221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1260627
Hiệp hội Thép “tố” Vinashin “thùng rỗng kêu to”
1
Article
null
Hiệp hội Thép “tố” Vinashin “thùng rỗng kêu to”
,

 - Cho rằng, Vinashin làm thép không hiệu quả nên Hiệp hội Thép Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ cho thanh tra toàn diện việc đầu tư các dự án thép của Tập đoàn này. 
Văn bản kiến nghị này được gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ KH-ĐT và Bộ GTVT hôm 11/1. 

Những dự án “đầu voi đuôi chuột”
Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, quan sát nhiều năm qua, Vinashin đầu tư sang khá nhiều dự án thép, lúc xin giấy phép dự án thì công bố “hoành tráng” nhưng triển khai thì … lại không thấy hiệu quả. 

 

Mô tả ảnh.
Vinashin kêu thiếu thép cho đóng tàu (ảnh: theo Kimcokynhan)


Mở đầu cho văn bản phản đối này, Hiệp hội Thép thẳng thắn: “Vinashin chuyên trách về đóng tàu, trong khi đó, sản xuất thép đóng tàu không thuộc lĩnh vực chuyên sâu nên nhiều dự án về thép của Vinashin không mang lại hiệu quả mong muốn.”

Dẫn chứng cho nhận định trên, Hiệp hội Thép đã điểm lại danh sách các dự án thép yếu kém của Vinashin trong 8 năm gần đây. 

Cụ thể như, dự án nhà máy thép liên hợp sản xuất phôi thép tại Yên Bái, công suất 200.000 tấn/năm. Nhà máy này tuy đã được làm lễ động thổ từ năm 2007, nhưng cho đến nay, sau 3 năm nhà máy này vẫn chưa đi vào hoạt động như kế hoạch đề ra.

Trong năm 2006, Vinashin cũng đã ký bản ghi nhớ với Công ty thép Posco xây dựng nhà máy thép liên hợp qui mô công suất 4,5 triệu tấn/năm tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Nhưng sau đó, đến năm 2008, Vinashin tuyên bố rút khỏi dự án trên mà không nêu rõ lý do. Về sau, Posco không được Chính phủ chấp nhận xây dựng tại Khánh Hòa nên dự án đã bị xóa bỏ. 

Cũng trong năm 2008, Vinashin cùng tập đoàn Lion Group của Malaysia cũng đã hợp tác xây dựng nhà máy 8 triệu tấn/năm, tại tỉnh Ninh Thuận.  Tháng 11/2007, hai bên đã làm lễ động thổ, song cho đến nay, dự án trên vẫn không triển khai được và lý do không được thông báo rõ ràng.
 
Hiệp hội Thép cũng nêu rõ, thời gian qua, Vinashin còn đầu tư vào các dự án Vinashin – Vinakansai, Vinashin Cửu Long sản xuất thép xây dựng cũng không mang lại kết quả, kể cả nhà máy cán tấm nóng 300.000 tấn/năm, dựa trên dây chuyền cũ ở Hải Phong cũng chỉ sản xuất mang tính chất tượng trưng, không thể sản xuất liên tục. 

Ngòai ra, dự án thép Liên hợp Vinashin – Lion Group, Chính phủ cũng đã  cấp giấy phép đầu tư cho 2 nhà máy thép liên hợp với công suất khoảng 20 triệu tấn/năm, trong đó, cũng có sản  phẩm chính là thép cán nóng, cùng loại với dự án đang xin mở rộng. 

Không thể tùy tiện đầu tư bằng tiền của Nhà nước

Hôm 5/1/2010, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 35/VPCP-KTN đề nghị Hiệp hội thép Việt Nam và các Bộ cho ý kiến về việc nâng công suất dự án Nhà máy cán nóng thép tấm từ 350.000tấn/năm lên 1 triệu tấn/năm (tại Khu công nghiệp Cái Lân, Quảng Ninh) do Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) làm chủ đầu tư.

Hiệp hội Thép Việt Nam đã phản đối việc mở rộng dự án này. 

Nhân câu chuyện dự án trên, hiệp hội đã đưa ra kiến nghị thanh tra như vậy.
Với dự án Nhà máy cán nóng thép tấm tại Quảng Ninh, ông Cường cho biết, dự án này đã được Vinashin có quyết định đầu tư vào năm 2002. 

Thông thường, với qui mô chỉ có 350.000tấn/năm, là nhà đầu tư chuyên nghiệp thì chỉ cần 2 năm là hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành.

Song đến nay, sau 8 năm xây dựng, nhà máy vẫn chưa có gì. 

Đây là dự án nằm trong Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015 của Chính phủ. 

"Thế mà đến nay, ông Vinashin lại muốn nâng công suất lên tận 1 triệu tấn/năm. Muốn thế, phải tồn cả tỷ USD để làm. em xét các dự án khác thì tôi thực sự thất vọng và không còn tin tưởng vào năng lực làm thép của Tập đoàn này. Kiểu đầu tư này là thùng rỗng kêu to," Cường chia sẻ,


Theo công văn của UBND tỉnh Quảng Ninh gửi Văn phòng Chính phủ về nâng công suất dự án này hôm 9/12/2009, việc điều chỉnh nâng công suất lên 1 triệu tấn/năm không cần mở rộng diện tích nhà xưởng, không phải thay đổi máy móc thiết bị đã đầu tư.

Lý do là vì toàn bộ máy móc thiết bị giai đoạn 1 đã được tính toán làm việc đạt công suất 1 triệu tấn/năm. Do đó, chỉ cần bổ sung thêm lò nung số 2, sàn nguội số 2 và thiết bị làm nguội cường hóa đê sản xuất thép cường độ cao. 

Hiệp hội thép cho rằng, nếu công văn của UBND tỉnh Quảng Ninh là đúng, nghĩa là dự án được phê duyệt chỉ có qui mô 350.000tấn/năm nhưng thực tế lại đầu tư tính toán để tới 1 triệu tấn/năm thì chứng tỏ, luận chứng kinh tế kỹ thuật khi xây dựng dự án là sơ sài. Do đó, phải làm lại luận chứng dự án này, phải lập Hội đồng kỹ thuật để phê duyệt dự án.

Dự án này dự kiến có vốn đầu tư là 2.935 tỉ đồng. “Vì Vinashin là Tập đòan Nhà nước, tiền đầu tư là của Nhà nước nên không thể đầu tư tùy tiện”, văn bản của Hiệp hội nhấn mạnh. 

Trên cơ sở này, Hiệp hội Thép Việt Nam kết luận rằng, Vinashin “bước chân” sang ngành thép như vậy, có nhiều vấn đề cần phải làm rõ về hiệu quả đầu tư của một Tập đoàn  Nhà nuớc. Do đó, thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo thanh tra toàn diện việc đầu tư của Vinashin sang thép, trước khi bàn việc mở rộng qui mô dự án trên. 

Tháng 12/2009, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi  Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương xin chấp thuận việc mở rộng dự án cán nóng thép tấm của Vinashin.

Lý do là năm 2010 trở đi, nhu cầu sử dụng thép tấm trong ngành đóng tàu tăng cao. Đến năm 2011, tổng nhu cầu thép tấm để đóng mới và sửa chữa tàu của các nhà máy đóng tàu ở Việt Nam khoảng 2 triệu tấn/năm. 

Sản lượng thép tấm tại Việt Nam mới ở mức 1 triệu tấn/năm, trong đó chưa có thép tấm cán nóng khổ rộng 3.000mm dành cho công nghiệp đóng tàu, nên không đủ đáp ứng cho các đơn vị đóng tàu của Vinashin.

Năm 2009, Vinashin phải nhập gần 500.000 tấn thép cho đóng tàu. Do đó, việc nâng công suát dự án là cần thiết để thực hiện nội địa hoá ngành này. 

Ngày 16/1, sau khi Hiệp hội thép gửi văn bản phản đối trên thì dự án này mới chính thức đi vào hoạt động.

  • Phạm Huyền

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,