221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1269032
Khi trình dược viên nói thật …
1
Article
null
Bài 3:
Khi trình dược viên nói thật …
,

LTS: Trao đổi với báo chí sau khi có kểt quả thanh tra giá thuốc của Cục Quản lý Dược, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang (chuyên trách lĩnh vực Dược) khẳng định: “Trong hàng loạt vấn đề còn tồn tại trong quản lý giá thuốc, vấn đề cần xử lý rốt ráo nhất hiện nay là hoa hồng cho thầy thuốc kê đơn”.

Đây cũng không phải lần đầu lãnh đạo Bộ Y tế mới nói đến chuyện dẹp bỏ tình trạng “hoa hồng”. Nhưng vì sao đến bây giờ tình trạng này không những không được dẹp bỏ mà ngược lại, càng ngày càng biến chuyển tinh vi và trầm trọng hơn?

Vậy trên thực tế, bác sỹ khám bệnh, kê đơn đã đóng vai trò và có tác động lớn như thế nào đối với giá thuốc? Tiền “hoa hồng” đã “bôi trơn” cho những khâu nào trong đường đi của thuốc từ các công ty Dược đến các bệnh viện công?

VietNamNet tiếp tục đăng tải những câu chuyện, những ý kiến chia sẻ của những người có thâm niên kinh doanh dược phẩm để thấy được con đường cũng như cách thức để thuốc vào được bệnh viện. Qua những câu chuyện này, bạn đọc có thể thấy được công nghệ “làm giá” đối với thuốc, công nghệ “móc túi” bệnh nhân một các hợp pháp, mức lợi nhuận một bác sỹ nhận được từ việc kê đơn cũng như những “lỗ hổng chết người” trong vấn đề quản lý giá thuốc tại Việt Nam.

– Với mức chiết khấu trung bình 20% đến 30% cho các loại thuốc, mỗi tháng các bác sỹ bỏ túi tiền “hoa hồng” từ việc kê đơn thuốc lên đến vài chục triệu đồng, thậm chí có bác sỹ nhận tiền hoa hồng mỗi tháng “tròm trèm” cũng gần … nửa tỷ!

Bài 1: Sự thật về người bệnh bị "bòn rút" qua giá thuốc
Bài 2: "Công nghệ móc túi" bệnh nhân ở Việt Nam

Mỗi tháng bác sỹ có vài chục đến vài trăm triệu tiền “hoa hồng”?

Căn cứ vào doanh số bán hàng, mức chiết khấu, số lượng trình dược viên tiếp cận một bác sỹ trong vòng một tháng, có thể nhiều người sẽ “choáng váng” với tổng số tiền “hoa hồng” bác sỹ nhận được.

So với mức hoa hồng này thì lương và các loại phụ cấp chính thống bác sỹ nhận từ bệnh viện chỉ như "muối bỏ biển".

Mô tả ảnh.

Khám bệnh và kê đơn thuốc là những công việc được Bộ Y tế quy định cực kỳ nghiêm ngặt vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. Nhưng trong điều kiện hiện nay, bác sỹ là người có đầy đủ khả năng, điều kiện để kê đơn bất kỳ loại thuốc nào theo ý muốn của ... các công ty Dược!

Anh Phương (tên nhân vật đã được thay đổi - PV), trình dược viên của công ty Cổ phần thương mại P. cho biết công ty anh thực hiện đấu thầu và phân phối một số loại thuốc (đa số là thuốc bổ) vào một số bệnh viện thuộc loại lớn nhất nước như Bạch Mai, Phụ sản Trung ương, Viện Bỏng Quốc gia, phòng khám 107 Trần Hưng Đạo (Hà Nội), …

Mức chiết khấu cao nhất (20%) của công ty anh Phương hiện đang dành cho sản phẩm Richnature – một loại thuốc bổ. Thuốc này được phân phối trong các khoa: Xương khớp, tim mạch, tiêu hóa của các bệnh viện kể trên.

Giá trúng thầu (giá bán cho người bệnh) của một hộp Richnature 60 viên tại bệnh viện B.M là 198.000 đồng. Với mỗi hộp Richnature được bán, anh Phương cho biết bác sỹ kê đơn sẽ được nhận 20% tiền “hoa hồng”, tương đương 39.600 đồng/hộp.

Mỗi tháng, chỉ tính riêng tại một bệnh viện lớn thì tiêu thụ khoảng 500 hộp thuốc bổ này. Tính ra, tổng số tiền bán được là 99 triệu đồng. Tổng mức tiền hoa hồng công ty phải chi ra là 19,8 triệu đồng. Có khoảng chục bác sỹ sẽ nhận được số tiền hoa hồng trên.

Như vậy, chỉ tính riêng một mặt hàng thuốc bổ này, mỗi bác sỹ kê đơn loại thuốc này đã nhận được xấp xỉ 2 triệu đồng tiền hoa hồng/tháng
”, anh Phương phân tích.

Mỗi tháng bác sỹ nhận hơn 500 triệu tiền hoa hồng từ hãng Dược nhờ việc kê đơn thuốc

Cách đây một vài ngày, báo Tiền phong có đưa một con số gây choáng váng với nhiều người: Có bác sỹ mỗi tháng nhận đến nửa tỷ tiền hoa hồng từ việc kê đơn loại thuốc đặc trị viêm gan siêu vi P.50 và P.80.

Cụ thể: Trong bảng tổng kết doanh thu bán hàng tháng 7-2009 của công ty Dược phẩm S.P, phòng mạch bác sĩ T. (hiện đang công tác tại BV Đại học Y Dược TPHCM) đặt 300 lọ thuốc P.50 với giá 1,8 triệu đồng/lọ, và 525 lọ P.80 với giá 3 triệu đồng/lọ.

Với mức chiết khẩu 25%, mỗi tháng bác sĩ này được chiết khấu với tổng số tiền là 528 triệu đồng!

Điểm đáng chú ý là mỗi ngày, theo anh Phương, mỗi bác sỹ tiếp xúc trung bình với khoảng 5 trình dược viên. 5 trình dược viên này sẽ tiếp thị 5 loại thuốc khác nhau (có thể cùng hoạt chất) của 5 công ty.

Bỏ qua số lần trùng lặp, tính ra một tháng mỗi bác sỹ có thể tiếp xúc với xấp xỉ 20 trình dược viên và hưởng tiền hoa hồng từ việc kê 20 loại thuốc khác nhau!

Theo anh Phương thì đây là mặt hàng có giá thấp, mức chiết khấu chưa phải loại cao nên tổng số tiền hoa hồng bác sỹ nhận được “chưa nói lên điều gì”.

Nhưng nếu nhân con số gần 2 triệu tiền hoa hồng/mặt hàng với 20 lần (hoa hồng của 20 loại thuốc khác) thì số tiền đó lại không nhỏ chút nào (khoảng gần 40 triệu)!

Đó là chưa kể đến việc có những loại thuốc giá vừa cao và mức chiết khấu vừa lớn.

Anh Phương lấy ví dụ: Một hộp (100 viên) thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư có tên Legamin, xuất xứ Trung Quốc có giá 450 đồng/hộp ở bệnh viện K.

Giá cao nhưng với mức chiết khấu 30% thì với mỗi hộp thuốc bổ này bán được, bác sỹ đã hưởng 150 ngàn đồng.

Nếu người kê đơn là vợ của “sếp” trong bệnh viện, mức chiết khấu sẽ được linh động, nâng lên khoảng 160 ngàn/hộp”, anh Phương nói.

Cùng thuốc này, ở khoa Huyết học (bệnh viện B.) mỗi tháng tiêu thụ khoảng 200 hộp. Công ty Dược phải trả tiền “hoa hồng” cho 4 bác sỹ. Như vậy, tổng tiền bán được trong một tháng là 90 triệu. Tổng số tiền hoa hồng chi ra là 30 triệu. 30 triệu này được “chia đều” cho 3-4 bác sỹ kê đơn.

Anh Phương cho biết đây chỉ là những loại thuốc bổ nên mức giá và mức chiết khấu chưa “ấn tượng”. Với những loại thuốc đặc trị của các hãng lớn, mức chiết khấu mới “khủng”!

Sốc vì “lương y” ngày càng “thô thiển”

Khoảng thời gian hơn 2 năm làm trình dược viên và hiện là nhân viên phát triển thị trường của Công ty Cổ phần thương mại P. không phải quá dài nhưng cũng đủ để anh Phương hiểu được “nhiều điều” về cái mà người ta vẫn thường gọi là “lương y như từ mẫu”.

Mô tả ảnh.

Mỗi người bệnh và người nhà của mình luôn mong muốn nhận được từ bác sỹ sự quan tâm, chăm sóc tốt nhất, luôn đặt sức khỏe, tính mạng và quyền lợi người bệnh lên hàng đầu

Anh Phương kể lại: Năm 2009, có lần anh vào phòng khám của một bệnh viện lớn để tiếp thị thuốc. Một vị bác sỹ ở đây chưa cần hỏi thông tin về thuốc đã mặc cả trước: “Anh vừa xây xong cái nhà mới. Nếu công ty chú lắp cho anh cái điều hòa 2 chiều thì anh sẽ kê ngay thuốc này”.

Khi yêu cầu trên không được đáp ứng, lần trở lại thứ 2 của anh Phương đã gặp ngay thái độ “không thèm nói, không thèm tiếp chuyện” của vị bác sỹ trên.

Qua tiếp xúc với rất rất nhiều các bác sỹ ở rất nhiều các bệnh viện, theo đánh giá của cá nhân mình, anh Phương cho rằng hiện nay có rất ít thầy thuốc có thể gọi là "lương y" (tức là nếu có trình dược viên tiếp thị thuốc thì họ vẫn luôn đặt sinh mệnh, sức khỏe và quyền lợi của người bệnh lên hàng đầu).

Trình dược viên cứ tiếp cận họ nhưng thậm chí có thầy thuốc không đòi hỏi tiền hoa hồng, vẫn kê những loại thuốc đảm bảo chất lượng và hợp túi tiền người bệnh.

Anh cho biết các bác sỹ cũng rất khôn ngoan, lựa chọn thuốc luôn phải đảm bảo chất lượng để không gây sự cố khi điều trị.

Tuy nhiên, nếu đã yên tâm về chất lượng thì các bác sỹ này sẽ luôn chọn loại thuốc có mức chiết khấu cao nhất để kê cho bệnh nhân (dù tôi phải khẳng định là thời nay bác sỹ không thiếu tiền). Điều này có nghĩa là người bệnh nếu “vô phúc” được bác sỹ này khám và kê đơn thì sẽ phải mua những loại thuốc đắt nhất.

Thậm chí, có bác sỹ đã mặc cả với trình dược viên mức chiết khấu như kiểu mặc cả mua bó rau ngoài chợ ”, anh nói.

Tôi thấy bây giờ có nhiều bác sỹ “thô” lắm. Chưa kể chuyện họ mặc cả không chút ngại ngần, những ngày lễ, Tết, họ còn chủ động gọi điện trước cho trình dược viên để hỏi “có quà gì không?”. Về điều này thì họ đòi hỏi ra mặt”, anh Phương kể thêm.

Tổ chức đi du lịch nước ngoài để làm đẹp lòng bác sỹ

Anh Phương cho biết công ty anh có chế độ “đãi ngộ” các bác sỹ rất chu đáo. Ngoài việc mời các bác sỹ đi dự hội thảo, công ty còn tổ chức mỗi năm 2 chuyến du lịch trong nước đối với các bác sỹ “thông thường”.

Còn đối với các bác sỹ “đặc biệt” (trung thành với công ty, kê được lượng thuốc lớn hơn) thì công ty cũng có chế độ chính sách hết sức đặc biệt: Mỗi năm tổ chức một chuyến du lịch đi Ba Lan hoặc đi Vương quốc Anh vào dịp cuối năm. Toàn bộ chi phí của chuyến đi, tiền quà cáp sẽ do công ty đài thọ và lo tất cả mọi thứ từ A đến Z.

Hiện nay, đối với công ty P. của anh Phương chỉ có 8 bác sỹ được “liệt” vào danh sách “đặc biệt” này. Theo đó, có 3 bác sỹ khoa Xương khớp của bệnh viện Bạch Mai, 2 bác sỹ của bệnh viện Thanh Nhàn, 1 bác sỹ viện Bỏng, 2 bác sỹ của phòng khám 107 Trần Hưng Đạo (Hà Nội).

“Thực ra công ty có thể thưởng cho các bác sỹ này một số tiền rất lớn. Nhưng đưa đi du lịch là cách thay đổi hình thức thưởng để hai bên đều cảm thấy thoải mái”, anh Phương nói.

  • Cẩm Quyên (Còn nữa)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,