc ăn theo, nói leo, nhưng đọc kỹ thì thấy nó xâm hại một cách thô bạo, không thể chấp nhận được về quyền lợi và danh dự của Nghĩa. Ông phải hiểu: Tử tù cũng vẫn là một con người!. Với bị cáo Nghĩa phạm tội giết người là cụ thể, không cần phải tranh cãi, vì việc đó đã có cơ quan tố tụng của Nhà nước thực hiện. Là bố đẻ của Nghĩa, tôi cũng phải nhận thức như thế nên từ lá thư tạ lỗi với gia đình ông Nguyễn Văn Ba và tiếp xúc báo giới tôi đã xin lỗi mọi người về việc không quản lý được hành vi của con mình.

Vụ án đang chờ ngày phúc thẩm thì xuất hiện một số bài của ông và cộng sự, tôi là người dân, không hiểu nhiều về luật pháp và đạo đức như ông. Nhưng tôi tin nghề luật là thày thuốc chữa bệnh về tâm hồn và đạo đức, đây là một nghề cao quí. Đã là thày thuốc thì chỉ có dùng thuốc chữa bệnh, giảm đau, không ai chỉ định dùng thuốc độc cho bệnh nhân (kể cả có người thuê đầu độc). Luật sư cũng thế, có quyền dùng kiến thức và đạo đức của mình để gỡ tội và cứu sống con người, đó là trách nhiệm với thân chủ của mình và được xã hội tôn trọng. Luật pháp cũng tôn trọng quyền lợi chính đáng của bị cáo. Bởi vậy, những vụ trọng án nếu bị cáo không có điều kiện thuê luật sư thì cơ quan tố tụng chỉ định luật sư bào chữa cho bị cáo (không có chỉ định luật sư buộc tội bị cáo). Còn nếu lạm dụng vị trí nghề nghiệp, xã hội mà đẩy người khác vào đường cùng thì là điều thất đức, bị lên án.

* Lý lịch trích ngang của Nguyễn Đức Nghĩa

* Rùng mình nhìn lại diễn biến vụ “xác chết không đầu”

* Nguyễn Đức Nghĩa kháng cáo không giết người man rợ"

Băng đảng giang hồ nó giết người thuê bằng dao búa, còn người cầm bút giết người một cách tinh vi hơn, nhưng mục đích giết người để kiếm tiền thì đáng sợ vô cùng.

Việc ông trích dẫn nhân thân của Nghĩa là vi phạm nhân phẩm, vi phạm luật pháp (vì tù nhân vẫn là một con người). Hơn nữa, Nghĩa chưa qua phúc thẩm, như vậy bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực, một số nội dung tình tiết phải được toà phúc thẩm kết luận cùng với sự chấp nhận của bị cáo, là luật sư chắc ông hiểu điều đó?. Nhất là việc xuyên tạc, bịa đặt, kể cả khi được thuê bảo vệ danh dự cho ai là nghĩa vụ của luật sư khi đã thoả thuận với thân chủ. Nhưng nhất thiết không được nói xấu, xâm hại danh dự của người khác để tôn vinh thân chủ của mình.

Nếu hành xử như vậy thì có khác gì ông đã cố tình giết người khi được chủ nhân thuê mướn.

Tôi cũng thấy lạ là ngoài ông ra cũng có mấy người hiếu kỳ và vô sỉ như thế, vì đã là tội chết thì (01) viên đạn cũng chết, cần gì phải (02) hay nhiều hơn. Ông Ba đau đớn về cái chết của cháu Phương Linh, nhưng gia đình ông Ba được luật pháp bảo vệ và dư luận xã hội ủng hộ. Còn với ông, tôi muốn hỏi: "Ông có đau không, hay vì động cơ khác?. Sau khi ông bác sỹ Thái đề nghị tử tù Nghĩa hiến xác đã gây tranh luận khá nhiều về đạo đức, luật pháp, truyền thống... Nhưng tôi thấy bài: "Nguyễn Đức Nghĩa hiến tim, Duy Uyên cởi áo" tác giả đã mạnh dạn chỉ ra hội chứng ăn theo của một số người tự cho mình là đạo đức là có quyền giáo huấn người khác, nhưng thực chất là họ làm tiền trên nỗi đau của người khác.

Thật đáng buồn vì con người thường có thói quen xét đoán người khác, mà không tự xét mình. Ai cũng phải lo cơm áo... nhưng không phải chỉ có cách kiếm tiền như thế. Với bị cáo Nghĩa đã bị còng tay, xích chân, thì cần gì phải đánh hội đồng nữa. Một người con phạm tội, thì cũng cần sự khoan dung chia sẻ để nó nhận tội một cách tâm phục, khẩu phục. Nhà nước dùng luật pháp để trừng trị Nghĩa đó là quy định của pháp luật. Với người có học như ông, việc xưng tụng ai thì là quyền của ông, nhưng việc a dua kết tội Nghĩa thì ông không có quyền. Kẻ sỹ trước hết phải biết tự trọng, biết mình là ai, cha ông ta đã dạy: "tự sỷ hữu đạt tôn".

Nghĩa chờ ngày phúc thẩm, với hy vọng vô cùng mong manh, cứu một người là phúc đẳng hà sa. Luật pháp của Nhà nước văn minh luôn đề cao tính giáo dục hơn tính trừng trị. Tuy nhiên cần phải thấu tình đạt lý, việc này phụ thuộc nhiều vào toà án và áp lực của dư luận xã hội.

Mấy lời chia sẻ bộc bạch, mong ông hiểu cho tôi là người không được hưởng hàm lượng giáo dục nhiều như ông; mặt khác là bố của kẻ tử tù đang dùng đồng hồ đếm ngược thời gian.

Sau khi nhận được lá thư trên, Luật sư Nguyễn Hồng Bách đã tỏ thái độ không đồng tình và bất bình. Ông Bách cho biết, trong thư ông Nguyễn Đức Hùng có nói đọc ý kiến "trên một số trang web". Tuy nhiên, ông Bách khẳng định "chỉ trả lời một lần về vụ việc Nguyễn Đức Nghĩa".

Vì vậy, theo cách hiểu của luật sư Bách thì ông Nguyễn Đức Hùng có ý kiến về những quan điểm của ông được trích dẫn trong bài báo này. Vì thế, ông Bách khẳng định: "Tôi cho rằng, những gì tôi nói trên báo không có gì sai cả".

Nội dung bài phát biểu của Luật sư Bách trong bài báo:

"Trước câu hỏi: Liệu Nguyễn Đức Nghĩa có thể thoát án tử hình trong phiên tòa phúc thẩm ngày mai?. Luật sư Nguyễn Hồng Bách - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty luật hợp danh Hồng Bách, cho hay: Nguyễn Đức Nghĩa kháng cáo là việc làm bình thường của các bị cáo và đây là quyền của bị cáo được quy định tại điểm I khoản 2 Điều 50 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Theo lời mời của gia đình bị hại mà đại diện là ông Ba - bố của cháu Linh, Công ty luật hợp danh Hồng Bách và Cộng sự đã cử ba luật sư là luật sư Nguyễn Hồng Bách, luật sư Trương Thị Pha và luật sư Đào Trung Kiên tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình bị hại.

Về trách nhiệm hình sự thì bị cáo Nghĩa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm tội của mình, chúng tôi chỉ đề nghị Hội đồng xét xử xem xét hành vi của bị cáo trên cơ sở pháp luật và theo nguyên tắc công bằng, mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý nghiêm minh đúng pháp luật, Nghĩa sẽ phải chịu trách nhiệm tương xứng với hành vi phạm tội mà mình gây ra còn phán quyết cuối cùng thuộc về hội đồng xét xử, về tâm lý chung thì chúng tôi không mong muốn gia đình Nghĩa mất đi đứa con trai nhưng mong muốn của chúng tôi hay của bất cứ ai cũng đều không vượt ra khỏi quy định của pháp luật.

Việc xét xử của tòa án và phán quyết của tòa án trong phiên xử phúc thẩm ngày mai cũng căn cứ vào các quy định của pháp luật. Vấn đề là chúng ta phải hiểu rằng bản chất của hình phạt là mang tính răn đe và tính giáo dục. Do đó, nếu hình phạt không tương xứng sẽ không mang tính răn đe, giáo dục và rất có thể xã hội sẽ tiếp tục có những nạn nhân và những vụ án tương tự.

Do đó, Nghĩa làm thì Nghĩa phải chịu trách nhiệm. Chúng ta có thể tiếc nuối đối với một thanh niên như Nghĩa nhưng không thể cảm thông với hành vi phạm tội của Nghĩa".

(Theo Dân trí)

Trước đó, ông Nguyễn Đức Hùng đã từng viết một lá thư đẫm nước mắt gửi ông bà thân sinh nạn nhân để chia sẻ và xin được gặp để tạ tội với linh hồn của cháu Phương Linh.

Ông Hùng mong mỏi: "Dù không gì có thể bù đắp cho nỗi đau mất mát của gia đình ông Ba, vợ chồng, các con và người thân trong gia đình tôi lúc nào cũng cháy bỏng ước muốn một ngày gần đây sẽ được tới gia đình cháu Linh thắp nén nhang viếng hương hồn cháu".

Ngày 14/7, TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án "xác không đầu" ra xét xử và Nguyễn Đức Nghĩa bị tuyên phạt 6 năm tù về tội "Cướp tài sản", tử hình về tội "Giết người", tổng hợp hình phạt là tử hình, đồng thời buộc bị cáo phải bồi thường cho gia đình nạn nhân 113 triệu đồng.

Còn băn khoăn với lời kết tội đó, cũng là muốn kéo dài thêm cơ hội Nghĩa được sống thêm trên cuộc đời này, ông Hùng đã khuyên Nghĩa nên viết đơn kháng cáo. Theo ông Hùng, vì còn một điều chưa đồng ý với cáo trạng là “giết người man rợ” mà bản chất của con không phải thế.

  • P.Anh (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,