221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1281573
Người tiêu dùng Việt Nam đang "đốt" tiền mua sữa
1
Photo
null
Bài 1:
Người tiêu dùng Việt Nam đang 'đốt' tiền mua sữa
,

– Từ đầu năm 2010 đến nay, người tiêu dùng đã 2 lần “giật mình thon thót” vì sữa đã 2 lần tăng giá, mỗi lần tăng khoảng 3-10%. Không biết nói gì hơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giá của Bộ Tài Chính – ông Nguyễn Anh Tuấn – phải thừa nhận: “Đúng là giá sữa ở thời điểm này đang ở mức cao nhất, cao hơn cả những mức cao nhất của tất cả các năm trước đây”!

Tháng 12/2009, kết luận thanh tra giá sữa của Bộ Tài chính công khai trước dư luận đã phơi bày một thực tế là giá sữa ở Việt Nam quá cao vì gánh quá nhiều chi phí ở mức bất hợp lý, đặc biệt là chi phí quảng cáo, tiếp thị.

Tăng giá sữa là “việc riêng” của các doanh nghiệp!

Bộ Tài chính đã yêu cầu các công ty kinh doanh sữa không được tăng giá. Tưởng rằng sau khi có kết quả thanh tra này, các doanh nghiệp sữa muốn tăng giá sẽ phải “nhìn trước ngó sau” bởi “vuốt mặt cũng phải nể mũi”.

Nhưng không ngờ, đáp trả lại kết quả thanh tra này, gần như ngay lập tức các doanh nghiệp sữa đã thông báo tăng giá. Tính từ đầu năm đến nay thị trường sữa đã trải qua 2 lần tăng giá: Lần 1 vào khoảng đầu tháng 1 và lần gần nhất vào khoảng tháng 3.

Mô tả ảnh.

Điều bất lợi là người tiêu dùng ít có khả năng chọn lựa ngay cả khi giá sữa tăng cao, bởi các hãng sữa lớn và quen thuộc đã chiếm thị phần rất lớn trên thị trường sữa Việt Nam, đặc biệt là Abbott (chiếm lĩnh 37,9% thị phần thị trường sữa bột).

Công ty TNHH Phân Phối Tiên Tiến – đơn vị phân phối chính thức các sản phẩm sữa trong “gia đình Enfa” của hãng Mead Johnson tại Việt Nam đã đưa ra cam kết không tăng giá trong cả năm 2009.

Hiện nay, cả 3 hãng sữa Abbott, Vinamilk và Cô gái Hà Lan đều đã tăng giá bán. Điều bất lợi đối với người tiêu dùng là sản lượng bán ra trên thị trường của cả 3 hãng này đã chiếm tới 70% tổng sản lượng bán ra thị trường của tất cả các hãng sữa có mặt tại Việt Nam.

Nhưng khi thời hạn 2009 vừa hết và ngay sau khi có kết quả thanh tra giá sữa cùng yêu cầu không tăng giá của Bộ Tài Chính, công ty này đã thông báo bắt đầu từ 9/1 sẽ tăng giá bán sản phẩm Enfa A+ với mức 7-10%.

Ở thời điểm hiện tại, giá đưa ra trên thị trường dành cho các loại sữa của Mead Johnson như sau: Sữa bột Enfagrow A+, loại 900g, giá bán: 323.000 đồng/hộp. Sữa bột Enfakid A+, hộp thiếc, loại 900g, giá bán: 261.000 đồng/hộp. Sữa bột Enfapro A+ (6-12 tháng tuổi), hộp thiếc 900g, giá bán: 341.000 đồng/hộp.

Điểm đáng chú ý là kết quả thanh tra giá sữa cuối năm 2009 của Bộ Tài Chính đã chỉ ra rằng các sản phẩm của Mead Johnson có mức chênh giữa giá nhập khẩu và giá bán ra từ 101% đến 211%!

Có thể lấy ví dụ: Sữa Enfagrow 1,8 kg có giá nhập khẩu 198.559 đồng/hộp, bán ra hơn 402.000 đồng/hộp; sữa Enfagrow 900g có giá nhập khẩu hơn 108.000 đồng, giá bán ra hơn 220.000 đồng/hộp (giá tại thời điểm công bố kết luận thanh tra, tháng 12/2009).

Đua nhau tạo “cơn lốc” giá sữa

Cùng thời điểm tháng 1/2010, tỏ ra không hề “kém cạnh” đối thủ là nhà phân phối các sản phẩm sữa bột của Abbott - Công ty TNHH dược phẩm 3A - chính thức áp dụng bảng giá mới với mức tăng bình quân 7,4%.

Vì thế, giá bán đã làm nhiều người tiêu dùng không khỏi ngỡ ngàng. Tại siêu thị BigC Thăng Long, giá niêm yết ngày 29/4 của sữa bột Abbott Grow hương vani, khối lượng 1.000g, dành cho trẻ từ 3 đến 7 tuổi là 234.700 đồng/hộp thiếc. Sữa bột Abbott Gain 4 (3 tuổi trở lên), khối lượng 900g, giá bán 328.200 đồng/hộp thiếc.

Còn với nhãn hiệu sữa Similac của Abbott, giá một hộp Simialac Gain IQ, loại 900g lên tới 368.200 đồng/hộp. Còn tại siêu thị Vinaconex (tầng 4 Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza), sữa Similac Isomil IQ 2, 400g, có giá 205.000 đồng.

Điều đáng ngại hiện nay là: tuy giá sữa bột của Abbott tăng mạnh, giá bán đang ở mức cao nhưng đây lại là hãng sữa chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường sữa bột tại Việt Nam.

Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), Abbott hiện đang chiếm tới hơn 1/3 thị phần trên thị trường sữa bột Việt Nam (37,9%), bỏ xa các đối thủ khác hiện đang có tỷ lệ chiếm lĩnh thị phần trên thị trường từ 16,5% trở xuống.

Trong khi đó, Công ty Friesland Campina Việt Nam, nhà sản xuất sữa thương hiệu Cô gái Hà Lan và Friso (chiếm lĩnh 16,5% thị phần thị trường sữa bột Việt Nam) cũng đã rục rịch tăng giá khoảng 10%, riêng mặt hàng sữa nước tăng 2%. Với mức tăng này, giá sữa bột sẽ đắt thêm 15.000-25.000 đồng/hộp!

Khảo sát ngày 4/5 tại Siêu thị Hapro Food (Lê Đại Hành) cho thấy: Sữa Cô gái Hà Lan Gold 123, loại 900g, giá 205.000 đồng/hộp. Sữa Cô gái Hà Lan step 1, loại 900g, giá 219.500 đồng/hộp.

Tại thời điểm giữa năm 2007, giá nguyên liệu sữa bột trên thị trường thế giới đạt mức đỉnh điểm là 5.100 USD/tấn, các hãng sữa cũng liên tục điều chỉnh với mức tăng cộng dồn các đợt lại vào khoảng dưới 20%.

Đến cuối năm 2008, giá nguyên liệu sữa giảm mạnh, chỉ còn 1.700 USD giá sữa trong nước vẫn ở ngưỡng cao ngất ngưởng. Còn đến cuối tháng 10/2009, khi giá thế giới tăng lên mức 3.100 USD mỗi tấn, các sữa lập tức tăng giá thêm 10%-15%.

Trong khi đó, các sản phẩm dòng thấp hơn của Dutch Lady cũng tăng giá bán, cụ thể: sữa Dutch Lady 123, 900g, giá 137.000 đồng/hộp. Sữa Dutch Lady 456, 900g, giá 131.000 đồng. Sản phẩm Dutch Lady step 1, 900g, giá 206.000 đồng. Dutch Lady Step 2, 900g, giá 194.000 đồng/hộp.

Nhãn hiệu sữa Friso của Công ty ty Friesland Campina Việt Nam cũng nằm trong đợt tăng giá này. Khảo sát ngày 5/5 tại siêu thị Vinaconex (tầng 4 Trung tâm Thương mại Tràng Tiền Plaza) cho thấy: giá Frisogold miễn dịch với công thức Boostimune, cho trẻ 0-6 tháng, 900g, có giá tới 382.000 đồng/hộp. Sữa Frisolac 1, 900g, giá 232.000 đồng/hộp. Friso Gold 1, 900g, giá 382.000 đồng. Friso Gold 2, 900g, giá 377.000 đồng/hộp. Friso Gold 3, 900g, giá 347.000 đồng. Friso Gold 4, 900g, giá 301.000 đồng/hộp.

Điểm đáng lưu ý là một khảo sát của Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) năm 2009 cho thấy: sữa Friso bán tại Việt Nam có giá cao hơn trung bình 50- 60%, thậm chí có cửa hàng bán cao hơn 80% so với giá sản phẩm cùng loại tại Malaysia, mặc dù sữa Friso tại Malaysia là sản phẩm nhập khẩu.

Trong khi loại sữa Friso này được Công ty FrieslandCapina sản xuất ngay tại nhà máy ở Hà Nam và Bình Dương (Việt Nam), chứ không phải sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Hà Lan!

Trước thực trạng này, ông Nguyễn Anh Tuấn , Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) không đưa ra nhận định giá sữa cao như vậy là hợp lý hay bất hợp lý, bởi Bộ Tài chính không nhận được giải trình nào về việc tăng giá sữa từ phía doanh nghiệp.

Ông Tuấn chỉ khẳng định: “Đúng là giá sữa tăng và ở thời điểm này, giá sữa đang ở mức cao nhất, cao hơn cả những mức cao nhất của tất cả các năm trước đây”!

  • Cẩm Quyên – Trần Thủy

    (Còn nữa)

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,