,
221
11762
SEA Games 25
SEA_Games
/thethao/SEA_Games/
1253128
TTVN tại SEA Games 25: Thành công và nuối tiếc
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

TTVN tại SEA Games 25: Thành công và nuối tiếc

Cập nhật lúc 06:40, Thứ Bảy, 19/12/2009 (GMT+7)
,

- Nếu chỉ nhìn vào con số HCV thì quả thật, TTVN đã có có thành công lớn tại SEA Games 25. Nhưng như đã từng đề cập, thành công ấy chưa thật trọn vẹn trong lòng mỗi người hâm mộ nước nhà bởi cái lẽ... đã không có tên bóng đá nam!

1. 83 HCV, tức là vượt trên chỉ tiêu tới 10% và chỉ kém ngôi đầu của người Thái vỏn vẹn có 3 chiếc - TTVN có được thành tích tốt nhất trong suốt 20 năm đi làm khách ở cái sân chơi SEA Games. 

Vũ Thị Hương. Ảnh: Đức Anh
Một kỳ SEA Games thành công của nữ hoàng tốc độ Vũ Thị Hương và thể thao VN. Ảnh: Đức Anh

Thậm chí nếu so với 158 chiếc HCV từng đưa chúng ta lên vị trí số 1 toàn đoàn trên sân nhà vào năm 2003, thì ngôi á quân lần này còn "chất lượng" hơn nhiều.

27 đội tuyển dự tranh 28 môn và phân môn tại Đại hội thì có đến 26 giành được huy chương (ngoại trừ đội tuyển golf đi thi đấu tự túc và bóng nước không tham dự). Cũng trong số đó, thì có đến 20 đội giành được huy chương Vàng.

Bắn súng dẫn đầu với 11 chiếc, tiếp theo là những thế mạnh như Lặn, điền kinh, võ thuật, đá cầu... ít hơn, nhưng có những tấm HCV khác còn quý hơn Vàng, đó là ngôi vô địch của bóng đá nữ, là tấm HCV đôi nam bóng bàn lịch sử, là 2 nội dung Pool Billiards vốn chưa bao giờ được xếp hàng mũi nhọn...

Hữu Việt. Ảnh: Hoàng Quân
Hữu Việt phá kỷ lục SEA Games trên đường bơi ếch nam... Ảnh: Đức Anh

Và 12 kỷ lục SEA Games được phá là minh chứng khác rõ hơn cho dấu "chất lượng" ấy. 2 kỷ lục SEA Games của kình ngư Nguyễn Hữu Việt trên đường bơi ếch nam; của Vũ Văn Huyện ở 10 môn phối hợp điền kinh; 2 của các xạ thủ bắn đĩa bay và của cả 7 kỷ lục khác từ những VĐV lặn...

Rõ ràng, ngôi á quân không chỉ khẳng định vị thế hàng đầu của TTVN tại đấu trường khu vực, mà nếu nhìn kỹ vào bảng vàng thành tích để "lọc" ra những môn thi cơ bản trong hệ thống ASIAD, Olympic thì rõ ràng đã có một bước tiến dài về chuyên môn để tự tin hướng tới những sân đấu cao hơn - châu lục, thế giới.

Thành công ở một sân đấu quá quen thuộc, nhưng thành công có giá trị lớn hơn đó là mang đến sức phát triển cho tương lai của TTVN.

Nữ VN vui vô địch. Ảnh: Đức Anh
Các cô gái Việt Nam đá bóng mang về chức vô địch lần thứ 4. Ảnh: Đức Anh

2. Nhưng là SEA Games vẫn còn bóng đá! vẫn còn một giấc mơ Vàng mà hàng triệu trái tim hâm mộ Việt đã phải chờ đợi từ quá lâu và đáng tiếc lại thêm một lần lỡ hẹn...

Vẫn biết, bóng đá không thể đại diện cho cả một nền thể thao, đại diện cho những hy sinh, nỗ lực không ngừng của hàng trăm tuyển thủ khác cũng mang vinh quang về cho Tổ quốc. Nhưng một nền thể thao không bóng đá, thì hỡi ôi còn đâu cho nỗi đam mê và sự kỳ vọng mà với những gì đã thể hiện, người hâm mộ nước nhà xứng tầm thế giới!

Bóng đá Việt Nam không là ngoại lệ. Dù Đông Nam Á chỉ là vùng trũng trên bản đồ bóng đá thế giới, dù SEA Games chỉ là cái sân chơi dành cho trẻ và dù các cô gái chúng ta đã mang ngôi Hậu thứ 4, thì khát khao về giấc mơ Vàng kia càng thêm cháy bỏng.

Đã 4 cơ hội trôi qua, lần thứ 5 đã đến thật gần và chẳng thể phủ nhận U-23 Việt Nam có quá nhiều lợi thế để vô địch. Từ một SVĐ phủ trong sắc đỏ như sân nhà đến sự hậu thuẫn của hàng triệu trái tim; Từ một ông thầy được mệnh danh là "phù thủy" cùng một đội hình trưởng thành hơn, vững vàng hơn qua từng trận đấu.

U-23 VN - Malaysia. Ảnh: Đức Anh
Nhưng niềm vui SEA Games vẫn không trọn vẹn... Ảnh: Đức Anh

Và dĩ nhiên từ cả những con số thống kê "nghiêng" hẳn về Việt Nam trong những cuộc đối đầu ở quá khứ lẫn hiện tại với Malaysia...

Rồi... thất bại đến thật cay đắng! Dù biết chẳng thể trách ai bởi đó là sự khắc nghiệt của bóng đá, chỉ biết là bóng đá Việt Nam vẫn còn "mắc nợ" người hâm mộ "món nợ" mang tên SEA Games mà chẳng biết đến bao giờ trả nổi.

3. SEA Games 25 phía sau. "Món nợ" của bóng đá còn phải chờ thêm 2 năm nữa tại Indonesia, còn TTVN lại tiếp tục con đường chinh phục những đỉnh cao mới mà thách thức hiện hữu nhất sẽ là ASIAD Quảng Châu năm 2010.

Hoàng Anh Tuấn Ảnh: Đức Anh
Hoàng Anh Tuấn có bài học đắt giá tại SEA Games 25. Ảnh: Đức Anh

Một đấu trường cao hơn nhiều so với SEA Games bởi đó là châu Á, nơi mà sẽ không thể có những "cơn mưa Vàng" kiểu như sân chơi khu vực khi còn một khoảng cách quá xa về trình độ. 
Mục tiêu thực tế của TTVN chỉ là cải thiện thứ hạng bằng những môn, nội dung đã tiệm cận với mặt bằng châu lục.

Thành công tại SEA Games 25 có thể là điều kiện cần cho mục tiêu tại ASIAD tới, nhưng nó cũng không hề là phải là điều kiện đủ, nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ nhất. 

Đâu xa, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Tiến Minh... những VIP của làng thể thao thế giới, ấy vậy mà vẫn "chết chìm" ở cái "ao làng" SEA Games đấy thôi!

Vậy nên, nhìn lại TTVN tại SEA Games 25, xin đừng chỉ nhìn vào thành công...

  • Minh Quang
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'SEA Games 25'

,
,