221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1270411
Cục trưởng nghỉ việc đóng phim có vi phạm luật?
1
Article
null
Cục trưởng nghỉ việc đóng phim có vi phạm luật?
,

- Cục trưởng Cục quản lý giá, Bộ Tài chính, ông Nguyễn Tiến Thỏa đi đóng phim khiến dư luận bán tin bán nghi.


TIN LIÊN QUAN

Ngày 29/3, luật sư Nguyễn Hoàng Hải, Trưởng Văn phòng luật sư Ng. Hoàng Hải và công sự và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Hải, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã trao đổi với VietNamNet về câu chuyện này.

PV: Thưa ông, việc một quan chức ở cấp lãnh đạo như ông Nguyễn Tiến Thỏa, xin nghỉ việc, đi đóng phim có phù hợp với qui định của Luật cán bộ công chức nhà nước hay không?

LS Nguyễn Hoàng Hải: Đánh giá việc một quan chức nhà nước đi đóng phim, ở góc độ tâm lý xã

Mô tả ảnh.
Luật sư Nguyễn Hoàng Hải (ảnh: P.H)
hội, người dân sẽ có cảm giác là không phù hợp. Nhưng về luật pháp thì việc đó không có gì sai trái.

Vì thế, theo Luật Cán bộ công chức, việc ông Nguyễn Tiến Thỏa xin nghỉ phép, để tham gia đóng phim là không có vi phạm gì.

Mặc dù, ông ấy là công chức nhưng nếu ông ấy đã xin nghỉ phép, và được cấp trên và tổ chức cơ quan đồng ý thì việc tham gia đóng phim trong thời gian nghỉ phép, đó là sẽ việc cá nhân của ông ấy. Lúc này, pháp luật nhìn nhận ông Thỏa không phải là đi làm công vụ nữa.

Luật sư Phạm Hồng Hải: Luật Cán bộ công chức không hề cấm công chức đi đóng phim. Nếu ông Thỏa không bỏ bê công việc, vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ và được Bộ Tài chính cho phép, thì ông ấy đóng phim là việc hoàn toàn có thể làm.

PV: Thưa ông, nhưng nếu vì tham gia đóng phim, mà lơ là công việc, nhiệm vụ quản lý giá thì cần nhìn nhận như thế nào?

LS Nguyễn Hoàng Hải: Tất nhiên nếu ông Thỏa không hoàn thành xong nhiệm vụ, công việc được giao, và nhất là, Bộ Tài chính không cho phép, mà ông Thỏa cố tình nghỉ và đi đóng phim, sẽ là sai. Tôi thấy, ở đây, điều quan trọng nhất là việc nghỉ phép, đóng phim được Bộ trưởng Bộ Tài chính đồng ý.

Luật chỉ cấm công chức vi phạm về mặt đạo đức, trách nhiệm. Ví dụ như không được hống hách, không được lộ bí mật cơ quan, thậm chí, không được tham gia sản xuất kinh doanh… Chứ, Luật này không cấm công chức làm việc bên ngoài, tham gia điện ảnh trong thời gian nghỉ phép.

Mô tả ảnh.
Luật sư Phạm Hồng Hải, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam (ảnh: PV)
LS Phạm Hồng Hải:
Vấn đề là, nếu công việc tham gia bên ngoài không phải là việc hàng ngày, như là làm trong dây chuyền sản xuất, nghỉ một người là ảnh hưởng toàn bộ dây chuyền. Quan điểm của tôi là, làm gì cũng phải được sự đồng ý của lãnh đạo cấp trên.

PV: Tuy nhiên, ở Việt Nam, trường hợp bước chân trái sang nghề diễn viên khi là cán bộ công chức cấp cao như ông Thỏa là hiếm. Ông nghĩ sao khi việc này gây tâm lý không tốt cho dư luận?

LS Phạm Hồng Hải: Tôi thấy là, việc này cũng từng có .. tiền lệ rồi. Ví dụ, nhân vật Ngô Đình Diệm trong phim Ván bài lật ngửa chính là do ông Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận 4 TP. HCM đóng.

Ngay như tôi, là một luật sư, một Phó giáo sư, Tiến sĩ nhưng vẫn tham gia đóng phim truyện và thậm chí là phim quảng cáo.

Bộ phim gần đây nhất, là phim "Lập trình trái tim", một bộ phim truyền hình dài tập khá quen thuộc với nhiều người rồi. Tôi chính là người đóng vai bố của nhân vật Lâm. Bộ phim đầu tiên tôi tham gia là "Ảo ảnh miền đất hứa", tôi vào vai một nhà thơ đi tu nghiệp ở Nga về, phải lăn lộn kiếm sống… Hay gần đây, tôi cũng nhận được lời mời tham gia phim "Đi qua bóng tôi", nhưng tôi bận, ngày quay lại cận quá nên không tham gia.

PV: Cá nhân ông đánh giá gì về câu chuyện tưởng như đùa này?

Mô tả ảnh.
PGS. TS Phạm Hoàng Hải (bên trái) trong vai ông bố của Hoàng Lâm, trong phim Lập trình trái tim

LS Phạm Hồng Hải: Tôi cho rằng, ông Thỏa đi đóng phim đâu phải vì tiền, hay vì thích. Bởi vì, việc này hoàn toàn do đạo diễn, người ta chỉ mời người nào thật hợp với vai diễn. Chứ việc này, không phải ai thích cũng làm được, đâu phải ai muốn đóng phim là làm được đâu.

Nhất là đóng lãnh tụ, tìm người rất khó. Ví dụ như vai diễn Lê Nin, có Mạnh Linh, vai Nguyễn Ái Quốc có diễn viên Tiến Hợi, sau này là Tiến Mộc…

LS Nguyễn Hoàng Hải: Đạo diễn mời ông Thỏa đóng phim là có lý do cả. Trước hết là vì ông ấy có nét giống với Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng, nhân vật mà ông Thỏa sẽ đảm nhiệm. Vì ông ấy làm lãnh đạo, cho nên, vào vai nhân vật lãnh tụ của đất nước lại khá phù hợp với ông Thỏa. Hơn nữa, đạo diễn chọn người diễn viên cho nhân vật của mình, là sẽ căn cứ vào hình dáng, tính cách bên ngoài… chứ, họ không quan tâm ông ấy là người thường hay quan chức.

Tôi nghĩ, dư luận hơi khắt khe với ông Thỏa. Nếu ông ấy vào vai tốt, thể hiện hình ảnh Phó chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng tốt, cho một bộ phim về cách mạng Việt Nam, đó là điều tích cực.

  • Phạm Huyền (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,