,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
728090
Google sẽ đi theo hướng nào?
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Google sẽ đi theo hướng nào?

Cập nhật lúc 10:27, Thứ Bảy, 05/11/2005 (GMT+7)
,

Google thật giàu. Rất giàu. Sau hai lần bán cổ phiếu, công ty đã có 7,6 tỷ đôla tiền mặt trong ngân hàng, và một giá trị thị trường chứng khoán hơn 54 tỷ đôla.

9 tháng đầu năm nay, Google kiếm được 1,5 tỷ đôla trước thuế.

Soạn: AM 609411 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Hai nhà sáng lập của Google, Larry và Sergey, có những hoài bão mang tính toàn cầu.

Công nghệ của Google có thể dựa trên các thuật toán phức tạp, nhưng bí quyết thành công của nó lại thật đơn giản: Cung cấp công cụ tìm kiếm tốt nhất trong thế giới kỹ thuật số, và dùng kết quả đó để ban những quảng cáo được lựa chọn kỹ sao cho phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

Máy tính tiền Google

Cách đây không lâu,, quảng cáo trên mạng còn được coi là một điều khó chịu và đang ngày một suy thoái. Tuy nhiên, những quảng cáo của Google lại tìm được sự cân bằng giữa tính hữu ích và sự không gây khó chịu.

Nếu bạn đánh từ khóa "France holiday hotels" (Khách sạn du lịch tại Pháp) vào Google, trang kết quả tìm kiếm của bạn sẽ có những đường dẫn vào trang web của các nhà tài trợ, nhưng điều đáng nói là đó lại là những quảng cáo về chính những gì bạn đang tìm kiếm.

Nếu bạn nhấn chuột vào một trong những link đó thì 'máy tính tiền của Google' - theo các nhà phân tích, Google thu 50 xu Mỹ cho mỗi lần nhấn chuột đó. Google thu phí đắt hơn đối với một số từ khóa nhất định.

Hầu hết số tiền Google kiếm được là từ chính trang web của công ty, nhưng một phần cũng được tạo ra từ trang web của các công ty đối tác như AOL khi AOL đăng các link được tài trợ của Google trên trang của mình.

Giám đốc điều hành Google, Eric Schmidt nhận xét: "Quảng cáo thực ra có giá trị nếu bạn có thể tìm được và đăng đúng lúc."

Google ở khắp mọi nơi

Nhưng ngoài quảng cáo ra, Google còn làm gì nữa? Công ty này vẫn nổi tiếng là rất kín tiếng về kế hoạch của mình. Các nhà quan sát buộc phải đánh giá chiến lược của Google bằng việc phân tích một loạt các dịch vụ và công cụ mà công ty này đưa ra trong vòng vài năm qua.

Trong số các dịch vụ đó có: điện thoại Internet Google Talk, dịch vụ so sách giá Froogle, bản đồ, hình ảnh vệ tinh, báo động tự động, dịch trực tuyến và các dịch vụ tìm kiếm đặc biệt dành cho hình ảnh, video, thông tin địa phương v.v...

Công ty này cũng đang tiến hành tạo ra một hệ thống thanh toán trực tuyến, và liên kết gần đây với Sun Microsystems có thể sẽ đưa Google vào thị trường phần mềm văn phòng miễn phí.

Chẳng khó khăn gì người ta có thể nhận thấy tất cả những điều này đang hình thành một cấu trúc khép kín mới. Rõ ràng, hoài bão mở ra quốc tế của Google chẳng kém về quy mô.

Cho đến nay, các dịch vụ của Google được thực hiện trên 109 ngôn ngữ, và hầu hết các nước trên thế giới đều có một trang Google riêng của mình.

Nikesh Arora, một thành viên hội đồng quản trị Google nói: "Cách đây ba năm rưỡi, chúng tôi không tồn tại ở châu Âu, chúng tôi chỉ có một người ở California chuyên trách về mảng châu Âu."

Tuy nhiên, theo ông, "Google vẫn chưa hoàn toàn hài lòng với tốc độc tăng trưởng trên thị trường quốc tế của các sản phẩm." Vậy Google có muốn trở thành một Microsoft nữa hay không? Ông Arora không cho là như vậy.

Theo ông, Google sẽ chỉ trung thành với tôn chỉ do hai nhà đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin đưa ra: "Tổ chức các thông tin của thế giới và làm cho chúng có thể truy cập trên toàn cầu và hữu hiệu."

Còn nữa - và "không làm những điều sai trái."

Phát triển, hay mất định hướng?
 
Vậy sẽ mất bao lâu, Google mới giải quyết xong thông tin của cả thế giới? "Ba trăm năm," tổng giám đốc Eric Schmidt nói.

Vậy thế trọng tâm của Google là gì? Tại sao Google lại tìm đến quá nhiều công cụ phong phú như vậy trong khi các giao diện lại không hề giống nhau?

Ông Arora công nhận rằng hiện "không phải mọi thứ đều đã liên kết chặt chẽ với nhau," nhưng ông tin rằng "dần dần chúng tôi sẽ liên kết chúng lại." Theo ông, mọi công cụ của Google chỉ có hai mục đích. Chúng giúp người sử dụng:

- Tìm kiếm và tổ chức các thông tin sẵn có, và
- Cho phép họ chia sẻ thông tin.

(Theo BBC)

,
,