221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1279735
Bảo hiểm tiền gửi nên thuộc Ngân hàng NN hay độc lập?
0
Photo
null
Bảo hiểm tiền gửi nên thuộc Ngân hàng NN hay độc lập?
,

Chiều 19.5, VietNamNet đã thực hiện bàn tròn trực tuyến về “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ tài chính” với khách mời là các chuyên gia tài chính, các nhà lập pháp nổi tiếng và có uy tín của Việt Nam bao gồm TS. Cao Sỹ Kiêm, Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội, Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, TS. Đinh Xuân Thảo, Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW.

Mời độc giả nghe nội dung bàn tròn tại đây.

Bạn có tiền gửi trong ngân hàng? Bạn sẽ muốn gửi tài sản của mình vào những bàn tay tin cậy? Bạn có muốn tiền của bạn được sinh lãi và bảo đảm an toàn tuyệt đối, cho dù có xảy ra bất cứ biến cố nào?

Những mong muốn giản dị, tưởng như rất cá nhân ấy lại liên quan tới những chính sách vĩ mô của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) sử dụng dịch vụ tài chính nói chung và người gửi tiền nói riêng nhất là trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, kể cả những nền kinh tế mạnh số 1 thế giới như Mỹ, cộng đồng chung châu Âu cũng phải lao đao bởi cơn khủng hoảng và sự đổ vỡ của hàng loạt các tập đoàn kinh tế, các đại gia trong lĩnh vực ngân hàng tài chính thế giới.

Trực tuyến với các nhà lập pháp về bảo vệ người gửi tiền
Trực tuyến với các nhà lập pháp về bảo vệ người gửi tiền

Còn tại Việt Nam, ước tính khoảng 60-65% tổng lượng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng hiện nay là của người dân với số người gửi tiền lên tới hàng chục triệu người. Chính vì vậy, việc bảo vệ người gửi tiền là một vấn đề mang tính chất xã hội. Một trong những cách thức bảo vệ người gửi tiền là bảo vệ niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng vì niềm tin là một trong những yếu tố cốt lõi đối với sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng.

Một trong những nguyên nhân khủng hoảng tài chính năm vừa qua là do khủng hoảng về niềm tin. Nhiều nước trên thế giới đã phải bỏ rất nhiều tiền để khôi phục niềm tin và đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy người gửi tiền cần được bảo vệ bằng cơ chế và luật pháp để họ tin rằng mình đã được Nhà nước bảo vệ.

Việc sử dụng công cụ tài chính là bảo hiểm tiền gửi hiệu quả là một yếu tố quan trọng để xây dựng, củng cố và duy trì niềm tin của công chúng. Trong hơn 10 năm triển khai chính sách, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện tốt việc bảo vệ người gửi tiền, xây dựng và duy trì niềm tin công chúng đối với hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đây là một vấn đề mới ở Việt Nam vì vậy cần có sự trao đổi thấu đáo để hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi trong thời gian tới hướng tới việc bảo vệ tốt người gửi tiền, góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, đảm bảo an sinh xã hội.

Cũng thời điểm này, việc bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính nói chung và người gửi tiền nói riêng cũng được rất nhiều các Đại biểu Quốc hội, công chúng quan tâm thông qua việc thiết kế chính sách ngân hàng, tài chính quốc gia.

Toàn văn Bàn tròn Trực tuyến:

- MC Lê Khánh Duy: Gần đây vấn đề bảo vệ người tiêu dùng đang rất nóng và bức xúc. Hàng ngày chúng tôi nhận được rất nhiều những phản ánh của khách hàng về những bức xúc trong vấn đề bảo vệ người tiêu dùng đối với những sản phẩm trong nước cũng như sản phẩm nhập khẩu, trong đó có cả sử dụng dịch vụ tài chính. Ngay từ khi đưa lời dẫn thực hiện bàn tròn trực tuyến về vấn đề bảo hiểm tiền gửi – một trong những vấn đề bảo vệ người tiêu dùng còn rất mới mẻ trong lĩnh vực sử dụng dịch vụ tài chính, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm rất lớn của độc giả đối với vấn đề này.

Buổi hội thảo bàn tròn trực tuyến về vấn đề BHTG có ba khách mời chính: Ông Cao Sĩ Kiêm – Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia, Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tiến sĩ Võ Chí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương; Tiến sĩ Đinh Xuân Thảo - Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp.

Bảo hiểm tiền gửi bảo vệ NTD như thế nào?

- MC Lê Khánh Duy: Vấn đề bảo vệ Người tiêu dùng hiện nay trong đó có vấn đề bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính như thế nào?

- TS. Võ Trí Thành: Trước đây kinh tế Việt Nam quan tâm sản xuất kinh doanh nhiều hơn. Ngay việc Việt

TS.Võ Trí Thành

Nam đưa ra pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng, sự quan tâm của xã hội đối với người tiêu dùng để thấy rằng trong tư duy, cách suy nghĩ về bảo vệ quền lợi cho cuọc sống của công dân đã có sự thay đổi căn bản vì suy cho cùng bất kỳ sự phát triển nào, công cụ nào cũng nhằm đảm bảo đời sống. Trong đó phần tiêu dùng là rất quan trọng, ngày càng được cải thiện và có thể nói đây là tư duy dột phá trong quá trình đổi mới và cải cách của VN.

Thứ 2, trong bảo vệ người tiêu dùng có rất nhiều khía cạnh, trong đó việc tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ tài chính có ý nghĩa rất đặc biệt. Nhưng dịch vụ tài chính ngày càng trở nên phức tạp, đa dạng và không phải ai cũng có thể dễ hiểu được về dịch vụ này. Cho nên trong nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt, khi kinh tế chuyển đổi như VN, thì hiểu biết nó để tự mình bảo vệ mình, hoàn thiện công cụ pháp lý để bảo vệ cho mình là cả một câu chuyện phức tạp.

Ví dụ đơn giản: Nước Mỹ là nước có kinh nghiệm trong phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính thì ngay gần đây, sau cuộc khủng hỏang thì tổng thống Obama cũng phải đang xem xét lại luật pháp đối với cơ quan bảo vệ gắn liền với các dịch vụ tài chính. Đó là sự cấp thiết, quan trọng nhưng cũng rất phức tạp.

Tóm lại, đây thực sự là một cuộc cách mạng về tư duy, cách nhìn nhận trong sự phát triển. Hơn nữa, đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính là lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm, phức tạp. Thị trường phát triển ở trình độ cao thì việc hoàn thiện nó để cuối cùng thị trường tài chính ổn định, phát triển, trong đó từ phía người sản xuất kinh doanh, hộ gia đình thụ hưởng thành quả của sự phát triển thị trường tài chính là công việc rất phức tạp và không đơn giản. Nhưng chắc chắn dù muốn hay không thì mình cũng phải làm.

Sau đổi mới chúng ta đã có sự đổi mới tư duy quan trọng là chú ý đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, quá trình đổi mới cũng không thể nào đáp ứng hết những chất vấn, trăn trở của người dân. Chẳng hạn, Malaysia năm 1999 mới ra được luật bảo vệ người tiêu dùng nhưng ngay trong cái luật ấy, đối tượng họ xem xét cũng là tiêu dùng dịch vụ hàng hóa thông thường, không gắn với kinh doanh. Họ cũng loại bỏ những vấn đề liên quan đến sử dụng dịch vụ tài chính như chứng khoán, thị trường phái sinh, kỳ hạn…. Như vậy để thấy tính phức tạp, khó khăn trong việc xây dựng luật lệ, chưa nói đến chế tài hay thực thi.

Mô tả ảnh.

- TS. Đinh Xuân Thảo: Hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phát triển, nhưng mà điều chỉnh lĩnh vực đó đối với nước ta mới chỉ là pháp lệnh thôi. Xuất phát từ nhu cầu như anh Thành đã đặt ra thì Chính phủ đã xây dựng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sẽ đưa ra để trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp này và dự kiến sẽ thông qua vào kỳ họp cuối năm. Thế nhưng mà trong quyết định về dự án luật này cũng chỉ dừng lại ở nội dung hàng hóa dịch vụ thông thường như anh Thành nói, chứ cũng chưa đề cập đến lợi ích của người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ tài chính.


- TS. Cao Sỹ Kiêm:

Việc chưa có luật quy định về hoạt động bảo vệ người sử dụng dịch vụ tài chính là một

TS.Cao Sĩ Kiêm

vấn đề rất đáng phải quan tâm. Cần lưu ý là có hàng chục triệu người gửi tiền cần phải được bảo vệ bằng pháp luật trong khi hoạt động của một số ngân hàng có những dấu hiệu yếu kém. Vậy làm thế nào để bảo hiểm tiền gửi thực sự có ý nghĩa và hiệu quả?

Chúng ta không nên áp đặt người dân chọn sử dụng dịch vụ tài chính nào, điều quan trọng là phải tạo được lòng tin cho khách hàng. Đây không chỉ là điều quan tâm của những người làm BHTG mà của nhiều lĩnh vực khác. Chúng ta cần có một hệ thống chính sách minh bạch rõ ràng, an toàn mới có thể khiến người dân yên tâm. Để làm được điều đó chúng ta cần làm được 2 điều :

-Giữ giá trị đồng tiền ổn định

-Nâng trách nhiệm quản lý của các ngân hàng hệ thống

Cần thiết phải có Luật Bảo hiểm tiền gửi

- MC Lê Khánh Duy: Độc giả Lê Ngọc Dương (Hà Nội) hỏi “Hiện nay, tiền gửi của dân chỉ được "bảo hiểm" tối đa 50 triệu VND, nếu xảy ra sự cố, phần còn lại của khách hàng sẽ giải quyết thế nào"?

Mô tả ảnh.
TS.ĐInh Xuân Thảo trao đổi tại Bàn tròn trực tuyến

- TS. Cao Sỹ Kiêm: Bảo vệ lợi ích cho người sử dụng dịch vụ tài chính của chúng ta là mới. Nhận thức mới, luật lệ cũng chưa hòan chỉnh, rồi kinh nghiệm làm chưa có, thế nên quy định 50 triệu là quy định bước đầu để chúng ta tiếp cận dần và bảo vệ quyền lợi từng bước cho người sử dụng dịch vụ bảo hiểm. Và tôi chắc rằng khi có luật lệ hòan chỉnh, chúng ta có thêm kinh nghiệm và thực hiện nhuần nhuyễn hơn thì những cái này sẽ được điều chỉnh, giải quyết ngày càng sát hơn, đáp ứng đầy đủ hơn. Ví dụ, khi có sự cố xảy ra đối với người gửi tiền thì kinh nghiệm là chúng ta giải quyết cho đại đa số trước, sau đó dần dần giải quyết đến cho từng cá nhân.

- Võ Chí Thành: Thực ra, trên thế giới, quy mô BHTG có 2 xu hướng rõ ràng: 1 xu hướng là nâng mức BHTG lên mức để đủ độ tin cậy trong bảo hiểm cho ít nhất là tuyệt đại đa số. Cách thứ 2 cũng đang rất nhiều nước hiện nay tuyên bố rất rõ ràng, không phải chỉ trong tình huống khó khăn, khủng hoảng mà ngay trong điều kiện bình thường thì về nguyên tắc là bảo hiểm 100% tiền gửi.

Trên thực tế, chúng ta đều biết trong cuộc khủng hoảng vừa qua, nguyên tắc để các nước đảm bảo lòng tin trên thị trường tài chính là đều bảo hiểm 100%. Còn ở VN, tôi cũng bật mí thật, như ông Cao Sỹ Kiêm đã nói, trên thực tế VN cho đến nay xử lý các vụ việc này thì việc BHTG cũng gần như 100%, chứ không phải con số theo luật như trên.

- MC Lê Khánh Duy: Độc giả Nguyễn Minh ở Đà Nẵng hỏi tại sao chúng ta không bảo hiểm tiền gửi 100%? Nhưng như anh Thành nói thì thực chất là đã bảo hiểm như vậy rồi?

Võ Chí Thành: Ở đây có câu chuyện về lý luận và thực tiễn. Vấn đề lý luận thì ngay từ quá trình thành lập BHTG VN đã có rất nhiều tranh cãi. Chúng ta đều biết là, trong ngân hàng phải đảm bảo ổn định. Trong hệ thống ngân hàng, nếu 1 ngân hàng nào làm liều cũng có thể gây rủi do hệ thống. Việc bảo hiểm này 1 mặt rất tốt và tạo lòng tin cho thị trường và tạo lợi ích cho người gửi tiền. Nhưng mặt khác trong 1 chừng mực nhất định, nó cũng có thể gây ra cái gọi là rủi do đạo đức. Tức là một số ngân hàng có thể dùng tiền huy động để làm nhữung hoạt động kinh doanh, cho vay không đảm bảo rủi do. Họ làm liều vì họ biết rằng dù làm liều thì cuối cùng cũng được bảo vệ.

Ở đây có 2 câu chuyện, 1 mặt thì bảo vệ người gửi tiền, nhưng mặt khác là làm sao giảm thiểu được rủi do đạo đức. Câu chuyện ở đây không chỉ ở BHTG, nó gắn liền với nhiều câu chuyện khác như ổn định kinh tế vĩ mô, giám sát hệ thống tài chính… . Như vậy để đảm bảo ko lợi dụng để làm liều= > là câu chuyện lớn hơn chứ ko phải chio bảo vệ người gửi tiền

- MC Lê Khánh Duy: Tôi nhận thấy trong thời gian gần đây hoạt động ngân hàng cũng khá ổn định, vậy thì cần gì bảo hiểm tiền gửi? Người gửi tiền đã được nhà nước bảo lãnh vậy đâu cần phải có luật quy định?

- TS Đinh Xuân Thảo: Bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng là việc quan trọng hơn, là vấn đề lớn hơn, BHTG cũng là một cái “neo” an toàn cho tài chính, khi rủi ro trong tiền gửi cũng có một khoản trích riêng đảm bảo cho nền kinh tế đã có những yếu tố điều kiện không thiệt cho dân và ngân hàng thương mại.

Có 3 vai trò quan trọng nhất:

Bảo vệ người gửi tiền bảo đảm ổn định lòng tin vào hệ thống tài chính khi xảy ra khủng hoảng, điều này thể hiện rất rõ ở các nước có hệ thống BHTG hoạt động hiệu quả.

BHTG với tư cách là 1 thiết chế tài chính có chức năng góp phần giám sát ngân hàng, càng độc lập thì tổ chức này càng giám sát hoạt động của ngân hàng hiệu quả hơn.

- MC: Cũng có nhiều người hỏi, nếu người tiêu dùng chưa cảm thấy hòan tòan an tâm khi gửi tiền vào ngân hàng, khi có tiền thì họ lại mua đô, mua vàng hoặc một hình thức đầu tư nào khác. Các ông đánh giá thế nào về nhận định này và có người hỏi thẳng là đầu tư như thế nào? Nếu tăng vai trò của BHTG lên thì tâm lý đó liệu có giải quyết được phần nào không?

-TS.Cao Sỹ Kiêm: Tạo niềm tin cho khách hàng có nhiều yếu tố chứ không phải chỉ BHTG. Người ta có tiền thì người ta phải chọn thôi, đưa vào chỗ có lợi nhất thì người ta đưa và đảm bảo an toàn. Nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, cơ quan dịch vụ là tạo ra độ an toàn, minh bạch đúng nguyên tắc nguyên lý để người ta chọn và làm.

Còn nếu chúng ta chỉ đưa 1 biện pháp để đảm bảo an toàn thì chắc chắn không đảm bảo an tòan được, chỉ là một phần tác động thôi. BHTG để giúp cho người dân an tâm thì có 2 lẽ, 1 là chúng ta cố gắng giữ cho giá trị đồng tiền ổn định thì người ta không chuyển sang vàng, sang chứng khóan hay bất động sản… Thứ 2 là chúng ta phải nâng trách nhiệm quản lý, trách nhiệm phục vụ dịch vụ của các ngân hàng, hệ thống bảo hiểm.

Ví dụ họ gửi vào, khi có sự cố chúng ta thanh tóan sòng phẳng, đầy đủ, dễ dàng thì sẽ tạo cho họ lòng tin. Họ sẽ có sự điều chỉnh các hành vi của họ trong việc sử dụng các hành vi tài chính, chứ còn theo tôi thì kinh thế thị trường chúng ta không nên áp đặt, bắt người dân nào theo chúng ta hòan toàn.

Mô tả ảnh.
TS. Võ Trí Thành

- MC Lê Khánh Duy: Thưa ông Cao Sĩ Kiêm ông từng có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng , ông có thể chia sẽ những kinh nghiệm, những kỷ niệm đáng nhớ trong thời gian ông còn làm tại ngân hàng?

- Ông Cao Sỹ Kiêm: Khi chúng ta bắt đầu bước vào kinh tế thị trường, không có BHTG, không có trích rủi ro. Lúc đó ngân hàng có vấn đề thì chỉ có chịu trận. Sự đổ vỡ hàng loạt của các HTX năm 1990, chúng ta mất gần 4 năm để giải quyết các vấn đề sau đó vì không có quy định đảm bảo an toàn cho các hoạt động này, dân đòi mà ngân hàng không trả nổi, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình mitting rất quyết liệt. Đây là bài học cay đắng khi chúng ta chưa có một hệ thống BHTG.

Hiện nay chúng ta có 2 neo an toàn cho thị trường tài chính nên nếu có rủi ro xảy ra mọi chuyện sẽ không quá khó khăn khi giải quyết như trước đây nữa.

- Ông Võ Trí Thành: Tôi vẫn còn nhớ rất rõ các cảnh biểu tình trước cửa Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội khi hệ thống HTX tài chính đổ vỡ. Sau này tôi được biết còn nhiều vụ việc khác, ở một số tỉnh thành hay như vụ của ACB.

-MC Lê Khánh Duy: Xin hỏi thêm ông Võ Trí Thành, ông là người nghiên cứu về kinh tế quốc tế vừa rồi Anh - Mỹ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 thì sự sụp đổ của ngân hàng ở Anh là rất lớn còn ở Mỹ thì có nhiều ngân hàng sụp đổ nhưng khủng hoảng dây chuyền không nặng nề như ở Anh?

- TS. Võ Trí Thành: Bức tranh Anh - Mỹ là bức tranh rất tương phản về cách ra quyết định và bảo vệ quyết định và NTD. Năm ngoái tại Mỹ hơn 200 ngân hàng sụp đổ, từ đầu năm đến này có hơn 70 NH nữa, và nước Mỹ đã giải quyết êm thấm do cách xử lý BHTG mỗi nơi mỗi khác.

Ở Mỹ là giải quyết vào thứ 7, chủ nhật để người dân không cảm thấy sốc, mua lại và chuyển giao cho bên thứ 3 theo nguyên tắc tối thiếu hóa số tiền Nhà nước phải bỏ ra. Cơ quan BHTG của Mỹ đã thực hiện khá hiệu quả.

- MC Lê Khánh Duy: Chúng ta có thể thấy vai trò của BHTG rất rõ ràng rõ ràng và bây giờ chúng tôi đi sâu mô hình phát triển của BHTG nên như thế nào như câu hỏi của độc giả ở Giang Văn Minh là mô hình BHTG có giúp cho việc quản lý các tổ chức tài chính được minh bạch hơn so với thực tế hiện nay hay không? Để việc quản lý các tổ chức tài chính được minh bạch hơn thì tổ chức BHTG cần có các chức năng gì?

- TS. Võ Trí Thành: BHTG nói là thiếu kinh nghiệm là không đúng, những tranh luận về tác dụng, những nguy cơ rủi ro đạo đức vẫn còn, nhìn nhận BHTG tương đối rõ. Thứ nhất bảo vệ NTD sử dụng dịch vụ tài chính, thứ hai giữ vai trò cùng với các cơ quan khác với những thế mạnh riêng của BHTG góp phần vào ổn định hệ thống tài chính và phát triển hệ thống tài chính một cách lành mạnh tạo ra lòng tin trên thị trường tài chính. Thứ 3 BHTG giữ vai trò quan trọng trong xử lý các trạng thái khó khăn trong khủng hoảng đổ vỡ của các định chế tài chính.

- TS. Cao Sĩ Kiêm: Trên cơ sở đã làm bước đầu chúng ta cần tổng kết những gì đã đạt được và những gì còn thiếu sót so với những yêu cầu đã cam kết với các tổ chức thế giới và xu thế hội nhập chung. Kinh nghiệm các nước đã làm cũng đã có rồi, căn cứ vào thực tế đất nước chúng ta sẽ xây dựng một mô hình phù hợp để làm được điều đó cần nhanh chóng xây dựng Luật BHTG để có thể phối hợp với các cơ quan ban ngành khác. Có được như thế thì BHTG mới phát huy được nhanh chóng các ưu thế, vị trí của nó đồng thời đóng góp xứng đáng cho hệ thống tài chính.

- TS. Đinh Xuân Thảo: Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của hai ông, mô hình này chúng ta phải tính toán cẩn thận, chúng ta có thể tham khảo của nước ngoài như mô hình BHTG nằm trong ngân hàng nhà nước như tại Anh hoặc mô hình của Mỹ, BHTG độc lập với ngân hàng và một số nước ở Đông Nam Á như Malaixia, Singapore, Hàn Quốc.. Về cá nhân tôi thì tiền gửi của người dân và tổ chức tín dụng, chính người giữ tiền cho người dân phải lo bảo hiểm, vừa đảm bảo an toàn cho người dân và người gửi cần một tổ chức có tính độc lập tương đối cao hơn hiện nay để đạt hiệu quả cao.

- TS. Cao Sĩ Kiêm: Qua một thời gian tranh luận luật ngân hàng nhà nước chỉ làm quản lý nhà nước những liên quan đến hoạt động tài chính tiền tệ, có nghĩa rằng phạm vị hoạt động của bảo hiểm sẽ nhiều hơn, độc lập hơn trong thời gian sắp tới.

- MC Lê Khánh Duy: Rất nhiều độc giả hỏi rằng liệu có dẫn đến chồng chéo giữa BHTG với các ngân hàng nhà nước và Bộ tài chính khi mà cùng tham gia vào việc kiểm soát và xử lý?

- TS. Cao Sĩ Kiêm: Sự xung đột chắc chắn là không có hoặc là chỉ ở mức độ vì chính đưa 1 trong 3 nội dung của BHTG là thông qua BHTG người ta đảm bảo yếu tố an toàn còn các kênh khác để kiểm soát khống chế cho thấy mỗi bên có lĩnh vực đã được chia sẵn và phân công. BHTG không bao trùm lên các hoạt động của các đơn vị tài chính khác hoặc là các đơn vị khác đã làm thì BHTG không cần làm nữa.

-TS.Võ Trí Thành: Có thể nói ngắn gọn BHTG và các cơ quan giám sát tài chính khác là những cơ quan bổ sung cho nhau chứ không hoàn toàn loại trừ lẫn nhau. Với sự rủi ro của hệ thống tài chính bắt nguồn từ thông tin bất đối xứng thì sự chia sẻ thông tin và phối hợp giữa các cơ quan có thể góp phần ổn định tài chính.

-TS. Cao Sĩ Kiêm: Hệ thống giám sát của chúng ta cũng khác với các nước hiện nay đang có những vấn đề rất chú ý. Trên thế giới hệ thống giám sát một là tập trung thuộc một chỗ quản lý, hai là phân tán thì tại Việt Nam lại vừa phân tán vừa tập trung vẫn giữ thanh tra ngân hàng, thanh tra tài chính, thanh tra chứng khoán thì lại vẫn có uỷ ban giám sát tài chính quốc gia nếu không cẩn thận vẫn rất đến chồng chéo. Cho nên trong chỉ đạo của chính phủ cần làm rõ chức năng quyền hạn, nội dung hoạt động cụ thể của các cơ quan để có sự rõ ràng,tránh sự chồng chéo hay không bên nào đứng ra chịu trách nhiệm.

Hệ thống BHTG nên thuộc Ngân hàng Trung ương hay độc lập?

- MC. Lê Khánh Duy: Cũng có ý kiến cho rằng ở Anh hệ thống BHTG kém hiệu quả do thuộc mô hình Ngân hàng Trung ương, còn tại Mỹ hệ thống BHTG hoạt động hiệu quả là do mô hình độc lập với hệ thống ngân hàng. Vậy theo ông Võ Trí Thành, ông nghĩ sao về vấn đề này?

- TS Võ Trí Thành: Từ một tình huống cụ thể khó đưa ra kết luận nhưng để bảo vệ người dân góp phần bảo vệ lòng tin thì cần phải có sự minh bạch rõ ràng. Nếu có lợi thế của BHTG độc lập thì cách xử lý sẽ nhanh gọn hơn, khi cơ sở pháp lý quy định rõ ràng, nguồn vốn được cung cấp cũng nhanh gọn và chặt chẽ hơn, trong trường hợp nhất định.

Trong 5,7 năm tới với đặc thù của Việt Nam trong quá trình cải thiện cải tiến các luật lệ đã có đối với hệ thống tài chính, chúng ta cần đi từ cục bộ để giải quyết tổng thể do nguồn lực của chúng ta không đủ. Chúng ta cần các luật bộ phận cụ thể tương tác với nhau để giải quyết vấn đề tổng thể.

Mô tả ảnh.

- TS Cao Sỹ Kiêm: Qua 2 mô hình thực tế của hai nước cho thấy tại Việt Nam cái gì quy định rõ trách nhiệm giải quyết thì mọi việc rõ ràng đơn giản đơn. Thực tế của Anh – Mỹ đã chứng minh và đây là cơ sở để chúng ta xây dựng luật BHTG sau này, tạo điều kiện của BHTG phát huy chức năng quyền hạn.

- MC. Lê Khánh Duy: Thưa ông Đinh Xuân Thảo, ông thấy hệ thống BHTG hoạt động độc lập hay phụ thuộc vào Ngân hang TW thì tốt hơn?

- TS Đinh Xuân Thảo: Cũng như các ý kiến trên, do nhu cầu thực tế thì dự án luật BHTG sẽ được đưa ra trình QH thông qua, khẳng định tính khách quan độc lập của nó so với ngân hàng và các tổ chức tài chính.

-MC Lê Khánh Duy: Có một số câu hỏi độc giả đưa ra có hỏi các ông kỳ vọng gì về BHTG tại VN?Để đảm bảo tiền gửi của người dân thực sự an toàn?

-TS. Cao Sỹ Kiêm: Chúng ta thấy sự ra đời và hoạt động của mô hình này làm góp phần đảm bảo an toàn hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam, củng cố niềm tin của người dân và hợp với xu thế và thông lệ quốc tế. Kỳ vọng sắp tới là chúng ta đã có lụât bảo vệ người tiêu dùng trong đó có sử dụng dịch vụ tài chính BHTG thì chúng ta cần tiếp cận tốt hơn, hoàn chỉnh tốt hơn theo quy định quốc tế và giải quyết những vấn đề nổi lên của Việt Nam kể cả quyền lợi người dân và các tổ chức tài chính. Đây là mục tiêu và cũng là kỳ vọng cần phải có, cần phải hướng tới của hệ thống BHTG.

TS. Võ Trí Thành: Tôi có 3 kỳ vọng trong đó kỳ vọng thứ nhất là chúng ta có khuôn khổ pháp lý phù hợp trong đó BHTG có vị trí, vai trò cần có để thực hiện các chức năng của nó. Thứ hai BHTG cần phải hoàn thiện nâng cao năng lực của mình, và thứ 3 BHTG sinh ra không phải vị BHTG mà sinh ra để người dân và xã hội hiểu biết hơn về BHTG để qua đó lòng tin của người dân vào sự phát triển, ổn đinh của hệ thống tài chính Việt Nam được nâng cao

Ông Đinh Xuân Thảo: Tôi kỳ vọng hệ thống tài chính tiền tệ ổn định phát triển hai là đảm bảo an sinh xã hội, lợi ích của người dân và nhà nước sớm có hệ thống pháp luật ổn định đồng bộ.

  • VietNamNet

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,