221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1307378
Cận cảnh "phòng thí nghiệm" bọ xít hút máu
0
Article
null
Cận cảnh 'phòng thí nghiệm' bọ xít hút máu
,

 - Hơn 400 con bọ xít được thu mẫu chủ yếu trên địa bàn Hà Nội đang được nuôi nghiên cứu tại phòng làm việc của TS.Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học thực nghiệm thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Ngoài ra, đã có gần 40 chú chuột bạch được cho lây nhiễm ký sinh trùng đường máu giống Trypanosoma từ những con bọ xít hút máu trên.

Mô tả ảnh.
TS. Trương Xuân Lam với các con bọ xít tại phòng làm việc của ông ngày chủ nhật 12/9.

Hiện nay, trong "phòng thí nghiệm" của TS. Trương Xuân Lam đang nuôi nghiên cứu khoảng hơn 400 con bọ xít hút máu bắt được từ các nhà dân trong vài tháng trở lại đây trên địa bàn Hà Nội.

Riêng 270 con bọ xít thu được ở Cổ Nhuế, Từ Liêm (Hà Nội) tối ngày 10/9 thì Phòng Côn trùng học thực nghiệm đã tách ra 160 con khỏe nhất để nuôi và tới đây sẽ cho 50 con lây nhiễm sang chuột, nâng tổng số chuột lây nhiễm lên 100 con.

TS.Lam cho biết, với 40 con chuột đã cho lây nhiễm ký sinh trùng từ bọ xít hút máu thì về hình thái biểu hiện bệnh là như nhau.

"Tới đây, chúng tôi sẽ tiến hành làm xét nghiệm ADN mới có thể rõ được sự khác nhau về chủng loại", ông Lam nói.

Theo ông Lam, đây mới chỉ là một trong những công việc khởi động cho đề tài nghiên cứu của Phòng Côn trùng học thực nghiệm được Chủ tịch Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam giao nhiệm vụ.

Mục đích cuối cùng của đề tài là phải làm rõ tác hại của ký sinh trùng này đối với con người để tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân; có cơ sở phòng chống chúng cũng như khả năng truyền bệnh của chúng ở nước ta.

Dưới đây là một số hình ảnh của phòng nuôi bọ xít hút máu người của TS. Trương Xuân Lam:

Mô tả ảnh.
Các con bọ xít hút máu và trứng của chúng được nuôi trong các hộp nhựa.
Mô tả ảnh.
Các con bọ xít hút máu người thu được ở nhà dân đang nuôi để nghiên cứu. 
Mô tả ảnh.
Đây là con bọ xít hút máu thu được từ nhà một người dân ở thôn Đống Một, Từ Liêm, Hà Nội ngày 10/9 và sau 2 ngày (12/9) nó đã đẻ ra bằng đó trứng. 
Mô tả ảnh.
Nơi nuôi chuột bạch.
Mô tả ảnh.
Còn đây là những chú chuột bạch đã được cho lây nhiễm ký sinh trùng đường máu giống Trypanosoma của bọ xít hút máu thu được.
Mô tả ảnh.
Kết quả là sau 48 tiếng đã thấy ký sinh trùng của bọ xít có trong máu chuột.
Mô tả ảnh.
 Các ký sinh trùng Trypanosoma có trong máu của con bọ xít được chụp qua kính hiển vi nhân lên 400 lần. (Ảnh này do TS. Trương Xuân Lam cung cấp
Mô tả ảnh.
TS. Trương Xuân Lam và các đồng nghiệp hàng ngày (kể cả thứ bẩy và chủ nhật) cần mẫn với các con bọ xít hút máu. Đến chiều tối, họ lại lần lượt cho chúng ăn, thông qua việc cho bọ xít đốt gà con hoặc chuột bạch. Mỗi lần cho ăn mất từ 8-10 tiếng đồng hồ và quay vòng mỗi con bọ xít 2-3 ngày được ăn một lần.
  •  Bảo Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,