"Xé lẻ EVN sẽ khó.. vay vốn làm điện"

Cập nhật lúc 17:37, 19/07/2010 (GMT+7)

- Nếu công ty mua bán điện duy nhất vẫn thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì bản thân EVN cũng cảm thấy khó xoay xở trong cơ chế hiện nay, Chủ tịch HĐQT EVN, ông Đào Văn Hưng chia sẻ.

TIN LIÊN QUAN

Sáng nay, 19/7, bên lề cuộc hội thảo về hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin cho thị trường điện cạnh tranh, ông Đào Văn Hưng đã chia sẻ với báo chí về những vướng mắc trong cơ cấu ngành điện hiện nay.

Xé lẻ EVN chưa chắc đã đủ điện

PV: Thưa ông, có ý kiến cho rằng, EVN không nên nắm giữ khâu phát điện khi mà, công ty mua bán điện duy nhất đang thuộc EVN?

Mô tả ảnh.
Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam (ảnh: Phạm Huyền)

Theo tôi, quan trọng không phải là việc khâu phát điện có thuộc EVN hay nằm ngoài EVN, mà việc quan trọng là có huy động được vốn đầu tư để làm điện hay không?

Các tập đoàn, tổng công ty lớn nhận vài dự án điện, hiện cũng đang rất khó khăn để tìm nguồn vốn. Trước đây, Chính phủ đã giao cho một tổng công ty rất lớn để làm nhiệt điện Vũng Áng, thế rồi 3 năm liền không làm xong, Chính phủ đã phải chuyển dự án này sang nhà đầu tư khác.

Bản thân EVN trong 3 năm vừa rồi, không khởi công được nhà máy nào cũng vì không vay được vốn. Năm nay, cần có 140.000 tỷ đồng, tìm được nơi cho vay thì lại không có vốn đối ứng. Rốt cục, Chính phủ đã phải chỉ đạo các bộ cho EVN vay từ nguồn ngân sách.

Bây giờ, nếu xé lẻ EVN ra, một công ty nhỏ, mới thành lập đi vay vốn, người ta hỏi tổng tài sản giá trị bao nhiêu, không nói được.. thì làm sao cho vay được? Cái tôi lo nhất là xé lẻ rồi thì các công ty phát điện có đủ năng lực tài chính không? Trong khi, năm 2012, nguy cơ thiếu điện còn nặng hơn.

Mô tả ảnh.
Trong thị trường điện, khâu truyền tải sẽ thuộc Nhà nước (ảnh: theo evnhanoi)

Chúng tôi cũng đã đề xuất Chính phủ cho 1 công ty phát điện tách ra khỏi EVN, giao cho vài dự án điện làm. Sau 1-2 năm, thì đánh giá, nếu thành công thì mới nên tách hết các nhà máy phát điện ra khỏi EVN.

Nói vậy, không phải chúng tôi muốn giữ công ty phát điện để Tập đoàn mạnh lên, mà là, giữ để có đủ điện. Việc này do Chính phủ quyết nhưng tôi mong là Chính phủ cần xem xét thận trọng.

PV: Vậy, trong tương lai, khi vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thì những nhà máy thuộc EVN liệu có được huy động công bằng với nhà máy ngoài EVN?

- Khi đã ra thị trường phát điện cạnh tranh thì tất cả các nhà máy thuộc EVN cũng phải ra chào giá cạnh tranh trên thị trường. Cơ quan vận hành hệ thống điện sẽ chọn huy động nhà may theo mức giá chào từ thấp đến cao.

Nếu nhu cầu phụ tải tăng cao, nhà máy giá điện cao sau cùng mới được huy động. Còn nếu phụ tải không cao, thì nhà máy đó sẽ phải đóng cửa chờ phiên giao dịch sau.

Mọi thông tin này được công khai trên thị trường. Đó là điểm ưu việt nhất của thị trường điện.

EVN cũng không muốn "ôm" công ty mua bán điện

PV: Thưa ông, tại sao, chúng ta chưa thành lập nhiều các công ty mua bán điện ngay để đẩy sớm việc hình thành cạnh tranh?

- Đây là một vấn đề nặng về kỹ thuật. Nếu giai đoạn này, có nhiều công ty mua bán điện thì ngay bây giờ, sẽ dẫn tới cạnh tranh rất mạnh giữa các nhà máy phát điện, càng có giá thấp thì càng mua nhiều. Điều này sẽ dẫn tới khả năng bị quá tải các trạm biến áp, đường dây truyền tải điện.

Mô tả ảnh.
Tổng công ty truyền tải quốc gia đã thành lập hạch toán riêng (ảnh: theo Chinhphu)

Nếu vậy, sẽ phải tính toàn bộ chi phí cho các công ty mua điện về bán lại đảm bảo cân đối tài chính. Trên thế giới, đã có nhiều bài học kinh nghiệm về vấn đề này rồi, có nơi thành công, có nơi thất bại. Và nhiều nước cũng đang phải chọn mô hình công ty mua bán điện duy nhất.

PV: Tuy nhiên, vì công ty mua bán điện duy nhất lại thuộc EVN nên nhiều nhà đầu tư kêu khó đàm phán về giá với EVN. Ông nghĩ sao về điều này?

- Bản thân, công ty mua bán điện cũng gặp nhiều phản ứng từ phía nhà đầu tư vì họ không đạt

Tính đến 12/7/2010, EVN lỗ 5.400 tỷ đồng do việc huy động các nguồn điện giá cao trong lúc thiếu nguồn thủy điện.

Với khâu phát điện, hiện EVN chỉ còn chiếm 47% tổng công suất trên toàn hệ thống điện quốc gia, là các nguồn do EVN đầu tư 100% vốn.

Nếu cuối năm 2010, công ty nhiệt điện Phú Mỹ cổ phần hóa thành công thì EVN sẽ chỉ còn chiếm 40% tổng công suất nguồn.

Đến năm 2015, theo Tổng sơ đồ 6, EVN sẽ chỉ còn chiếm 37,5% công suất nguồn.

Với tỷ trọng thấp như vậy, EVN không còn giữ độc quyền trong phát điện như những năm 90 thế kỷ trước.

lợi nhuận tối đa.

Trong đàm phán giá mua bán điện, lợi ích của nhà đầu tư thường mâu thuẫn với lợi ích của người tiêu dùng. Bao giờ, nhà đầu tư cũng muốn lợi nhuận tối đa, còn công ty mua bán điện thì phải dựa vào tỷ suất lợi nhuận trần, hiện không được quá 15%.

Nếu công ty này đàm phán hời hợt sẽ có thể dẫn đến hợp đồng mua bán điện có lợi cho NĐT, thiệt cho người tiêu dùng.

Ví dụ như, với trên 190 hợp đồng mua bán điện đã ký với trên 150 nhà đầu tư, nếu không chặt chẽ, mỗi kWh lợi 0,5 cent thôi thì EVN sẽ phải trả thêm 4.500 tỷ đồng. Và mỗi hợp đồng kéo dài 25-30 năm thì số tiền người tiêu dùng trả thêm là 115.000 tỷ đồng, gấp đôi vốn đầu tư cho thủy điện Sơn La.

Chưa kể, có nhiều vấn đề nằm ngoài tầm giải quyết của công ty mua bán điện. Ví dụ, đó là việc thẩm định giá bán điện do nhà đầu tư đưa ra. Nếu chúng tôi không tin họ, có thể yêu cầu họ cung cấp thêm các tài liệu kỹ thuật tính toán giá thành. Dù thế, bản thân, chúng tôi cũng rất khó có căn cứ để kiểm chứng độ hợp lý của mức giá đó.

Hay như việc, nhà đầu tư có được đưa vào giá bán điện như tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng…, bản thân công ty mua bán điện và EVN không giải quyết được.

PV: Thưa ông, vậy tại sao, không tách công ty mua bán điện này ra khỏi EVN?

- Tôi cho rằng, cái gì có lợi thì chúng tôi ủng hộ và coi trọng ý kiến của người tiêu dùng. Chúng tôi không muốn duy trì một mô hình, một hoạt động mà lúc nào, dư luận cũng không đồng tình. Bản thân, mô hình công ty mua bán điện hiện nay thuộc EVN là mang tiếng độc quyền, hoạt động cũng gặp nhiều khó khăn.

Trước đây, chúng tôi trình Thủ tướng xin thành lập theo mô hình công ty cổ phần, gồm 4 nhà sản xuất điện và 3 nhà tiêu dùng điện lớn nhưng vấp phải phản ứng của dư luận, nên mô hình này cũng bị hủy bỏ.

Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, công ty này nên thuộc Nhà nước. Như thế, mọi vấn đề sẽ khách quan, minh bạch, xã hội đồng thuận hơn. Tôi cũng rất đồng tình nên để công ty này thuộc Nhà nước quản lý.

  • Phạm Huyền (ghi)

Các tin khác