221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1289889
“Tái cơ cấu để Vinashin giảm nợ, tăng vốn”
1
Article
null
“Tái cơ cấu để Vinashin giảm nợ, tăng vốn”
,

- Ngày 1/7/2010, 9 ngày khi Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) có Nghị quyết liên tịch của Đảng uỷ và Hội đồng quản trị để đề ra các biện pháp thực hiện việc tái cơ cấu tập đoàn này theo Quyết định trước đó của Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải chính thức lên tiếng về vấn đề này.

Thông cáo báo chí phát đi từ Bộ GTVT hôm nay (1/7) cho hay: những doanh nghiệp và dự án dở dang tại các ngành nghề không gắn với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính (là đóng tàu và công nghiệp phụ trợ): như vận tải biển, xây dựng các cảng và khu công nghiệp..., các công ty không thật cần thiết trong chiến lược phát triển của Tập đoàn mà trong điều kiện khó khăn hiện nay Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam chưa có điều kiện hoàn thiện thì chuyển cho các doanh nghiệp khác phù hợp và có điều kiện hơn để quản lý, đầu tư, khai thác có hiệu quả.

"Điều này cũng tạo điều kiện cho Tập đoàn giảm nợ và bổ sung nguồn vốn vào các dự án đóng tàu hiện nay”, người phát ngôn của Bộ GTVT, ông Nguyễn Văn Công khẳng định.

Thông cáo cũng thông tin thêm: "Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ giữa năm 2008 đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó nhiều ngân hàng bị phá sản, vận tải giảm sút nghiêm trọng... đã ảnh hưởng nặng nề đến Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam gây ra khó khăn về tài chính, không huy động được nguồn vốn vay nước ngoài, cam kết vốn của một số ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước bị huỷ... dẫn đến không đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án đầu tư đang thực hiện; mặt khác rất nhiều chủ tàu gặp khó khăn về tài chính (do các ngân hàng đã cam kết nhưng sau đó từ chối tài trợ) đã đề nghị huỷ hợp đồng, giãn tiến độ đóng tàu cũng như giãn thời gian thanh toán…;

Cộng với những nguyên nhân chủ quan như: đầu tư dàn trải, quản lý dự án, công nợ, dòng tiền... còn hạn chế, hệ thống quản lý có nhiều khâu chưa theo kịp và thích ứng nhanh với tình hình biến động khủng hoảng nên họat động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Tập đoàn rơi vào tình trạng rất khó khăn, phải khẩn trương, kiên quyết cơ cấu lại, cả về tổ chức sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính, với yêu cầu là: duy trì, phát triển ngành công nghiệp cơ khí đóng, sửa chữa tàu biển; khai thác sử dụng có hiệu quả các dự án, các năng lực sản xuất kinh doanh đã và đang đầu tư; không để ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Ngày 18/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 926/QĐ-TTg về việc tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Trong đó yêu cầu chuyển 12 công ty con của Vinashin về Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Việc chuyển giao này phải được hoàn tất trong quý ba năm nay.

Mô tả ảnh.
Tàu Hoa Sen, một trong những dự án thua lỗ của Vinashin

Để triển khai Quyết định này, ngày 21/6/2010, Bộ GTVT và Văn phòng Chính phủ đã có buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam . Bộ yêu cầu Tập đoàn phải duy trì hoạt động bình thường của các cơ sở mà Tập đoàn đang quản lý và chuyển giao ngay các cơ sở theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Một ngày sau đó (22/6), Vinashin đã ban hành Nghị quyết liên tịch của Đảng uỷ và Hội đồng quản trị để đề ra các biện pháp nhanh chóng thực hiện chủ trương trên.

Vinashin được thành lập năm 2006 theo Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mà tiền thân là Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, được thành lập từ năm 1996.

Các dự án của Vinashin chuyển về PVN gồm: Khu Công nghiệp tàu thủy Lai Vu (Hải Dương); Khu Công nghiệp tàu thủy Nghi Sơn (Thanh Hóa; Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch (Đồng Nai); Nhà máy đóng tàu Dung Quất; Khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp (Tiền Giang); Phần vốn góp của Tập đoàn Vinashin trong Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh ( Nam Định) và trong các dự án do Công ty làm chủ đầu tư.

Các đơn vị khác của Vinashin được điều chuyển về Vinalines gồm: Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà (Quảng Ninh); Cảng Vinashin Đình Vũ (Hải Phòng); Khu công nghiệp và nhà máy đóng tàu Hậu Giang; Cảng và nhà máy đóng tàu Năm Căn (Cà Mau); Công ty Vận tải Biển Đông;

  • Chí Hiếu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,