,
221
12019
Tôi & World Cup
toivaworldcup
/thethao/toivaworldcup/
1286760
World Cup sau lượt đầu tiên: Thất vọng &... mệt!
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

World Cup sau lượt đầu tiên: Thất vọng &... mệt!

Cập nhật lúc 02:28, Thứ Năm, 17/06/2010 (GMT+7)
,

- Vòng bảng World Cup đã đi qua được 1/3 chặng đường. Hãy cùng điểm qua những điểm đáng chú ý của ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh tại Nam Phi sau loạt trận đầu tiên. Bài của bạn Hoàng Nam.

TIN LIÊN QUAN

http://docs.srv.vietnamnet.vn/docs/wc2010/VnnMobiAd.gif

Các trận cầu tẻ nhạt, ít bàn thắng

Thất vọng lớn nhất sau loạt trận đầu tiên của vòng bảng chính là chất lượng của các trận đấu: quá ít trận cầu hay, kịch tính và giàu cảm xúc. ngược lại là đầy rẫy các trận cầu tẻ nhạt, hệ quả tất yếu là số bàn thắng được ghi trung bình thấp nhất trong lịch sử World Cup.

Pháp. Ảnh: Getty Images
Pháp - Uruguay, một trong những trận cầu tẻ nhạt. Ảnh: Getty Images

16 trận đã qua, khán giả chỉ được chứng kiến tổng cộng 25 bàn thắng được ghi, tỷ lệ 1,56 bàn/trận. So với cùng thời điểm tại 2 VCK gần nhất thì đã có một sự thụt lùi đáng kể.

Trên đất Nhật và Hàn Quốc năm 2002, đã có đến 46 bàn thắng được ghi chỉ trong 16 trận đấu đầu tiên, tỷ lệ 2,88 bàn/trận.

Năm 2006 trên nước Đức, tuy số lượng bàn thắng có giảm đi nhưng cũng đã ghi nhận được 39 pha lập công, tỷ lệ 2,44 bàn/trận.

Ngay cả tại Italia 1990, VCK World Cup được coi là "buồn ngủ" nhất trong lịch sử với tỷ lệ 2,21 bàn/trận, sau loạt trận đầu tiên, cũng đã có đến 27 bàn, tỷ lệ 2,25 bàn/trận (Năm đó chỉ có 24 đội tham dự, loạt trận đầu tiên chỉ có 12 trận đấu).

Rõ ràng, khi mà tư tưởng thực dụng đang bao trùm hầu hết các đội bóng, người ta có lý do để lo ngại Nam Phi 2010 sẽ là World Cup tẻ nhạt nhất từ trước đến nay.

Vắng khán giả

Một điều làm đau đầu các nhà tổ chức World Cup 2010 chính là lượng khán giả đến sân theo dõi các trận đấu. Trong số 16 trận đấu đã diễn ra, BTC chỉ ghi nhận được... 3 trận đấu mà các khán đài gần được lấp đầy, đó là: Pháp - Uruguay, Argentina - Nigeria và Anh - Mỹ.

Arg_Nigeria. Ảnh: Getty
Đến như trận Argentina - Nigeria cũng chẳng lấp đầy khán giả. Ảnh: Getty

13 trận đấu còn lại, không khó để nhìn ra những khán đài trống vắng như các trận đấu Hy Lạp - Hàn Quốc, Algeria - Slovenia... đặc biệt trận đấu giữa Slovakia - New Zealand là trận đấu ít khán giả nhất, chỉ có 23.871 khán giả đến sân theo dõi, trong khi sức chứa của sân Royal Bakofeng là 38.646 khán giả.

Theo thống kê, 16 trận đầu tiên, 793.560 khán giả đã đến sân, tỷ lệ 91,14%. So với World Cup 2006 tại Đức, khi mà các trận đấu luôn được lấp đầy 100% khán giả. Ngày hội tại Nam Phi lượng khán giả đến sân đã giảm đi đáng kể.

Nguyên nhân được đưa ra là tình trạng giao thông bên ngoài các sân vận động và chính sách phân phối vé không hợp lý của BTC đến các khán giả. Để giải quyết vấn đề này quả thực là một vấn đề nan giả các nhà tổ chức trong những ngày thi đấu tiếp theo khi mà nạn phe vé đã bắt đầu hoành hành mạnh hơn.

Tinh thần châu Á

Trong 4 đại diện của châu Á, thì thất vọng lớn nhất thuộc về ĐT Australia với trận thua “tâm phục khẩu phục” 0-4 trước cỗ xe tăng Đức. Cũng xin nhắc lại, trước đây ĐT Australia thuộc khu vực châu Đại Dương, đây là VCK World Cup đầu tiên họ tham dự với tư cách đại diện cho châu Á.

Triều Tiên. Ảnh: Getty Images
Triều Tiên (áo đỏ) gây ấn tượng mạnh. Ảnh: Getty Images

Ngoài Australia, thì cả 3 đại diện “chính gốc” còn lại của châu lục đều để lại những ấn tựợng lớn theo những cách khác nhau. Trong khi các cầu thủ CHDCND Triều Tiên đã thi đấu quật cường, và chỉ chịu thua sít sao 1-2 trước đội bóng 5 lần vô địch thế giới Brazil thì Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt đả bại các đại diện đến từ châu Âu và châu Phi là Hi Lạp và Cameroon.

Chiến thắng của đội bóng xứ kim chi rất đáng được khen ngợi khi họ đã cho thấy không cần lợi thế sân nhà, khán giả nhà hay sự ủng hộ từ trọng tài họ vẫn có thể chiến thắng nhà vô địch châu Âu 2004 một cách thuyết phục.

Với Nhật Bản, chiến thắng trước Cameroon là thắng lợi lịch sử, khi lần đầu tiên các chàng trai Samurai có được trận thắng tại 1 kỳ World Cup được tổ chức bên ngoài nước Nhật. Rất khó để lập lại chiến tích của lọt vào bán kết của Hàn Quốc vào năm 2002, nhưng với những gì đã thể hiện, các đại diện của châu Á có quyền lạc quan về tương lai!

Thất vọng những ứng cử viên vô địch

Thất bại của ĐT Tây Ban Nha trước Thụy Sĩ đã làm tăng thêm sự thất vọng của người đối với những đội bóng được đánh giá cao. Những chú sư tử Anh được chờ đợi sẽ tỏa sáng nhưng chật vật mới kiếm được trận hòa trước ĐT Mỹ.

Tây Ban Nha buồn. Ảnh: Getty
Tây Ban Nha gây thất vọng nhất trong số các "ông kẹ" ra quân. Ảnh: Getty

Argentina có được chiến thắng nhưng lại cho thấy sự thiếu sắc sảo. “Cơn lốc màu da cam” thì nhạt nhòa, phải nhờ đến may mắn có được 3iểm nhờ sai lầm của hàng phòng ngự Đan Mạch.

ĐKVĐ thế giới Italia gây nhiều âu lo khi không thắng được Paraguay. Với ĐT Brazil, dù nhiều ý kiến cho rằng, họ giữ chân, chưa tung hết sức, nhưng chiến thắng sát nút trước CHDCND Triều Tiên vẫn gây thất vọng cho những người yêu quý đội bóng vàng xanh.

ĐT duy nhất nằm trong danh sách ƯCV cho chức vô địch gây được ấn tượng là những cỗ xe tăng Đức với chiến thắng “4 sao” trước Australia. Mặc dù thiếu vắng thủ quân Michael Ballack nhưng ĐT Đức vẫn cho thấy sức mạnh đáng gờm từ lối chơi tập thể.

Hai kỳ World Cup gần đây, đội quân Mannschaft cũng có khởi đầu ấn tượng: năm 2002, đè bẹp Arab Saudi 8-0 và năm 2006 trên sân nhà, họ đã có chiến thắng đẹp mắt 4-2 trước Costa Rica trong ngày mở màn và cả 2 VCK này ĐT Đức đều thi đấu rất thành công.

Trong bối cảnh, các ƯCV lớn gây thất vọng, ĐT Đức được chờ đợi sẽ lên ngôi tại VCK lần này với thứ bóng đá tấn công đẹp mắt như họ đã trình diễn trong trận gặp Australia!

Ám ảnh kèn vuvuzela!

vuvuzela.G
Vuvuzela khiến nhiều người phát hoảng. Ảnh: Getty

Vuvuzela là nét văn hóa riêng của người Phi châu nói chung và Nam Phi nói riêng, tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, khi mà hàng ngàn vuvuzela cất lên tại sân vận động thì âm thanh trở nên thật đáng sợ, có thể làm bạn "đau đầu" và ám ảnh.

Chỉ qua vài trận đầu tiên, nhiều khán giả đã không chịu nổi tiếng "o o" như ong vỡ tổ, chấp nhận tắt truyền hình, thà không xem còn hơn.

Không chỉ người hâm mộ mà nhiều cầu thủ, HLV cũng "ngán" tiếng kèn này. FIFA còn suýt ra sắc lệnh cấm đưa kèn vào sân. Nhưng điều này là không khả thi bởi vuvuzela là nét đặc trưng của nước chủ nhà.

Vậy là vừa xem đá bóng vừa... điên cái đầu. Chưa kể, vì chất lượng các trận đấu thiếu hấp dẫn, nên qua lượt đầu tiên, nếu được hỏi cảm giác thế nào, không ít người sẽ nói ngay: nhạt & mệt!

  • Hoàng Nam (098319xxxx)

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
,
,
,
,