TP.HCM gỡ bỏ bảng giá xe "Chất lượng cao"
17:49' 05/03/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Chiều qua (4/3), ông Đỗ Tiến Lực, Phó Giám đốc Sở GTCC TP.HCM đã chỉ đạo Giám đốc các bến xe miền Đông, miền Tây, ngã tư Ga (An Sương) phải gỡ bỏ ngay bảng giá xe khách "Chất lượng cao" hiện có tại các bến xe này.

Xe dù dán logo CLC. (Ảnh: Trần Duy).

Vào năm 1993, khi phần lớn các phương tiện vận tải đều cũ nát, nhà nước đã khuyến khích các DN  đầu tư phương tiện mới bằng cách cho phép dán mác xe "Chất lượng cao" (CLC) và cho thu phí cao hơn so với dịch vụ xe thường. Ở thời điểm trên, quyết định đó là rất đúng đắn. Trải qua 10 năm, các phương tiện được gọi là "Chất lượng cao" khi xưa đã xuống cấp, chất lượng không đảm bảo, tuy vậy vẫn bán vé với giá đắt hơn xe bình thường.

 

Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có 9 tuyến xe chất lượng cao đi Hải Phòng, Quy Nhơn (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên), Nha Trang (Khánh Hòa), Buôn Mê Thuột (Đắc Lắc), Gia Lai, Pleiku (Gia Lai), Kontum và Vũng Tàu, mỗi ngày có hàng trăm xe xuất bến từ Bến xe Miền Đông.

Theo ông Lực, loại xe được gọi là CLC cũng chỉ tương đương với xe loại 2, 3 hiện nay. Theo cách phân loại đã được hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải năm 2001, các phương tiện tham gia vận tải khách liên tỉnh được chia thành 3 loại (tương ứng với 3 giá vé). Trong đó, loại 1 là loại xe được coi là chất lượng tốt nhất; nếu có thêm CLC có nghĩa là chất lượng, tiền vé của dịch vụ này trên cả loại 1.Việc duy trì hình thức dán mác như hiện nay gây thiệt hại cho hành khách, vì giá vé không tương xứng với chất lượng phục vụ của dịch vụ.

Xe dù dán logo CLC đang ém quân bắt khách tại cây xăng gần ngã tư Hàng Xanh (TP.HCM) (Ảnh: Trần Duy).

Được biết, có khá nhiều tuyến xe khách CLC được lập ra là do quyết định của Cục đường bộ Việt Nam. Cục cũng làm nhiệm vụ  quản lý, xét duyệt, dán mác xe CLC. Đến thời điểm hiện nay, việc dán mác không những không phù hợp, mà còn gây khó khăn cho công tác quản lý của ngành.

Theo phân cấp quản lý như hiện nay, xe khách chạy trên tuyến đường có chiều dài từ 300km trở xuống thuộc quyền quản lý của Sở. Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù tuyến TP.HCM - Vũng Tàu chỉ khoảng 120km, nhưng những xe lưu thông trên tuyến nếu có dán mác CLC, vẫn không chịu sự quản lý của Sở GTCC TP.HCM; gây khó khăn trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với những xe này. Một số chủ xe còn  lợi dụng chủ trương trên, dán mác xe CLC nhưng thực chất là xe dù, gây khó khăn cho công tác chống xe dù, bến cóc trên địa bàn thành phố trong thời gian qua và sắp tới.

  • Trần Duy

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Khi nào máy kéo trở về làng? (04/03/2004)
Triển lãm ngành nhựa và cao su quốc tế tại Thái Lan (04/03/2004)
Quảng Nam: Cấp giấy phép đầu tư nước ngoài trong 24 giờ (03/03/2004)
Công nghiệp tỉnh Bình Dương tăng trưởng cao nhất nước (01/03/2004)
Phát miễn phí 20.000 sơ đồ các tuyến xe buýt (27/02/2004)
Cần tuyển dụng 25.000 lao động trong năm nay (27/02/2004)
Triển lãm quốc tế về công nghệ đóng tàu. (27/02/2004)
VDC giảm cước dịch vụ Internet (25/02/2004)
Đà Nẵng: Hai dự án FDI đầu tiên năm 2004 đầu tư vào KCN (24/02/2004)
Khách của VN Airlines được sử dụng chuyến bay của Air France và ngược lại (23/02/2004)
Hỗ trợ 200 tỷ đồng phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực (19/02/2004)
Ra mắt công ty bảo hiểm tư nhân đầu tiên (19/02/2004)
Sẽ trở thành tập đoàn tài chính - bảo hiểm hàng đầu VN ? (17/02/2004)
Nghiên cứu xây dựng "Khu thử nghiệm ô tô, xe máy quốc gia" (12/02/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang