,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
637126
Liệu có còn những sự cố tương tự như PJICO
1
Article
null
,

Liệu có còn những sự cố tương tự như PJICO

Cập nhật lúc 17:11, Thứ Hai, 16/05/2005 (GMT+7)
,

Khi mức đền bù không tương xứng với kết quả làm ra, không thể đảm bảo cho cuộc sống, những cơ chế khuyến khích không thực sự phù hợp, cộng với cơ chế phân định quyền hạn và trách nhiệm không thực sự rõ ràng, việc xảy ra những hành động tìm kiếm lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến lợi ích tập thể là điều không thể tránh khỏi trong các DN nhà nước hiện nay. Theo ý kiến chủ quan của cá nhân, đây chính là nguyên nhân chính của các vụ tiêu cực như PJICO xảy ra.

Ông Trần Nghĩa Vinh.

Sáng ngày (14/05/2005), Cơ quan cảnh sát điều ra đã tống đạt quyết định và bắt giam TGĐ (TGĐ) và phó TGĐ Công ty cổ phẩn bảo hiểm dầu khí (PJICO). Đây là điều tất yếu đối với những kẻ vi phạm pháp luật. Nhưng câu hỏi đặt ra trong sự kiện này là bản chất của vấn đề nằm ở đâu, tại sao những vụ tiêu cực như vậy lại có thể xảy ra? Liệu có còn những sự cố tương tự như PJICO nữa không?

Ai là "chủ", ai làm thuê trong DN Nhà nước?

Chúng ta đều biết, trong tất cả các mô hình DN, TGĐ (Chief Excutive Officer - CEO) là người đại diện pháp nhân và điều hành DN theo sự ủy quyền của những người chủ doanh DN (thường là Hội đồng quản trị). Hiểu một cách đơn giản, TGĐ (giám đốc) là người có khả năng, chuyên môn được các chủ DN thuê để điều hành DN hoạt động theo những mục tiêu của họ.

Xin nhấn mạnh, TGĐ chỉ là người làm thuê, được trả lương. Khi một DN thuê một TGĐ luôn xảy ra vấn đề mâu thuẫn giữa người sở hữu và người điều hành.

Nếu có thể thiết kế hợp đồng hoàn chỉnh (phân định và chia sẻ hợp lý quyền lợi và trách nhiệm của người thừa hành) sẽ loại bỏ khả năng xảy ra mâu thuẫn giữa người chủ và người thừa hành, hay xung đột giữa những người có liên quan trong một tổ chức. 

Tuy nhiên giả định nêu trên là không thực tế vì người thừa hành không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích cao nhất của người chủ. Do đó, người chủ phải theo dõi người thừa hành và phải tốn chi phí cho việc theo dõi.

Để người thừa hành thực hiện tốt mục tiêu của người sở hữu, người sở hữu phải có chính sách “cây gậy và củ cà rốt” một cách hợp lý.

Trách nhiệm và lợi ích cho TGĐ chưa hợp lý?

Chúng ta thử nhìn chính sách này trong DN nhà nước hiện nay (PJICO là công ty cổ phần, nhưng hầu hết các cổ đông đều  là DN nhà nước, vì vậy, theo ý kiến cá nhân, về bản chất PJICO vẫn là DN nhà nước).

Tất cả mọi người đều biết rằng, trong DN nhà nước, sở hữu DN là toàn dân. Nhà nước (Chính phủ) đại diện cho toàn dân quản lý phần vốn, tài sản này. Chính phủ giao cho hội đồng quản trị hay giám đốc (đối với DN không có hội đồng quản trị) quản lý, sử dụng phần vốn của nhà nước tại các DN.

Luật DN nhà nước năm 2003 quy định người điều hành DN bị miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong một số trường hợp. Với quy định như vậy, khi hoạt động thực tế thì “lý do khách quan” thường được chấp nhận nhất nếu DN hoạt động không hiệu quả. Mặt khác, trong luật phá sản DN quy định DN hoạt động kinh doanh bị thua lỗ liên tục sẽ bị làm thủ tục phá sản. Nhưng trong thực tế hầu như rất ít DN bị lỗ liên tục hai năm phải phá sản, thậm chí nhiều DN không còn gì vẫn không thể làm thủ tục phá sản được.

Luật cũng quy định người điều hành DN phải tổ chức DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. Nhưng cơ chế khuyến khích để họ làm việc này như thế nào?

Luật DN nhà nước năm 2003 quy định những người điều hành DN được hưởng chế độ lương theo năm. Mức tiền lương và tiền thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động của công ty, do người quyết định bổ nhiệm quyết định hoặc theo hợp đồng đã ký. Tiền lương được tạm ứng hàng tháng, quyết toán hàng năm. Tiền thưởng hàng năm được tính dựa vào kết quả kinh doanh năm của công ty, chi trả một phần vào cuối năm, phần còn lại được chi trả sau khi kết thúc nhiệm kỳ; riêng tiền thưởng năm cuối nhiệm kỳ được tính dựa trên kết quả năm đó và kết quả tăng trưởng của cả nhiệm kỳ.

Trong thực tế, mức lương của các cấp điều hành DN nhà nước rất bất hợp lý so với những người có vị trí tương tự ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN dân doanh. Nếu chỉ tính thu nhập chính thức của những người điều hành DN nhà nước thì để đảm bảo cho cuộc sống là rất khó khăn, nhưng thực tế thì sao?

Với cơ chế phân quyền và chế tài trách nhiệm rất không rõ ràng làm cho những người điều hành DN có lợi ích và quyền lực rất lớn, ngược lại trách nhiệm và nghĩa vụ rất mù mờ với tính khả thi không cao.

Hay nói cách khác: lợi ích thì các cấp điều hành DN có rất nhiều, trách nhiệm thì chung chung, có thể cho là do nguyên nhân khách quan. Kết quả là rất nhiều người điều hành DN chỉ tập trung làm lợi cho cá nhân, thay vì làm lợi cho DN. Họ chỉ lo chạy các dự án mới để có phần lợi ích của mình. Việc xử lý những  rủi ro, tổn thất của những dự án trước đó, nhất là những dự án do những người điều hành trước đó để lại là rất ít. Trừ trường hợp họ phải chịu sức ép từ những người đã từng điều hành DN hiện tại đã được đề bạt vào vị trí cao hơn, có nhiều ảnh hưởng đối với họ.

Như vậy, khi mức đền bù không tương xứng với kết quả làm ra, không thể đảm bảo cho cuộc sống, những cơ chế khuyến khích không thực sự phù hợp, cộng với cơ chế phân định quyền hạn và trách nhiệm không thực sự rõ ràng, việc xảy ra những hành động tìm kiếm lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến lợi ích tập thể là điều không thể tránh khỏi trong các DN nhà nước hiện nay. Theo ý kiến chủ quan của cá nhân, đây chính là nguyên nhân chính của các vụ tiêu cực như PJICO xảy ra.

Khi những sự cố như vậy xảy ra, những mất mát (chi phí uỷ quyền tác nghiệp của nhà nước) thật là lớn. Không chỉ mất đi những người điều hành DN cao cấp mà còn là vấn đề về lòng tin về uy tín. Cách tốt nhất để những sự cố tương tự xảy ra là phải chọn một phương thức khuyến khích và chế tài thích hợp đối với các cấp điều hành các DN nhà nước hiện nay.

  • Huỳnh Thế Du

Luật sư Phạm Liêm Chính: Phía "lại quả" tiền chi trả bảo hiểm cũng phải chịu trách nhiệm hình sự!

Trong vụ việc này, cái "sai" thuộc về nhiều phía. Trước hết là sai phạm của chủ hàng, người có ý định gian lận về bảo hiểm, bà Phạm Hồng Thu - GĐ công ty Việt Thái Phong và chồng bà là  ông Hải - GĐ công ty Taifun( công ty mua 16000 kg tôm để vận chuyển từ cảng TPHCM sang Hamburg mà không mua bảo hiểm). Để hợp thức hóa việc được bồi thường 3.8 tỷ, ông Hải đã chủ mưu việc để vợ mình mua bảo hiểm đúng ngày tàu bị cháy.  Vợ chồng họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước tiên.

Tiếp theo là PJICO TPHCM, đơn vị đồng ý bán bảo hiểm cho lô hàng là trái với nguyên tắc bảo hiểm. Trong trường hợp này, bán bảo hiểm khi sự việc đã xảy ra là hoàn toàn trái luật. PJICO TPHCM sẽ phải chịu trách nhiệm.

Sai lầm này được "hợp thức hóa" bởi TGĐ Trần Nghĩa Vinh và Phó TGĐ Hồ Mạnh Quân. Hai người chấp nhận việc PJICO sẽ trả tiền đền bù nếu nhận 50% hoa hồng. Nếu giữ được mình, họ sẽ từ chối không phê chuẩn, không chấp nhận việc bà Thu mua bảo hiểm của PJICO TPHCM thì sự việc đáng tiếc sẽ không xảy ra. Việc 2 ông đòi hưởng mức hoa hồng 50% (1.9 tỷ) là việc làm sai trái, trái pháp luật, trái đạo đức kinh doanh.

Đây là bài học cho các TGĐ trong các DN lớn của nhà nước. Qua đó càng thấy  trong các Tổng công ty của nhà nước cần có luật sư trưởng, cần có Ban pháp chế. Họ phải có quyền lực để thổi còi, đồng thời rà soát lại tính hợp pháp của tất cả các hợp đồng bảo hiểm, các khoản tiền xuất ra bồi thường có đúng luật không? Nếu không đúng luật thì phải được quyền chặn đứng lại việc làm sai trái.

Với PJICO, 90% cổ phần thuộc các tổng công ty lớn của nhà nước, nên vốn cơ bản là của nhà nước. Việc  1 - 2 cá nhân ở vai trò cao nhất đã cố ý làm sai để lấy tiền công bỏ vào túi mình là hành động tham nhũng. Khi chỉ một vài cá nhân trong ban lãnh đạo có quyền quyết định, sự việc sẽ chỉ trong một vòng khép kín, thiếu tính minh bạch, dễ phát sinh những sai phạm, tiêu cực.

Nếu xử lý, không thể chỉ xử lý ông Vinh và ông Quân mà cả những người chủ mưu đưa hối lộ cùng cần bị khởi tố. Đã đem ra công lý thì phải xét xử công bằng, không thể chỉ để mình PJICO gánh chịu hậu quả.

Sự kiện qua các báo:

Tuổi trẻ: Vụ PJICO: Vì sao Trần Nghĩa Vinh, Hồ Mạnh Quân bị bắt?

Tuổi trẻ: Tổng giám đốc PJICO bị bắt về tội nhận hối lộ+

Người lao động: Vụ PJICO: Vì sao Trần Nghĩa Vinh, Hồ Mạnh Quân bị bắt?

Thanh niên Những bí ẩn trong vụ chạy bảo hiểm ở Pjico

Sài Gòn Giải Phóng: Bắt Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bảo hiểm PJICO

Lao động: Hậu quả của việc bổ nhiệm "ép" cán bộ?

Lao động: Bắt khẩn cấp lãnh đạo Công ty cổ phần Pjico

Tiền phong: TGĐ và Phó TGĐ Pjico bị bắt, vì sao?

Tiền phong: Bắt khẩn cấp TGĐ và Phó TGĐ công ty PJICO

,
,