221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1316267
Ngân hàng cổ phần đang đổi chiến lược
1
Article
null
Ngân hàng cổ phần đang đổi chiến lược
,

Sau khủng hoảng kinh tế, các ngân hàng quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo nhưng sự đổi mới mạnh mẽ lại ở ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP). 
 

Xung quanh vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) - một trong những ngân hàng TMCP ra đời sớm nhất tại Việt Nam.

VPBank-TGD1.jpg
Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc VPBank.

- Thưa ông, trong giai đoạn hiện nay, xu hướng phát triển của khối ngân hàng cổ phần là gì ?

Ông Nguyễn Hưng: Theo tôi, những vấn đề được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm nhất trong giai đoạn này là quản lý rủi ro, làm mới hình ảnh, triển khai các sản phẩm sử dụng công nghệ cao…
 
 VPBank là một ví dụ, với nền tảng hạ tầng hiện đại, mạng lưới rộng, thương hiệu được biết đến, đặc biệt là đã ứng dụng thành công hệ thống ngân hàng lõi (core banking) từ nhiều năm nay và có mức lợi nhuận khả quan chính là cơ sở để chúng tôi tự tin cạnh tranh với các đối thủ bằng các dịch vụ ngân hàng tiên tiến, chất lượng cao mà lâu nay vẫn đang là ưu thế của các ngân hàng ngoại

- Nhưng rõ ràng việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng hiện đại, vốn là khó khăn với các ngân hàng nội?
 
Ông  Nguyễn Hưng: Đúng vậy, cách đây vài năm, vấn đề này là có thật. Nhưng nay đã khác, các ngân hàng TMCP ở Việt Nam ngày càng lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh không chỉ với các ngân hàng ngoại mà ngay cả các ngân hàng quốc doanh trong nước. Nếu như trước kia, một số dịch vụ ngân hàng cao cấp dựa trên hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin hiện đại chỉ được cung cấp bởi các định chế tài chính có tiềm lực trên thế giới thì nay đã khác, các ngân hàng nội thừa khả năng làm điều này. Thậm chí, ở một số nhà băng, với hạ tầng tiên tiến, họ còn làm tốt hơn mong đợi.
VPBank-HO1.jpg
Trụ sở chính của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank, số 8 Lê Thái Tổ, nằm ở trung tâm của thủ đô.

-Vậy còn quản lý rủi ro đang được quan tâm như thế nào, thưa ông ? 

Ông Nguyễn Hưng: Cùng với việc nhanh chóng cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng, quản lý rủi ro đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến các nước châu Á, các tổ chức tín dụng buộc phải tăng cường công tác quản trị rủi ro để hoạt động ổn định và phát triển. Một số ngân hàng cổ phần ở Việt Nam đã chủ động khởi xướng và triển khai các biện pháp quản lý rủi ro theo chuẩn quốc tế, phục vụ định hướng phát triển của mình, chứ không phải chỉ để đáp ứng việc tuân thủ các quy định của các cơ quản quản lý nhà nước. Đây là một điều rất quan trọng giúp các ngân hàng đứng vững trước các biến cố tài chính trong nước cũng như khu vực.

- Có thể thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều có sự thay đổi chiến lược nhất định. Điều gì đang xảy ra ở VPBank, thưa ông ?

Ông Nguyễn Hưng: Hiệu quả hoạt động vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với các tổ chức tín dụng cổ phần ở Việt Nam trong giai đoạn này. Thay đổi nhận diện, định vị lại thương hiệu, chuyển đổi lĩnh vực, mục tiêu hoạt động… là những vấn đề mà các ngân hàng TMCP ở Việt Nam đang thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
 
 VPBank cũng không là ngoại lệ, sau 17 năm hoạt động, với nhiều giai đoạn khác nhau, cái tên Ngân hàng TMCP các DN ngoài quốc doanh không còn phù hợp cho những mục tiêu, chiến lược và hướng phát triển dài hạn của VPBank. Chính vì vậy, để xây dựng hình ảnh một ngân hàng mới, hiện đại, năng động và hiệu quả, các cổ đông của Ngân hàng đã quyết định tái định vị thương hiệu VPBank bằng việc đổi tên thành Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, với mong muốn đóng góp vào sự Thịnh vượng chung của cả cộng đồng. Với sự đổi mới này, VPBank muốn nhằm đến mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng sự chuyên nghiệp, tác phong tận tụy, dịch vụ khác biệt – vốn là những thế mạnh riêng của VPBank.

Ngoài ra, cùng với việc đổi tên, chúng tôi cũng đang tiến hành những thay đổi quan trọng về chiến lược cũng như chính sách hoạt động nhằm mở rộng quy mô, tăng tính hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo chất lượng tín dụng, qua đó góp phần nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

 
-Ông có nhận định gì về thị trường tài chính ngân hàng và sự phát triển trong ngắn hạn của VPBank ?
Ông Nguyễn Hưng: Hiện chúng tôi đang có lợi thế khá lớn: có thương hiệu tốt, hạ tầng được đầu tư qua nhiều năm đã vào giai đoạn khai thác hiệu quả, đội ngũ nhân sự mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ và đặc biệt đã tạo được niềm tin với khách hàng trong gần 20 năm hoạt động. Chính vì vậy, tôi tin tưởng rằng VPBank sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới.


-Xin cảm ơn ông!

  • Anh Vũ
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,