Hơn 70% người lớn nhiễm khuẩn gây đau dạ dày

Cập nhật lúc 14:27, 28/06/2010 (GMT+7)

Theo thống kê của BV Đại học Y Dược Tp. HCM (BVĐHYD), trung bình 10 ca nội soi sau khi được kiểm tra thì có từ 3–5 ca là mắc bệnh đau dạ dày, đây là thông tin đưa ra tại hội thảo “Các bệnh lý dạ dày liên quan đến lối sống hiện nay” do Công ty United Pharma Việt Nam (UPI) và Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM phối hợp thực hiện.

Tin bài mới trên VNN:
Nhà giàu Trung Quốc bỏ triệu đô ’tậu’ ngọc tỷ

Cổng chào Hà Nội ’tham nhũng không gian công cộng’

’Kẻ đánh cắp’ bàn thắng của sư tử Anh là ai?

Hội thảo này nằm trong chương trình truyền thông về sức khỏe dạ dày do Kremil-S thực hiện nhằm phổ biến đến công chúng và các nhân viên nhà thuốc hiểu rõ dạ dày và nhận biết được những dấu hiệu sơ khởi của bệnh dạ dày để từ đó có cách phòng ngừa và chữa trị hiệu quả. Trước đó, các chương trình tư vấn sức khỏe dạ dày “Bác sĩ của bạn” (phát sóng trên sóng phát thanh của Đài PTTH Bình Dương vào lúc 2 giờ chiều thứ Ba và thứ Bảy hàng tuần) cùng hoạt động truyền thông trên báo mang tên “Chuyên gia sức khỏe” cũng đã đem thông tin đến gần với công chúng hơn thông qua cách tiếp cận gần gũi, dễ hiểu và thực tế, đã nhận được nhiều phản hồi tích cực.

Mô tả ảnh.

Với chủ đề chính xoay quanh các bệnh lý dạ dày liên quan đến lối sống hiện nay của đại đa số người dân, nhất là dân thành thị, hội thảo tập trung phân tích những nguy cơ, tác động và cách phòng ngừa, chữa trị các bệnh dạ dày, TS. Bùi Hữu Hoàng, Trưởng phân khoa Tiêu hóa-Gan mật, BVĐHYD, đề cập một số thống kê sơ bộ đáng chú về bệnh loét dạ dày – tá tràng. Trong đó, về dịch tễ học, tại các nước phát triển, trong tổng số những người bị bệnh dạ dày có hơn 50% số bệnh nhân trên 50 tuổi nhiễm vi khuẩn Helicobater pylori (HP), tần suất nhiễm chung tăng 10%/năm. Các nước phát triển có hơn 80% người bị bệnh dạ dày có nguyên nhân do nhiễm HP. Đặc biệt, tại Việt Nam con số này ở người lớn là hơn 70%.

Nói về hội thảo và chiến dịch truyền thông về sức khỏe dạ dày lần này, bà Thiệu Thị Vy Vy – Giám đốc Tiếp thị Kênh Điều trị bệnh OTC (thuốc không kê toa) của UPI chia sẻ: “Chiến dịch truyền thông này là một dự án dài hơi mà UPI và Kremil-S đã ấp ủ từ lâu và nay đang được triển khai với sự đồng thuận và tư vấn chuyên môn của các bác sĩ tâm huyết đến từ BVĐHYD. Một trong những đối tượng mà chúng tôi quan tâm nhất đó là các nhân viên bán thuốc – những người trực tiếp tiếp xúc với người bệnh và tư vấn dùng thuốc chưa cần toa của bác sĩ. Nếu họ được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết và đúng thì sẽ góp phần không nhỏ vào việc giúp người dân bảo vệ sức khỏe dạ dày cũng như hạn chế những rủi ro mắc bệnh do lơ là hoặc thiếu kiến thức, thông tin”.

Mô tả ảnh.
TS. Bùi Hữu Hoàng, cùng đại diện Kremil-S chia sẻ thông tin tại hội thảo

Theo thống kê của BVĐHYD, cứ trung bình 10 ca nội soi sau khi được kiểm tra thì có từ 3–5 ca là mắc bệnh đau dạ dày. Đây là một trong những căn bệnh phổ biến thường thấy hiện nay nhưng lại chưa được quan tâm đúng mực. Bệnh đau dạ dày là một loại bệnh khá phổ biến, đến từ rất nhiều nguyên nhân: do stress, ăn uống không điều độ, hút thuốc, uống rượu, v.v… nhưng cũng sẽ có một vài nguyên nhân mà người bệnh không thể ngờ tới.

Bệnh sẽ có những biến chuyển nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Theo TS. BS. Bùi Hữu Hoàng, Trưởng phân khoa Tiêu hóa-Gan mật, BVĐHYD thì hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào có thể phòng ngừa hoàn toàn được bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, một tinh thần thoải mái, phong thái sống khỏe mạnh chính là lợi điểm để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh đau dạ dày.

Để điều trị bệnh đau dạ dày do dư acid gây ra, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc có yếu tố trung hòa acid. Những loại thuốc này có tác dụng cắt đứt cơn đau nhanh chóng và điều trị các vết loét ở giai đoạn ban đầu. Ví dụ, Kremil-S có tác dụng giảm nóng rát dạ dày, giảm đau co thắt và chống đầy hơi, ngoài ra, còn giúp giảm những tác dụng phụ thường thấy ở các thuốc trị đau dạ dày như táo bón, tiêu chảy.

  • T.L

Các tin khác