221
5101
Chính sách
chinhsach
/kinhte/chinhsach/
903826
Hà Nội: Khu vực bắc sông Hồng sẽ ''hút'' vốn đầu tư
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Hà Nội: Khu vực bắc sông Hồng sẽ ''hút'' vốn đầu tư
,

(VietNamNet) - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Đỗ Hoàng Ân vừa cho biết, Thành phố sẽ sớm công khai quy hoạch khu vực bắc sông Hồng làm cơ sở ''hút'' các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước (ODA và FDI).

Đề án chỉnh trị sông Hồng hiện Hà Nội đang hợp tác với Hàn Quốc nghiên cứu. (Ảnh tư liệu)

Theo đó, Thành phố sẽ ''quyết liệt'' trong việc chỉ đạo công tác quy hoạch phải ''đi trước một bước''. Đồng thời, để đạt mục tiêu thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, tiến tới Thành phố sẽ thực hiện cơ chế ''một đầu mối'' trong quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại. Các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, khung giá đất, cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng... sẽ được rà soát toàn diện và sửa đổi ngay để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

Cũng theo Phó Chủ tịch, các dự án ODA thường có khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn. Vì vậy, Thành phố xin phép Chính phủ cho ứng vốn đối ứng để giải phóng mặt bằng trước, tạo điều kiện rút ngắn thời gian xây dựng.

Về phía Thành phố, các sở, ban, ngành chuyên môn sẽ chủ động chuẩn bị chi tiết nội dung các dự án và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nhà tài trợ, các tổ chức tài chính quan trọng để thu hút và kêu gọi các dự án ODA lớn vào Hà Nội ''gối đầu'' ngay cho giai đoạn đang thực hiện hoặc sắp kết thúc.

Trước đó, trong một diễn biến khác, làm việc với Ban chuyên trách dự án sông Hồng và Trưởng đại diện đơn vị tư vấn Hàn Quốc cuối tháng 1/2007, Phó Chủ tịch Đỗ Hoàng Ân đã thống nhất về nguyên tắc tiến độ dự án ''Hợp tác lập quy hoạch phát triển khu vực sông Hồng, đoạn qua Hà Nội'' và yêu cầu các đơn vị khẩn trương nghiên cứu, lập quy hoạch. Theo đó, tháng 3/2007 Ban chuyên trách sẽ phải báo cáo giữa kỳ, song song với việc tổ chức triển lãm để lấy ý kiến rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân về dự án; tháng 11/2007 hoàn thành báo cáo cuối kỳ.

Dự án ''Hợp tác lập quy hoạch phát triển khu vực sông Hồng, đoạn qua Hà Nội'' cần nhanh chóng khẳng định hành lang thoát lũ trên cơ sở phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kế thừa các nghiên cứu trước. Phó Chủ tịch nhấn mạnh: ''Đây là phần việc phải được ưu tiên, tập trung giải quyết trước, hoàn thành để báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn''.

Bên cạnh đó, Thành phố Hà Nội cũng đề nghị các cơ quan của Chính phủ xem xét, phối hợp với các nhà tài trợ để tiếp tục hài hoà thủ tục một cách tích cực hơn nữa nhằm giảm bớt sự khác nhau về thủ tục, giúp các dự án ODA nói chung triển khai thuận lợi. Trong đó, chú trọng nhất là giải quyết các vướng mắc về thủ tục lập, phê duyệt dự án, đấu thầu, thủ tục thanh toán... là nguyên nhân gây tốn thời gian, ảnh hưởng tiến độ các dự án nói chung.

Được biết, năm 2006, Hà Nội có 3 dự án ODA kết thúc, 4 dự án ODA đã được phê duyệt và 1 dự án chậm phê duyệt. Cũng trong năm 2006 vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã đàm phán, ký kết 3 điều ước quốc tế cụ thể về ODA với tổng giá trị vốn ODA ký kết là 16.089.695 triệu đồng (trong đó, vốn ODA là 9.973.475 triệu đồng và vốn đối ứng là 6.116.220 triệu đồng). Nguồn vốn ODA thời gian qua tập trung chính vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và hạ tầng xã hội Thủ đô.

3 dự án ODA lớn của Hà Nội (trong đó có các tiểu dự án, dự án thành phần) kết thúc vào năm 2006 gồm: Dự án Cấp nước 1A (1999-2005) vay tín dụng WB, Nhà máy cấp nước Bắc Thăng Long-Vân Trì (JBIC), Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I (1996-2006) vay vốn JBIC (Nhật Bản), Dự án Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị (1999-2005) vay tín dụng WB, Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn I (1999-2008) vay tín dụng JBIC, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long-Vân Trì (1999-2007) vay tín dụng JBIC...

  • Tràng An Nguyễn

>>Đề án chỉnh trị Sông Hồng “trùng hợp” ý tưởng?
>>Khởi động dự án "Thành phố sông Hồng"

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,