221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1115728
Mỹ, Nhật lại chia giải Nobel Hóa học 2008
1
Article
null
Mỹ, Nhật lại chia giải Nobel Hóa học 2008
,

 

Giải Nobel Hóa học 2008 vừa được trao cho hai khoa học gia Mỹ và một nhà nghiên cứu Nhật Bản vì đã phát hiện chất protein huỳnh quang màu xanh, vốn đã trở thành một công cụ quan trọng trong sinh học.

 

Từ trái qua phải: Osamu Shimomura, Martin Chalfie và Roger Y. Tsien. (Ảnh: Science Centric)

Osamu Shimomura (Nhật Bản), Martin Chalfie và Roger Tsien (Mỹ) đã nhận giải thưởng trị giá 1,4 triệu USD vì đã phát hiện ra chất protein huỳnh quang xanh (GFP). Lần đầu tiên GFP được quan sát ở sứa biển là vào năm 1962.
 
"Giải Nobel Hóa học năm nay được trao cho khám phá đầu tiên về GFP và một loạt các phát triển quan trọng dẫn tới việc sử dụng nó như một công cụ quan trọng trong sinh học", Hội đồng Nobel về Hóa học tại Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết trong một thông báo.

Danh sách những người đoạt giải Nobel Hóa học gần đây
2007: Gerhard Ertl, Đức, cho những nghiên cứu về các phản ứng hóa học trên bề mặt chất rắn. Công trình này tăng cường sự hiểu biết tại sao tầng ozone đang mỏng đi, cách thức các tế bào nhiên liệu hoạt động và thậm chí tại sao sắt gỉ.

2006: Roger D. Kornberg, Mỹ, cho công trình nghiên cứu cách thức tế bào lấy thông tin từ gene để sản xuất protein.

2005: Yves Chauvin (Pháp) và Robert H. Grubbs và Richard R. Schrock (Mỹ), cho nghiên cứu tìm ra cách làm giảm chất thải độc hại khi tạo ra các hóa chất mới.

2004: Aaron Ciechanover và Avram Hershko (Israel) và Irwin Rose (Mỹ) cho công trình về cách thức các tế bào phân hủy.

2003: Peter Agre và Roderick MacKinnon (Mỹ) cho nghiên cứu về cách thức các chất chủ chốt tiến vào hoặc rời khỏi các tế bào trong cơ thể, và khám phá của họ liên quan tới các lỗ nhỏ, được gọi là "kênh", trên bề mặt tế bào.

2002: John B. Fenn (Mỹ), Koichi Tanaka (Nhật Bản) và Kurt Wuethrich (Thụy Sĩ) vì đã phát triển các cách thức dùng trong nhận diện và phân tích các phân tử sinh học lớn.

2001: William S. Knowles và K. Barry Sharpless (Mỹ) và Ryoji Noyori (Nhật Bản) cho công trình về cách kiểm soát tốt hơn các phản ứng hóa học, dọn đường cho các loại dược phẩm trị bệnh tim và bệnh Parkinson.

2000: Alan J. Heeger và Alan G. MacDiarmid (Mỹ), Hideki Shirakawa (Nhật Bản) cho phát minh mang tính cách mạng trong lĩnh vực sản xuất các chất dẻo có thể dẫn điện, và kích thích sự phát triển nhanh chóng của điện tử học phân tử.

1999: Ahmed H. Zewail (Mỹ) vì đã tiên phong điều tra nghiên cứu các phản ứng hóa học cơ bản, sử dụng tia laser cực ngắn, trên thang thời gian mà các phản ứng thường xảy ra.

1998: Walter Kohn (Mỹ) cho nghiên cứu phát triển Phiếm hàm mật độ và John Pople (Anh) cho nghiên cứu phát triển các phương pháp tính toán trong hóa học lượng tử.

1997: Paul D. Boyer (Mỹ), John E. Walker (Anh) và Jens C. Skou (Đan Mạch) cho công trình nghiên cứu cách thức các tế bào cơ thể lưu trữ và truyền năng lượng.

1996
: Harold W. Kroto (Anh) và Robert F. Curl Jr., Richard E. Smalley (Mỹ) cho khám phá của họ về "buckyball", một loại phân tử carbon có hình trái bóng.

1995: Paul Crutzen (Hà Lan), Mario J. Molina và F. Sherwood Rowland (Mỹ) cho công trình nghiên cứu về sự hình thành và phân hủy tầng ozone.

1994: George A. Olah (Mỹ) cho những đóng góp của ông trong ngành hóa carboncation.

1993: Kary B. Mullis (Mỹ) và Michael Smith (Canada) cho nghiên cứu phát triển hai phương pháp mới mang lại sự tiến bộ quyết định trong công nghệ gene.

1992: Rudolph A. Marcus (Mỹ) vì đóng góp của ông vào giả thuyết các phản ứng truyền điện trong các hệ thống hóa học.

1991
: Richard R. Ernst (Thụy Sĩ) vì những đóng góp cho sự phát triển phổ cộng hưởng từ hạt nhân độ phân giải cao (NMR).

1990
: Elias James Corey (Mỹ) cho sự phát triển giả thuyết và phương pháp luận của tổng hợp hữu cơ.

1989
: Thomas Cech và Sidney Altman (Mỹ) cho công trình chứng minh một cách độc lập rằng RNA còn có thể trợ giúp tích cực cho các phản ứng hóa học.

1988: Johann Diesenhofer, Robert Huber và Hartmut Michel (Tây Đức) vì đã xác định được cấu trúc của các protein nhất định cần trong quang hợp.

1987: Donald J. Cram và Charles J. Pedersen (Mỹ) và Jean-Marie Lehn (Pháp) cho nghiên cứu tổng hợp các phân tử có thể bắt chước các phản ứng sinh học quan trọng.

1986: Dudley R. Herschbach, Yuan T. Lee (Mỹ) và John C. Polanyi (Canada) cho công trình nghiên cứu chứng tỏ cách thức các phản ứng hóa học cơ bản diễn ra.

1985: Herbert A. Hauptman và Jerome Karle (Mỹ) cho nghiên cứu phát triển các phương pháp xác định cấu trúc phân tử của pha lê.

1984: Robert Bruce Merrifield (Mỹ) cho công trình phát triển phương pháp luận cho tổng hợp hóa học trên nền rắn.

1983: Henry Taube (Mỹ) cho công trình giải thích phản ứng hóa học trong mọi vật, từ quang hợp ở thực vật cho tới pin và các tế bào nhiên liệu.

1982: Aaron Klug (Anh) cho công trình nghiên cứu về cấu trúc gene.

1981: Kenichi Fukui (Nhật Bản) và Roald Hoffmann (Mỹ) cho công trình nghiên cứu về hóa học lý thuyết trong thúc đẩy quá trình của các phản ứng hóa học.

1980: Paul Berg (Mỹ) cho các nghiên cứu cơ bản về hóa sinh acid nucleic và Walter Gilbert (Mỹ), Frederick Sanger (Anh) cho những đóng góp liên quan tới chuỗi Acid nucleic.

  • Thanh Hảo (Theo AP, Reuters) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;