221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1299446
Khẩn thiết đề nghị tăng giá điện thêm 50%
0
Article
null
Khẩn thiết đề nghị tăng giá điện thêm 50%
,

- Nếu không tăng giá điện thì các công trình điện trong Qui hoạch 6, Qui hoạch 7 sắp tới sẽ khó thành công. Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã kiến nghị tới Thủ tướng cần tăng giá điện từ 5 cent/kWh hiện hành lên mức 8cent/kWh và xoá bỏ giá điện bậc thang.

TIN LIÊN QUAN

Đề nghị áp dụng mức giá 8cent/kWh vào năm 2011

Theo bản kiến nghị này, Hiệp hội năng lượng Việt Nam (VEA) đã đề xuất hai loại giá điện. Thứ nhất là, giá điện có hỗ trợ của Nhà nước (50kWh đầu tiên). Nhà nước thiết lập một mức giá bán hợp lý (thấp hơn giá thị trường để bán cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, cán bộ hưu trí, cán bộ công nhân viên hưởng lương không có thu nhập khác và học sinh, sinh viên…

Mô tả ảnh.
Giá điện thấp gây khó khăn cho đầu tư vào ngành điện (ảnh: theo hanoipc)

Thứ hai là giá điện theo thị trường. Các hộ sử dụng điện có mức sống trung bình trở lên áp dụng giá bán điện theo thị trường (mức giá 7-8 cent/kWh).

Song hành với cơ chế giá điện này, Hiệp hội năng lượng cho rằng, cần thành lập 1 tổng công ty quản lý giá điện cho hộ nghèo và giá điện phục vụ công ích xã hội và trực thuộc EVN.

VEA cho rằng, sau một thời gian áp dụng trong thực tiễn, bảng giá điện bậc thang đã bộc lộ những bất cập, bởi 50 kWh đầu tiên không chỉ người nghèo, các hộ chính sách được hưởng mà cả người có thu nhập cao, kể cả người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam cũng hưởng lợi từ cơ chế giá này, gây lãng phí trong sử dụng điện.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đặt ra, kể từ năm 2011, Chính phủ cần phải tăng giá điện ở mức 8 cent /kWh mặc dù, mức giá này vẫn thấp hơn giá điện trong khu vực, với cơ cấu giá nhiên liệu đầu vào ở mức 100 USD/tấn than như hiện nay).

Đồng thời, Chính phủ cần điều chỉnh giá khí bán cho điện theo biến động của giá dầu; giá than bán cho điện, cũng như các hộ xi măng, giấy, phân bón… ở mức thấp hơn giá xuất khẩu (tối đa là 10%) trong năm 2011.

Đây là giải pháp duy nhất để khắc phục lâu dài tình trạng thiếu vốn cho ngành năng lượng. Theo VEA, các tập đoàn năng lượng Việt Nam hiện nay đều đang phải bán các sản phẩm của mình chưa theo đúng cơ chế thị trường.

Tăng giá để gỡ khó cho bài toán vốn
Các Tập đoàn này cho rằng, trong nhiều năm qua Việt Nam duy trì giá điện quá thấp (dưới 5 cent/kWh) và không theo đúng quy luật thị trường, nên không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành điện.

Còn các tập đoàn kinh tế trong nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn than- Khoáng sản (TKV), Tổng công ty Sông Đà kinh doanh điện năng với tỷ suất lợi nhuận quá thấp không đủ cân bằng tài chính cho tái đầu tư, kể cả việc vay vốn cũng rất khó khăn.

Theo VEA phân tích, giá bán điện thấp, nên hiệu quả hoạt động của các nhà máy điện của EVN, tỷ suất lợi nhuận quá thấp giao động từ 2 - 3%/năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, điện sản xuất của EVN là 27,59 tỷ kWh (chiếm tỷ trọng 60%), mua các nguồn ngoài (kể cả nhập khẩu từ Trung Quốc) là 18,36 tỷ kWh (chiếm tỷ trọng 40%), với giá từ 990,1- 1.158,4 VNĐ/kWh.

Sau khi cộng thêm chi phí truyền tải, phân phối, phụ trợ năm 2010 là 315,7 VNĐ/kWh, so với giá bán lẻ điện bình quân năm 2010 là 1.058 VNĐ/kWh, thì trong 6 tháng đầu năm 2010 EVN đã lỗ trên 3.000 tỷ đồng.

Đối với các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà đầu tư cũng gặp rất nhiều khó khăn tỷ giá ngoại tệ tăng cao.

Ví dụ, khi Sông Đà ký hợp đồng mua bán điện với EVN với giá 3,9 cent/kWh, tỷ giá bình quân là 16.710 VNĐ/USD, nhưng đến nay tỷ giá khoảng 19.100 VNĐ/USD, thì giá điện chỉ tương đương 3,3 cent/kWh. Theo đó, 1 kWh đã mất đi 0,6 cent/kWh (tương đương 114,6 VNĐ).

Bên cạnh đó là chênh lệch thuế tài nguyên, trên cơ sở giá bán điện theo hợp đồng đã ký với EVN và giá điện theo các quyết định của Bộ Tài chính, chênh lệch tới 8,12 VNĐ/kWh. Cộng các chi phí bảo dưỡng, tiền lương…,1 kWh bán cho EVN, Tập đoàn Sông Đà mất đi khoảng 1,1 cent, vì giá điện thực tế chỉ còn 2,2 cent/kWh.

VEA cảnh báo, nếu chúng ta không điều chỉnh giá điện hợp lý, thì các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VI, và Quy hoạch điện VII đang lập cũng khó có thể thành công.

Bởi thực tế lợi nhuận có được hàng năm của EVN không đáp ứng được 1/3 nhu cầu đầu tư vào các dự án.

Với các tập đoàn như PVN, TKV, Sông Đà… có các dự án nguồn điện sẽ đưa vào vận hành kể từ sau năm 2012 sẽ không biết lấy từ nguồn nào để bù lỗ, bởi các dự án nguồn điện này đang đầu tư với suất đầu tư 1.350~1.450 USD/kW, trong đó có nhiều dự án sử dụng nguồn than nhập khẩu từ nước ngoài với giá rất cao.

Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, nguồn vốn vay từ quốc tế cho đầu tư phát triển năng lượng như một sự lựa chọn bắt buộc, nhưng nếu giá điện ở mức 5 cent/kWh sẽ khó thu hút các nhà đầu tư, bởi mức giá có lãi phải từ 7-8 USc/kWh.

Giá điện thấp còn là rào cản không kích thích đầu tư vào ngành điện. Trong hơn một thập kỷ qua (từ năm 1997 đến nay) nước ta không có thêm một dự án BOT nước ngoài nào đầu tư.

Theo Quy hoạch điện VI có 11 dự án đầu tư theo hình thức này, nhưng chủ đầu tư chào giá rất cao so với giá bán lẻ điện hiện hành (5,7-5,8 cent/kWh), nên việc đàm phán mua điện gặp rất nhiều khó khăn.

Kết quả là đến nay chúng ta mới thoả thuận về nguyên tắc hợp đồng mua điện ở 2 dự án BOT là Mông Dương 2 và Hải Dương. Hai dự án này sẽ đưa vào vận hành giai đoạn thị trường phát điện cạnh tranh.

Ngoài kiến nghị về giá điện, VEA còn đề nghị Chính phủ tăng giá than cho điện, giá khí theo đúng thị trường, cũng nhằm gỡ khó bài toán vốn cho TKV và PVN.

  • Phạm Huyền

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,