221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1179948
Kiểm toán Vietnam Airlines và SCIC
1
Article
null
Kiểm toán Vietnam Airlines và SCIC
,

 - Ông Vương Đình Huệ - Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN), thông báo, cơ quan này đang tiến hành kiểm toán TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Dự kiến, tháng 7/2009 sẽ tiến hành kiểm toán TCty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Kiểm toán 28 tập đoàn, tổng công ty

Ngày 24/3, công bố kế hoạch kiểm toán năm nay, ông Vương Đình Huệ cho biết KTNN sẽ tập trung vào kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty liên quan đến khối dịch vụ. Trong đó, quan trọng nhất là lần đầu tiên kiểm toán việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước tại SCIC.

Riêng Vietnam Airlines, KTNN sẽ chú trọng đến kiểm toán việc chi tiền mua sắm máy bay, thiết bị hàng không, xăng dầu... bởi mấy năm nay, KTNN chưa thực hiện công tác này.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi họp báo công bố kế hoạch kiểm toán năm 2009 của Kiểm toán Nhà nước ngày 24/3 (ảnh Đỗ Công).

Ngoài ra, KTNN sẽ triển khai kiểm toán các Tổng công ty: Cà phê, Lương thực miền Nam; Hóa chất; Lâm nghiệp; Cảng hàng không miền Trung và Cảng hàng không miền Nam (Bộ GTVT), Vận tải Hà Nội, Du lịch Sài Gòn... và các ngân hàng: Phát triển, Ngoại thương; Công thương; Chính sách Xã hội và Phát triển Nhà ĐBSCL.

Tổng cộng, có 28 tập đoàn, tổng công ty... mà KTNN sẽ tiến hành kiểm toán trong năm nay. Riêng Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro, KTNN đã phối hợp với Cơ quan Kiểm toán Liên bang Nga thực hiện xong và cùng ký báo cáo kết quả chung.

Điểm đáng lưu ý, KTNN sẽ tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính năm 2008 của Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel).

Ông Huệ nói rằng, năm 2009, KTNN cũng chú trọng kiểm toán các vấn đề liên quan đến chính sách tài khoá, tiền tệ, đặc biệt là 8 nhóm giải pháp chống lạm phát Chính phủ thực hiện năm 2008. Ngoài ra, việc quản lý và sử dụng vốn, chấp hành luật, thủ tục của các chương trình trọng điểm, mục tiêu quốc gia cũng được chú ý.

TIN LIÊN QUAN
Trong kế hoạch kiểm toán năm nay, KTNN sẽ kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2008 tại 37 tỉnh, thành, trong đó có một số tỉnh có quy mô thu - chi ngân sách lớn như TP.HCM, Bình Dương, Thanh Hoá, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hải Phòng...

20 Bộ và cơ quan TƯ, tập trung vào một số bộ, ngành có quy mô ngân sách lớn như GD-ĐT, Công Thương, NN-PTNT, Bộ Nội vụ...

Đồng thời, thực hiện kiểm toán 5 chuyên đề, cụ thể: Đề án bồi thường, di dân, tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La; Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người cai nghiện trên địa bàn TP.HCM; Quản lý và sử dụng Quỹ dự trữ Quốc gia; Cấp bù lỗ tại các đầu mối nhập khẩu xăng dầu giai đoạn 2006-2008 và Quản lý sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2006-2008.

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu: vẫn chưa triệt để

Thống kê từ Kiểm toán Nhà nước cho biết, năm 2008, KTNN đã chuyển 1 vụ hồ sơ cho cơ quan điều tra; 5 vụ việc cho thanh tra các Bộ, ngành; sao gửi hồ sơ, tài liệu 12 vụ việc cho các cơ quan công an, thanh tra, kiểm tra.

Cũng trong năm ngoái, KTNN đã xử lý tài chính 13.565 tỷ đồng, trong đó kiến nghị tăng thu cho Ngân sách Nhà nước và tăng thu khác hơn 4.000 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách một khoản hơn 2.470 tỷ đồng và xử lý tài chính khác 7.092 tỷ đồng.

Về tài sản, đã có 167 xe ôtô, 159 xe máy, 1 tàu công tác và 753ha đất được thu hồi lại cho Nhà nước.

Về việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan có sai phạm mà KTNN kiến nghị, ông Vương Đình Huệ thừa nhận, đến nay vẫn chưa có trường hợp nào cụ thể.

Theo ông Huệ, mặc dù KTNN có thẩm quyền yêu cầu các bộ, ngành địa phương báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện kết quả kiến nghị xử lý kiểm toán song song với việc đích thân KTNN kiểm tra bằng cách chọn mẫu (trên quy mô tương đối lớn) về việc này, song, hầu hết trong văn bản trả lời, các bộ, ngành địa phương đều cho biết "đã và đang xử lý", chứ không có kết quả xử lý cụ thể cá nhân người đứng đầu có sai phạm.

Ông Huệ nhận xét, vấn đề là hiện nay quy chế quy định trách nhiệm cá nhân ở nước ta chưa đầy đủ. Hơn nữa, chỉ một mình KTNN làm là chưa đủ bởi cơ quan này chỉ có nhiệm vụ phát hiện vấn đề, phát hiện sai phạm, còn kết luận rõ ràng về trách nhiệm từng cá nhân thì phải có sự tham gia của cơ quan điều tra, thanh tra.

Việc quy định trách nhiệm về kinh tế đối với lãnh đạo bộ, ngành địa phương trong một nhiệm kỳ cũng là vấn đề mới, chỉ được đề cập đến trong Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, đang được soạn thảo. Hiện mới có Trung Quốc triển khai việc này, nhưng vẫn là thử nghiệm và sắp tới mới đưa vào luật.

  • Hà Yên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,